Nghiên cứu đặc điểm bệnh động kinh tại tỉnh An Giang

Nghiên cứu đặc điểm bệnh động kinh tại tỉnh An Giang

Luận án tiến sĩ y học Nghiên cứu đặc điểm bệnh động kinh tại tỉnh An Giang.Động kinh là một trong những rối loạn thần kinh mãn tính và phổ biến trong các bệnh lý thần kinh, động kinh có thể ảnh hưởng đến mọi cá nhân ở mọi lứa tuổi1,2,3. Trên thế giới ước tính có khoảng 50 triệu người mắc bệnh động kinh vào năm 20161. Theo báo cáo gánh nặng bệnh tật toàn cầu năm 2010 của WHO xếp động kinh vào rối loạn thần kinh nặng thứ hai về số năm sống được điều chỉnh theo tình trạng khuyết tật1,3. Động kinh ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống của cá nhân vì sự hiện diện của những chấn thương thể chất liên quan đến người mắc động kinh. Bên cạnh đó, thời gian mắc động kinh kéo dài đã ảnh hưởng đến khả năng làm việc hoặc học tập, ngoài ra còn tác dụng không mong muốn của các thuốc điều trị động kinh, các bệnh lý đi kèm. Các vấn đề trên đã ảnh hưởng đến tâm lý xã hội của người bệnh, động kinh có thể phát triển thành động kinh kháng thuốc và tử vong sớm1,3,4,5,6.


Trên toàn cầu, ước tính có khoảng 5 triệu người được chẩn đoán mắc bệnh động kinh mỗi năm. Ở các quốc gia có thu nhập cao, ước tính có khoảng 0,49/1.000 người được chẩn đoán mắc động kinh mỗi năm7. Ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, con số này có thể lên tới khoảng 13,9/1.000 người. Các nghiên cứu gần đây cho thấy có gần 80% người bị động kinh sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình7.
Chi phí kinh tế hàng năm đối với những người mắc động kinh ước tính khoảng 12,5 tỷ đô la, trong đó 1,7 tỷ đô la chi phí y tế trực tiếp và 10,8 tỷ đô la liên quan đến việc làm và khả năng tạo thêm thu nhập1,4,5. Ước khoảng 25% những người động kinh thất nghiệp vì tình trạng bệnh của họ. Chi phí điều trị trung bình hàng năm cho mỗi người bị động kinh năm 2019 dao động từ 204 đô la ở các quốc gia có thu nhập thấp đến 11.432 đô la ở các quốc gia có thu nhập cao8. Nếu tính tổng chi phí điều trị cho những người động kinh, áp dụng cho khoảng 52,51 triệu người hiện đang mắc động kinh trên toàn thế giới vào2 khoảng 119,27 tỷ USD8. Những số liệu trên cho thấy rằng động kinh thật sự là gánh nặng to lớn đối với gia đình và xã hội.
Ở các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam, với dân số ước tính khoảng 655 triệu người, tương đương 8,5% tổng dân số toàn thế giới và động kinh ảnh hưởng đến khoảng 1% dân số trong khu vực9. Chỉ có khoảng 10 – 20% tổng số người mắc bệnh động kinh được điều trị thích hợp9. Trong số các trường hợp động kinh ước khoảng 50% các trường hợp động kinh khởi phát ở trẻ em hoặc lứa tuổi thanh thiếu niên và khoảng 60%-70% người bị động kinh có thể sinh hoạt bình thường nếu được điều trị đúng cách với thuốc chống động kinh phù hợp9.
Trước đây, các nghiên cứu về tỷ lệ mắc động kinh trong dân số đã được nghiên cứu rộng rãi trên thế giới nhưng kết quả tỷ lệ mắc động kinh khác nhau giữa các khu vực trong cùng một quốc gia và giữa các quốc gia trên thế giới. Ở Việt nam, các nghiên cứu về tỷ lệ mắc động kinh trong cộng đồng dân cư chưa nhiều, hầu hết các nghiên cứu được thực hiện cách nay khá lâu và chủ yếu tập trung ở khu vực miền Bắc. Ở nước ta, tỷ lệ mắc động kinh trong dân số khác biệt giữa các nghiên cứu dao động từ 4,4/1.000 dân đến 8,4/1.000 dân10,11.
An Giang là tỉnh nằm ở vùng Tây Nam tổ quốc với dân số khoảng 1.907.401 người, mật độ dân số 608 người/km² theo thống kê dân số năm 201912. Đây là tỉnh có mật độ dân số đông nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long12. Người mắc động kinh là gánh nặng cho gia đình và xã hội do chi phí điều trị và các vấn đề liên quan đến bệnh. Nếu bệnh được phát hiện sớm, có chiến lược theo dõi và điều trị phù hợp sẽ giúp người bệnh sớm hòa nhập cộng đồng. Bên cạnh đó, để có bức tranh về động kinh ở An Giang giúp các nhà quản lý có chiến lược hoạch định kế hoạch chăm sóc sức khỏe nhân dân, chúng ta cần có số liệu về động kinh, các yếu tố ảnh hưởng đến động kinh3 trong cộng đồng dân cư là nhu cầu cấp thiết. Vì các lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đặc điểm bệnh động kinh tại tỉnh An Giang” với các mục tiêu nghiên cứu sau:
1. Xác định tỷ lệ hiện mắc, một số đặc điểm động kinh tại tỉnh An Giang năm 2020.
2. Đánh giá thực trạng quản lý và một số yếu tố liên quan điều trị động kinh tại tỉnh An Giang năm 2020

