Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý đường hô hấp của công nhân tiếp xúc nghề nghiệp với bụi talc và tổn thương phổi ở động vật thực nghiệm

Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý đường hô hấp của công nhân tiếp xúc nghề nghiệp với bụi talc và tổn thương phổi ở động vật thực nghiệm

Talc là môt khoáng chất silicat magie có công thức hoá học (MgFe2)3Si4O10(OH)2. Trong tự nhiên, quặng talc thường có lẫn dolomite, tremolite, anthophyllite, thạch anh, amiăng… với tỷ lê khác nhau. Talc được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiêp và trong đời sống hàng ngày dưới dạng bôt (bôt talc).

Theo môt số tài liêu, mặc dù đôc tính không cao, nhưng khi xâm nhập cơ thể talc vẫn có thể gây tổn thương nhiều cơ quan tổ chức như: phổi, gan, da, hê tiết niêu sinh dục [33], [34], [40], [42], [44], [51]… Trên thế giới đã có môt số nghiên cứu thực nghiêm trên đông vật và trên người nhằm xác định tác hại của bụi talc [46], [48], [49], [52], [57], [60], [63], [64], [67]…

Theo phân loại bênh tật của Tổ chức Y tế thế giới (ICD- 10), bênh bụi phổi talc được xếp vào nhóm các bênh đường hô hấp (J00- J99). Môt số nước như Liên Xô (cũ), Trung Quốc, Hungari, Mỹ, Áo… đã đưa bênh bụi phổi talc vào danh mục các bênh nghề nghiêp được bảo hiểm và qui định rõ về giới hạn liều tối đa cho phép khi tiếp xúc. Môt số nước khác như Anh, Ý, Hà Lan… có các danh pháp: Bênh bụi phổi talc, bênh bụi phổi talc- silic và bênh bụi phổi talc- amiăng. Mặc dù vậy, hiên nay vẫn còn các ý kiến khác nhau về mức đô đôc hại của talc tinh khiết. Vấn đề talc tinh khiết có gây hại cho con người hay không vẫn còn là môt câu hỏi [33], [34], [73], [74].

Tại Viêt Nam, năm 2000, Viên Y học Lao đông và Vê sinh Môi trường (Viên YHLĐ &VSMT) cùng Trung tâm Sức khoẻ và Môi trường thành phố Hổ Chí Minh đã tiến hành hôi chẩn phim phổi của 188 công nhân tại môt cơ sở chế biến cao su có sử dụng nhiều bôt talc, xác định có 6/188 trường hợp có tổn thương trên phim phổi giống bênh bụi phổi silic và bụi phổi amiăng nhưng không khảo sát được thành phần bụi trong môi trường lao đông tại đây. Tuy vậy, ở những công nhân này bênh tiến triển khá nhanh, xuất hiên ở cả những người có tuổi nghề dưới 5 năm; mức đô tổn thương nặng, có trường hợp bị xơ hoá phổi dạng khối- thể B và bị tử vong. Câu hỏi đặt ra là các trường hợp trên có phải là bênh phổi do bụi talc gây ra hay không? và nguy cơ gây bênh này ở công nhân tiếp xúc với bụi talc như thế nào? Hiên nay ở nước ta, số lượng người tiếp xúc với bột talc trong các ngành: khai thác và chế biến talc, công nghiệp cao su, sơn, gốm sứ, dược phẩm, mỹ phẩm… là khá lớn. Chỉ riêng Tổng Công ty Cao su Miền Nam (CSMN) và Cao su Sao Vàng (CSSV), năm 2007 đã có khoảng 3000 công nhân tiếp xúc trực tiếp với talc, lượng bột talc sử dụng tại Tổng Công ty CSMN là khoảng 80 tấn/năm. Câu hỏi trên cần được ngành y tế nghiên cứu đánh giá nhằm dự phòng và bảo vệ sức khoẻ cho người lao động tiếp xúc với bụi talc. Tuy nhiên, cho đến nay ở Việt Nam vẫn chưa có nghiên cứu nào về tác hại của bụi talc trên động vật thực nghiệm, có rất ít các nghiên cứu về ảnh hưởng độc hại của bụi talc trên người lao động; bệnh lý của phổi và đường hô hấp do talc gây ra chưa được xếp vào danh mục các bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm.

Để nhằm làm sáng tỏ những vấn đề nêu trên, đề tài “Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý đường hô hấp của công nhân tiếp xúc nghề nghiệp với bụi talc và tổn thương phổi ở động vật thực nghiệm” được tiến hành với các mục tiêu sau:

1. Xác định những biến đổi về mô học và siêu cấu trúc của phổi chuột nhắt trắng hít bụi talc trong 90 ngày.

2. Khảo sát môi trường, điều kiện bảo hộ lao động và xác định một số đặc điểm bệnh lý đường hô hấp của công nhân tiếp xúc nghề nghiệp với bụi talc trong ngành sản xuất săm lốp cao su tại Việt Nam.

