Nghiên cứu đa dạng sinh học của các chân đốt y học tại một số khu Bảo tồn thiên nhiên và vườn Quốc gia đại diện của Việt Nam

Nghiên cứu đa dạng sinh học của các chân đốt y học tại một số khu Bảo tồn thiên nhiên và vườn Quốc gia đại diện của Việt Nam

Đề tài cấp Bộ :Nghiên cứu đa dạng sinh học của các chân đốt y học tại một số khu Bảo tồn thiên nhiên và vườn Quốc gia đại diện của Việt Nam.Tính đa dạng sinh học của một quốc gia bao gồm các sinh cảnh tự nhiên, các quần xã sinh vật và các loài được bảo vệí23].
Đa dạng sinh học “là sự phồn thịnh của sự sống trên Trái đất, là hàng triệu loài thực vật, động vật và vi sinh, là những gen chứa đựng trong các loài và là những hệ sinh thái vô cùng phức tạp cùng tồn tại trong môi trường” (Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới – WWF, 1989). Hay nói cách khác, đa dạng sinh học bao gổm đa dạng về loài (số loài trong một hệ sinh thái), đa dạng di truyền (sự khác biệt về gen giữa các loài, giữa các quần thể và giữa các cá thể trong một quần thể) và đa dạng về quần xã (các dạng sinh sống và các quá trình của hệ sinh thái trong một vùng)051.

Cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990, Viột Nam đã ký nhiều công ước quốc tế, bao gổm Công ước Di sản Thế giới (năm 1987), Công ước Đa dạng sinh học (năm 1994). Tháng 12 năm 1995 Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt “Kếhoạch hành động Đa dạng sinh học của Việt Nam ” để đưa ra kế hoạch hành động cụ thể nhằm bảo tồn tính đa dạng sinh học của quốc gia[31.
Từ năm 1993 đến nay, được sự tài trợ về tài chính của Nhà nước Việt Nam và của các tổ chức quốc tế, nhiều cuộc Hội thảo và công trình nghiên cứu về đa dạng sinh học đã được triển khai thực hiện. Kết quả đã được báo cáo trong các Hội nghị Quốc gia và Quốc tế và được đăng trong nhiều loại tạp chí, trong đó có Tuyển tập “Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sôhg” xuất bản hàng năm. Trong giai đoạn 1999-2005, đã có khoảng 50 bài báo công bố về đa dạng sinh học ở các Vườn Quốc gia và khu Bảo tồn Thiên nhiên, nhưng về chân đốt y học chỉ có 5 bài.
Các Vườn Quốc gia và khu Bảo tồn Thiên nhiên là những khu rừng già, rừng nguyên sinh, được bảo vệ nghiêm ngặt nên khu hệ động, thực vật phong phú, độ che phủ cao (trên 90%) và vì thế nên độ ẩm trong đất cao (khoảng 80%). Đó là những
điều kiện thuận lợi cho chân đốt y học phát triển.
4
Nhiều nhóm chân đốt y học ở các Vườn Quốc gia và khu Bảo tồn Thiên nhiên nằm trong chuỗi thức ăn của một số động vật có xương sống, đồng thời là vật ký sinh gây hại đối với con người và các nhóm động vật cần được bảo tồn như chim, thú, bò sát. Các chân đốt ký sinh gây bệnh làm cho vật chủ yếu đi và có thể chết dần, hậu quả cuối cùng là dẫn đến việc suy giảm mật độ của vật chủ1151.
Do vậy, nghiên cứu đa dạng sinh học của các chân đốt y học tại Vườn Quốc gia và khu Bảo tồn Thiên nhiên là điều cần thiết. Kết quả nghiên cứu không chỉ cung cấp thông tin về đa dạng loài, đa dạng gen của một số nhóm chân đốt y học, mà còn chỉ ra những loài có vai trò y học và thú y ở địa phương, từ đó có biện pháp phòng ngừa các bệnh do chúng truyền, nhằm góp phần bảo vệ sức khỏe của cán bộ, nhân dân địa phương và khách tham quan ở các Vườn Quốc gia và khu Bảo tồn Thiên nhiên.
Được sự hỗ trợ của Bộ Khoa học và Công Nghệ, trực tiếp là của ngành Khoa học Sự sống, chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đa dạng sinh học của các chân đốt y học tại một số khu Bảo tồn Thiên nhiên và vườỉi Quốc gia đại diện của Việt Nam”, với các mục tiêu như sau:
1.    Đánh giá sự đa dạng sống của một số nhóm chân đốt có ý nghĩa y học.
2.    Úng dụng các kỹ thuật sinh học phân tử để nghiên cứu phân loại các loài đồng hình của một số véc tơ sốt rét.
MỤC LỤC
Phần A- Tóm tắt các kết quả nổi bật của đề tài    Trang
1.    Kết quả nổi bật của đề tài        1
2.    Đánh giá thực hiện đề tài duyệt        3
3.    Các ý kiến đề xuất        3

Phần B. Nội dung báo cáo chi tiết kết quả nghiên cứu đề tài
1.    Đặt vấn đề:             4
2.    Tổng quan đề tài        6
2.1.    Tình hình nghiên cứu chân đốt y học ở nươc ngoài        6
2.2.    Tình hình nghiên cứu chân đốt y học ở Việt Nam        6
3.    Thời gian, địa điểm, đối tượng và phương pháp nghiên cứu        9
3.1.    Thời gian, địa điểm        9
3.2.    Đối tượng nghiên cứu        10
3.3.    Phương pháp nghiên cứu        10
4.    Kết quả nghiên cứu        14
4.1.    Đặc điểm các vườn Quốc gia     Ị 4
4.2.    Kết quả sưu tầm vật chủ và chân đốt ngoại ký sinh        17
4.3.    Đa dạng sinh học chân đốt y học tại Phong Nha-Kẻ Bàng        1 g
4.4.    Đa dạng sinh học chân đốt y học tại VQG Cát Tiên        21
4.5.    Phân loại một số véc-tơ sốt rét quan trọng bằng kỹ    thuật sinh học phân tử 24
5.    Bàn luận        27
6.    Kết luận và kiến nghị        31
Tài liệu tham khảo        33
Phụ lục 1:        41
Phụ lục 2:        49

Leave a Comment