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN …………………………………………………………………………………. i
MỤC LỤC……………………………………………………………………………………………ii
DANH MỤC VIẾT TẮT VÀ ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH – VIỆT ….. iv
DANH MỤC BẢNG……………………………………………………………………………. vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ………………………………………………………………………viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ …………………………………………………………………………… ix
DANH MỤC HÌNH ……………………………………………………………………………… x
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….. 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU……………………………………………….. 4
1.1 Lịch sử bệnh động kinh……………………………………………………………………. 4
1.2 Sinh lý bệnh động kinh ……………………………………………………………………. 5
1.3 Cơ chế các thuốc điều trị động kinh…………………………………………………… 9
1.4 Một số phương pháp nghiên cứu động kinh trên thế giới……………………. 12
1.5. Các nghiên cứu trong nước ……………………………………………………………. 14
1.6. Các nghiên cứu ngoài nước……………………………………………………………. 16
1.7 Thực trạng quản lý động kinh và điều trị động kinh…………………………… 19
1.8 Phân loại động kinh và hội chứng động kinh năm 2017……………………… 23
1.9 Đặc điểm tỉnh An Giang ………………………………………………………………… 29
1.10. Các thuốc điều trị động kinh thường gặp ở tỉnh An Giang……………….. 31
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………. 36
2.1. Thiết kế nghiên cứu:……………………………………………………………………… 36
2.2 Đối tượng nghiên cứu: …………………………………………………………………… 36
2.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu……………………………………………………. 37
2.4 Cỡ mẫu nghiên cứu ……………………………………………………………………….. 37
2.5 Các biến số trong nghiên cứu………………………………………………………….. 40iii
2.6 Phương pháp và công cụ đo lường, thu thập số liệu …………………………… 50
2.7 Quy trình nghiên cứu……………………………………………………………………… 52
2.8 Phương pháp phân tích dữ liệu ……………………………………………………….. 54
2.9 Đạo đức trong nghiên cứu………………………………………………………………. 55
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………. 57
3.1 Tỷ lệ hiện mắc động kinh tại tỉnh An Giang năm 2020………………………. 58
3.2 Đặc điểm động kinh tại tỉnh An Giang …………………………………………….. 60
3.3 Phân loại động kinh theo bảng phân loại năm 2017 …………………………… 66
3.4. Thực trạng điều trị động kinh tại tỉnh An Giang ………………………………. 67
3.5 Kết quả điều trị và các yếu tố liên quan……………………………………………. 73
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN………………………………………………………………….. 78
4.1 Tỷ lệ mắc động kinh tại cộng đồng dân cư tỉnh An Giang ………………….. 78
4.2 Một số đặc điểm động kinh tại cộng đồng dân cư tỉnh An Giang ………… 90
4.3 Phân loại cơn động kinh theo bảng phân loại động kinh 2017…………… 107
4.4 Thực trạng điều trị động kinh tại tỉnh An Giang ……………………………… 109
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………….. 117
KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………. 119
HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI…………………………………………………………………. 120
DANH MỤC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN CỦA TÁC
GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Phiếu thu thập số liệu
Phụ lục 2. Bộ câu hỏi sàng lọc động kinh
Phụ lục 3. Bộ câu hỏi tuân thủ điều trị động kinh
Phụ lục 4. Các hình ảnh minh họ