Để thực hiện 2 mục tiêu trên, đề tài nghiên cứu được tiến hành theo 2 bước: Bước 1 là thực nghiệm trên chuột nhắt trắng gây nhiễm độc bụi talc qua đường hô hấp và bước 2 là nghiên cứu trên công nhân tiếp xúc nghề nghiệp với bụi talc.

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục

Danh mục chữ viết tắt Danh mục bảng Danh mục sơ đổ Danh mục đổ thị Danh mục hình ảnh

ĐẶT VẤN ĐỂ 1

CHƯƠNG 1- TỔNG QUAN 3

1.1- Đặc tính chung và ứng dụng của bột talc. 3

1.1.1 -Những đặc tính chung của talc. 3

1.1.2- Úng dụng của bột talc 4

1.1.3- Giới hạn tối đa cho phép của talc trong môi trường lao động 5

1.2- Đặc tính của bụi và tác hại của bụi vói sức khoẻ con người 6

1.2.1- Đặc tính của bụi 6

1.2.2- Tác hại của bụi đối với sức khoẻ con người 8

1.2.3- Những bênh bụi phổi nghề nghiệp đã được công nhân ở Việt nam 11

1.3- Tác hại của bụi talc trên động vật thực nghiệm và trên người 19

1.3.1- Những nghiên cứu nước ngoài 19

1.3.2- Những nghiên cứu trong nước 30

CHƯƠNG 2- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 3 3

2.1- Đối tượng nghiên cứu 33

2.1.1- Nghiên cứu trên động vât 33

2.1.2- Nghiên cứu trên người 33

2.2- Phương pháp nghiên cứu 34

2.2.1- Phương pháp nghiên cứu trên đông vật 34

2.2.2- Phương pháp nghiên cứu môi trường lao đông 38

2.2.3- Phương pháp nghiên cứu trên người 41

2.3- Xử lý số liệu 47

2.4- Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 47

CHƯƠNG 3- KẾT QUẢ NGHIÊN cứu 49

3.1- Kết quả nghiên cứu trên động vật thực nghiệm 49

3.1.1- Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học trên chuột nhắt 49 trắng thực nghiêm

3.1.2- Kết quả nghiên cứu sự biến đổi mô học phổi chuột thực nghiêm tại 53

các thời điểm ngày thứ 30, 60 và 90 của quá trình thực nghiêm.

3.1.3- Kết quả nghiên cứu sự biến đối siêu cấu trúc đại thực bào phế 61

nang phổi chuột sau 90 ngày hít bụi talc

3.2- Kết quả nghiên cứu trên người tiếp xúc với bụi talc 64

3.2.1- Qui trình sản xuất săm lốp cao su 64

3.2.2- Kết quả khảo sát môi trường lao động 65

3.2.3- Kết quả khảo sát điều kiên bảo hộ lao động 68

3.2.4- Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 69

3.2.5- Tình trạng sức khoẻ, bênh tật của người lao động tiếp xúc với 70

bụi talc

3.2.6- Cơ cấu bênh hô hấp của 2 nhóm nghiên cứu 7 2

3.2.7- Kết quả nghiên cứu chức năng thông khí phổi của nhóm tiếp xúc 75

với bụi talc và nhóm chứng

3.2.8- Kết quả nghiên cứu Xquang phổi của 2 nhóm nghiên cứu 80

3.2.9- Kết quả xét nghiêm dịch đường hô hấp 8 8

CHƯƠNG 4- BÀN LUẬN 91

4.1- Tổn thương cơ thể chuột nhắt trắng do phơi nhiễm với bụi 91 talc qua đường hô hấp

4.1.1- Đánh giá về mô hình thực nghiêm 91

4.1.2- Thay đổi trọng lượng của chuột nhắt trắng hít bụi 94

4.1.3- Thay đổi thành phần các tế bào trong máu ngoại vi của chuột 95 nhắt trắng hít bụi talc

4.1.4- Tổn thương phổi của 2 nhóm chuột nhắt trắng hít bụi talc 96

4.2- Qui trình sản xuất và môi trường lao động của công nhân 104

4.2.1- Qui trình sản xuất săm lốp cao su 104

4.2.2- Môi trường lao động của công nhân sản xuất săm, lốp cao su 106

4.3- Tổn thương cơ thể do tiếp xúc với bụi talc ở công nhân sản 109

xuất săm lốp cao su

4.3.1- Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 109

4.3.2- Tình trạng sức khoẻ, bênh tật của 2 nhóm nghiên cứu 110

KẾT LUẬN 136

KIẾN NGHỊ 138

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN cứu CỦA TÁC GIẢ

ĐÃ CÔNG Bố CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment