NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM BỆNH ĐỘNG KINH TẠI QUẬN 5 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM BỆNH ĐỘNG KINH TẠI QUẬN 5 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.Động kinh là loại bệnh phổ biến ở các nước trên thế giới, Tổ chức Y tế thế giới ước lượng khoảng 8 trong 1000 người trên thế giới bị động kinh, khoảng 10% dân số sẽ có một cơn động kinh trong suốt cuộc đời.1
Động kinh là vấn đề có ý nghĩa kinh tế – xã hội rất quan trọng. Vì là một bệnh mạn tính biểu hiện ở dạng hoạt động cơn, mà ở giai đoạn ngoài cơn bệnh nhân vẫn có thể sinh hoạt và tham gia các hoạt động xã hội bình thường, cho nên từ những năm đầu thế kỷ XX điều trị động kinh chuyển hướng từ các bệnh viện, các trung tâm sang hướng quản lý, điều trị động kinh chủ yếu tại cộng đồng. Xu hướng điều trị mới tạo nhiều điều kiện thuận lợi đối với bệnh nhân động kinh, đặc biệt trong việc tái hòa nhập của bệnh nhân động kinh với cộng đồng. Tuy nhiên việc điều trị tại cộng đồng cũng có khó khăn riêng, đó là quản lý giám sát sự chấp hành y lệnh của bệnh nhân. Lợi ích và hiệu quả cũng như hạn chế của mạng lưới điều trị động kinh tại cộng đồng ở Việt Nam nói chung chưa có đánh giá cụ thể.
Các nghiên cứu bệnh động kinh ở cộng đồng sẽ cung cấp các dữ liệu làm phong phú thêm hiểu biết của con người về bản chất tự nhiên của động kinh, phản ánh nhu cầu khám chữa bệnh, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe, nâng cao hiệu quả quản lý, điều trị người bệnh và dự phòng các yếu tố nguy cơ để làm giảm tỷ lệ mắc mới, giảm tỷ lệ hiện mắc động kinh.
Ở Việt Nam công tác điều tra dịch tễ học nói chung và bệnh động kinh nói riêng luôn là việc đòi hỏi cần thiết, các nghiên cứu về bệnh động kinh tại cộng đồng dân cư chưa có nhiều. Trước khi tiến hành nghiên cứu này, mới chỉ có một số nghiên cứu dịch tễ bệnh động kinh, tất cả đều ở miền Bắc và chủ yếu ở vùng nông thôn như nghiên cứu của Lê Quang Cường và CS thực hiện2 ở một xã và một phường của thành phố Hà Nội (2005); nghiên cứu của Nguyễn Văn Doanh thực hiện ở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh (2007); nghiên cứu của Dương Huy Hoàng thực hiện tại tỉnh Thái Bình (2009). Tỷ lệ hiện mắc bệnh động kinh của các nghiên cứu trên2-5 từ 540/100.000 đến 840/100.000, tỷ lệ mắc mới động kinh từ 2,9/100.000/năm đến 67,8/100.000/năm, tỷ lệ bệnh động kinh được điều trị từ 43% đến 58,8%. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, một thành phố lớn với các đặc điểm kinh tế xã hội có những đặc trưng riêng, chưa có nghiên cứu về bệnh động kinh ở cộng đồng, chúng tôi nhận thấy cần có thêm nguồn dữ liệu thực tiễn cho các nhà chuyên môn và các nhà quản lý có kế hoạch chủ động trong việc phòng ngừa, quản lý, điều trị động kinh để giảm thiểu đến mức thấp nhất hậu quả của bệnh gây ra. Vì vậy, câu hỏi nghiên cứu được chúng tôi đặt ra:
1. Tỷ lệ hiện mắc bệnh động kinh trong cộng đồng người dân Quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2019-2020 là bao nhiêu?
2. Tỷ lệ bệnh nhân động kinh được điều trị hết cơn tại Quận 5 Thành phố
Hồ Chí Minh giai đoạn 2019-2020 là bao nhiêu? Mục tiêu nghiên cứu:
1. Xác định tỷ lệ hiện mắc, tỷ lệ mới mắc của bệnh động kinh tại Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 01 năm 2019 đến tháng 7 năm 2020.
2. Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh động kinh tại Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Đánh giá hiệu quả điều trị động kinh tại cộng đồng dân cư Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
MỤC LỤC
Lời cam đoan………………………………………………………………………………………… i
Danh mục viết tắt và đối chiếu thuật ngữ Anh – Việt ………………………………. iv
Danh mục bảng…………………………………………………………………………………….. v
Danh mục biểu đồ ………………………………………………………………………………. vii
Danh mục sơ đồ………………………………………………………………………………….viii
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….. 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ……………………………………………………. 3
1.1. Định nghĩa và lịch sử nghiên cứu bệnh động kinh ……………………………… 3
1.2. Một số chỉ số dịch tễ học động kinh …………………………………………………. 6
1.3. Một số phương pháp nghiên cứu dịch tễ học động kinh và tình hình nghiên
cứu dịch tễ động kinh ở Việt Nam ………………………………………………………… 10
1.4. Phân loại động kinh………………………………………………………………………. 14
1.5. Chẩn đoán động kinh ……………………………………………………………………. 20
1.6. Căn nguyên động kinh ………………………………………………………………….. 25
1.7. Quản lý và điều trị bệnh nhân động kinh tại cộng đồng…………………….. 30
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………….. 38
2.1. Thiết kế nghiên cứu………………………………………………………………………. 38
2.2. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………………. 38
2.3. Thời gian, địa điểm nghiên cứu ……………………………………………………… 38
2.4. Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu………………………………………………………… 39
2.5. Một số khái niệm và định nghĩa biến………………………………………………. 45
2.6. Tiến trình thu thập dữ liệu nghiên cứu…………………………………………….. 52
2.7. Phương pháp thu thập dữ liệu ………………………………………………………… 53
2.8. Phương pháp phân tích số liệu……………………………………………………….. 56iii
2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu …………………………………………………… 56
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………………………….. 58
3.1 Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu ………………………………………………. 58
3.2. Một số đặc điểm dịch tễ học ………………………………………………………….. 61
3.3. Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng……………………………………… 64
3.4. Điều trị động kinh ………………………………………………………………………… 68
Chương 4 BÀN LUẬN……………………………………………………………………… 79
4.1. Đặc điểm dịch tễ học động kinh tại Quận 5 thành phố Hồ Chí Minh ….. 79
4.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng động kinh tại Quận 5 Thành phố Hồ
Chí Minh …………………………………………………………………………………………… 83
4.3. Điều trị động kinh tại Quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh…………………….. 89
4.4. Điểm mạnh và hạn chế của công trình nghiên cứu………………………….. 105
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………….. 107
KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………. 109
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tỷ lệ mắc mới động kinh ở một số nước…………………………………… 6
Bảng 1.2. Tỷ lệ hiện mắc động kinh ở một số nước ………………………………….. 7
Bảng 1.3. Khoảng trống điều trị động kinh tại một số nước châu Á………….. 32
Bảng 1.4: Cơ chế tác dụng của các thuốc chống động kinh ……………………… 34
Bảng 2.1. Thang điểm đánh giá tuân thủ điều trị Morisky – 8…………………… 51
Bảng 3.1. Số bệnh nhân động kinh theo tuổi ………………………………………….. 59
Bảng 3.2. Tỷ lệ nghề nghiệp của bệnh nhân động kinh……………………………. 61
Bảng 3.3. Tỷ lệ cơn động kinh……………………………………………………………… 64
Bảng 3.4. Kết quả điện não đồ ……………………………………………………………… 65
Bảng 3.5. Tỷ lệ các bất thường trên hình ảnh MRI não……………………………. 66
Bảng 3.6. Mối liên quan hình ảnh tổn thương trên MRI với cơn động kinh .. 67
Bảng 3.7. Tỷ lệ điều trị động kinh ………………………………………………………… 68
Bảng 3.8. Tỷ lệ động kinh chưa điều trị…………………………………………………. 69
Bảng 3.9. Liệu pháp điều trị…………………………………………………………………. 69
Bảng 3.10. Tỷ lệ các thuốc chống động kinh………………………………………….. 70
Bảng 3.11. Kết quả điều trị động kinh …………………………………………………… 71
Bảng 3.12. Đánh giá tuân thủ sử dụng thuốc theo thang điểm Morisky
(MMAS-8)………………………………………………………………………………….. 72
Bảng 3.13. Liên quan tuân thủ điều trị và một số đặc điểm động kinh ……… 73
Bảng 3.14. Phân tích hồi quy đơn biến yếu tố dự đoán động kinh đáp ứng kém
với thuốc…………………………………………………………………………………….. 74
Bảng 3.15. Phân tích hồi quy đa biến yếu tố dự đoán động kinh đáp ứng kém
với thuốc…………………………………………………………………………………….. 75vi
Bảng 3.16. Phân tích hồi quy đơn biến yếu tố dự đoán tuân thủ điều trị…….. 76
Bảng 3.17. Phân tích hồi quy đa biến yếu tố dự đoán tuân thủ điều trị………. 77
Bảng 4.1. Tóm tắt các gen liên quan liên quan đến động kinh………………….. 8
Nguồn: https://luanvanyhoc.com