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Bảng khu vực điều tra dân số trong nghiên cứu………………………… 39
Bảng 3.2 Tỷ lệ mắc động kinh theo giới, nhóm tuổi, kinh tế gia đình bệnh
nhân động kinh, khu vực cư trú …………………………………………………….. 58
Bảng 3.3 Mối liên quan giữa đặc điểm dân số và tỷ lệ hiện mắc động kinh .. 59
Bảng 3.4 Loại cơn động kinh theo nhóm tuổi…………………………………………. 61
Bảng 3.5 Các nguyên nhân gây động kinh …………………………………………….. 62
Bảng 3.6 Các nguyên nhân động kinh theo nhóm tuổi …………………………….. 62
Bảng 3.7 Nguyên nhân động kinh và loại cơn động kinh…………………………. 64
Bảng 3.8 Kết quả điện não đồ với loại cơn động kinh……………………………… 65
Bảng 3.9 Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị và phương cách điều trị thuốc69
Bảng 3.10 Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị và giới ……………………………. 69
Bảng 3.11 Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị và nơi cư trú……………………. 70
Bảng 3.12 Mối liên quan giữa tính tuân thủ và kinh tế…………………………….. 70
Bảng 3.13 Mối liên quan giữa tính tuân thủ điều trị và cơn động kinh ………. 71
Bảng 3.14 Mối liên quan giữa học vấn và tuân thủ điều trị………………………. 71
Bảng 3.15 Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị và thời gian mắc bệnh………. 72
Bảng 3.16 Các lý do ngưng điều trị (n=344) ………………………………………….. 72
Bảng 3.17 Mối liên quan giữa kết quả điều trị và giới …………………………….. 73
Bảng 3.18 Mối liên quan giữa kết quả điều trị và nhóm tuổi ……………………. 74
Bảng 3.19 Mối liên quan giữa kết quả điều trị và tính tuân thủ điều trị……… 74
Bảng 3.20 Mối liên quan kết quả điều trị và nghề nghiệp ………………………… 75
Bảng 3.21 Mối quan hệ giữa kết quả điều trị và nơi cư trú ………………………. 75
Bảng 3.22 Mối liên quan giữa kết quả điều trị và loại cơn động kinh………… 76vii
Bảng 3.23 Mối liên quan giữa kết quả điều trị và các thuốc sử dụng…………. 76
Bảng 3.24 Mối liên quan giữa kết quả điều trị với tình trạng kinh tế…………. 77
Bảng 3.25 Mối liên quan giữa kết quả điều trị và thời gian mắc bệnh……….. 77viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Thời gian mắc động kinh……………………………………………………. 59
Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ hiện mắc động kinh theo nghề nghiệp …………………………. 60
Biểu đồ 3.3 Loại cơn động kinh……………………………………………………………. 61
Biểu đồ 3.4 Trình độ học vấn bệnh nhân động kinh………………………………… 63
Biểu đồ 3.5 Tình trạng kinh tế gia đình bệnh nhân động kinh ………………….. 64
Biểu đồ 3.6 Điện não ở bệnh nhân động kinh…………………………………………. 65
Biểu đồ 3.7 Loại cơn động kinh cục bộ …………………………………………………. 66
Biểu đồ 3.8 Loại cơn động kinh toàn thể……………………………………………….. 67
Biểu đồ 3.9 Đơn trị liệu và đa trị liệu trong điều trị động kinh …………………. 67
Biểu đồ 3.10 Các thuốc sử dụng trong điều trị động kinh tại An Giang …….. 68
Biểu đồ 3.11 Tuân thủ điều trị động kinh ………………………………………………. 68
Biểu đồ 3.12 Kết quả điều trị động kinh tại tỉnh An Giang………………………. 7

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment