Nghiên cứu đặc điểm các hình thái loạn thần do sử dụng rượu ở bệnh nhân điều trị nội trú tại Viện Sức Khỏe Tâm Thần từ năm 2012 đến năm 2014

Nghiên cứu đặc điểm các hình thái loạn thần do sử dụng rượu ở bệnh nhân điều trị nội trú tại Viện Sức Khỏe Tâm Thần từ năm 2012 đến năm 2014

Luận văn Nghiên cứu đặc điểm các hình thái loạn thần do sử dụng rượu ở bệnh nhân điều trị nội trú tại Viện Sức Khỏe Tâm Thần từ năm 2012 đến năm 2014. Trong các dịp lễ hội, lễ tết, tiệc tùng trên mọi vùng miền, mọi quốc gia, đối với nhiều người thứ quan trọng không thể thiếu đó là rượu bia. Người Việt Nam coi rượu như lời chào hỏi, lời chúc và còn là phương tiện để đàm phán, giao lưu hay tạo dựng và duy trì mối quan hệ. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2014 việc sử dụng đồ uống có cồn ở Việt Nam còn phổ biến. Theo đó ước có tính có đến 70% đàn ông Việt Nam uống rượu bia và trong 4 người thì có 1 người uống rượu bia ở mức độ có hại tương đương với 6 cốc bia mỗi ngày. Còn trên thế giới, theo ước tính của WHO năm 2004 có khoảng 2 tỷ người trên thế giới sử dụng rượu.

Trong hóa học, rượu là một nhóm các chất hữu cơ có chứa nhóm chức – OH. Theo dược lý học, thì rượu là chất ức chế thần kinh trung ương. Tác dụng của rượu trên thần kinh trung ương phụ thuộc vào nồng độ rượu trong máu: ở nồng độ thấp, rượu có tác dụng an thần, giảm lo âu, ở nồng độ cao hơn rượu gây rối loạn tâm thần, mất điều hòa, không tự chủ được hành động và có thể hôn mê, ức chế hô hấp, nguy hiểm tính mạng khi nồng độ rượu trong máu quá cao [6].
Do tác dụng ức chế thần kinh trung ương nên rượu được sử dụng như một loại đồ uống đem lại cảm giác khoan khoái. Nhưng nếu uống một lượng nhiều rượu và sử dụng lâu dài có thể đem lại cho con người rất nhiều tác hại về cả thể chất lẫn tâm thần. Về thể chất, rượu có thể gây ra các bệnh về tiêu hóa, bệnh về tim mạch, ảnh hưởng tới hệ miễn dịch do đó người nghiện rượu dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như viêm phổi, lao… Về tâm thần, rượu có thể gây các rối loạn tâm thần từ nhẹ đến nặng : say rượu thông thường, say rượu bệnh lý, nghiện rượu mạn tính, sảng rượu, loạn thần do rượu    Rượu còn dẫn đến nhiều hậu quả về xã hội, là nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông, bạo hành gia đình làm giảm năng suất lao động.
Loạn thần do rượu bao gồm: sảng rượu, ảo giác do rượu, hoang tưởng do rượu, …(Sumski N. G., 1963). Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới năm 1990, loạn thần do rượu gặp ở 10% những người nghiện rượu mạn tính. Ở nước ta, theo báo cáo của Viện Sức Khỏe Tâm Thần (1994), số lượng bệnh nhân loạn thần do rượu vào điều trị nội trú ngày càng tăng, 0,31% năm 1990, 6,91% năm 1994 và năm 2001 là 9,6 % .
Nghiên cứu các hình thái loạn thần do rượu giúp chẩn đoán, điều trị và ngăn ngừa sự tiến triển của loạn thần do sử dụng rượu. Đề tài “Nghiên cứu đặc điểm các hình thái loạn thần do sử dụng rượu ở bệnh nhân điều trị nội trú tại Viện Sức Khỏe Tâm Thần từ năm 2012 đến năm 2014” với mục tiêu nghiên cứu như sau :
Mô tả đặc điểm của các hình thái loạn thần do sử dụng rượu trên bệnh nhân điều trị nội trú tại Viện Sức Khỏe Tâm Thần từ năm 2012 đến năm 2014 
TÀI LIỆU THAM KHẢO Nghiên cứu đặc điểm các hình thái loạn thần do sử dụng rượu ở bệnh nhân điều trị nội trú tại Viện Sức Khỏe Tâm Thần từ năm 2012 đến năm 2014
1.    Tổ chức Y tế thế giới WHO (1993) Danh mục phân loại bệnh quốc tế ICD10. Các rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng các chất tác động tâm thần mã F10. Tiêu chuẩn chẩn đoán dành cho nghiên cứu. Tài liệu dịch Trần Viết Nghị và cộng sự ,Tr 40
2.    Lã Thị Bưởi (2000). Nghiện rượu mạn tính, Rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng các chất tác động tâm thần. Bài giảng dành cho sau đại học, Bộ môn Tâm Thần, Trường Đại Học Y Hà Nội, Tr 117 – 126.
3.    Nguyễn Viết Thiêm (2000), Lạm dụng rượu, Rối loạn tâm thần và hành vi sử dụng các chất tác động tâm thần. Bài giảng dành cho sau đại học, Bộ môn Tâm Thần Trường Đại Học Y Hà Nội, Tr 103 – 111
4.    Trần Viết Nghị (2000), Loạn thần do rượu với hoang tưởng và ảo giác chiếm uu thế, Các rối loạn tâm thần và hành vi sử dụng các chất tác động tâm thần, Bài giảng dành cho sau đại học, Bộ môn Tâm Thần trường Đại Học Y Hà Nội, Tr 133 – 141.
5.    Trần Viết Nghị (2000), Sảng rượu, Các rối loạn tâm thần và hành vi sử dụng chất tác động tâm thần, Bài giảng dành cho sau đại học, Bộ môn Tâm Thần , Đại Học Y Hà Nộị, Tr 127- 132.
6.    Đào Văn Phan (2005), Thuốc ngủ và rượu, Dược lý học lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
7.    Nguyễn Viết Thiêm(2000), Say rượu thông thường và say rượu bệnh lí,
Các rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng các chất tác động tâm thần, Bài giảng dành cho sau đại học, Bộ môn Tâm Thần, Đại Học Y Hà Nội, Tr112 – 116.
8.    Nguyễn Kim Việt (2000), Bệnh não Wernicke và loạn thần Korsakoff, Rối loạn tâm thần thực tổn, Bài giảng dành cho sau đại học, Bộ môn Tâm Thần, Đại Học Y Hà Nội.
9.    Nguyễn Mạnh Hùng (1997), Đặc điểm lâm sàng loạn thàn do rượu và hoang tưởng ảo giác chiếm ưu thế, Luận văn thạc sĩ y khoa, Trường Đại Học Y Hà Nội, Hà Nội.
10.    Trần Viết Nghị (2002), Sức Khỏe Tâm Thần cộng đồng, Bài giảng dành cho sau đại học, Bộ môn Tâm Thần, Đại học Y Hà Nội.
11.    Quách Văn Ngư (1999), Đặc điểm lâm sàng và điều kiện phát sinh sảng rượu ở người nghiện rượu mạn tính, Luận văn y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
12.    Hoàng Văn Trọng (2004), Đặc điểm các hình thái loạn thần do rượu tại Viện Sức Khỏe Tâm Thần, Luận văn thạc sĩ y khoa, Trường Đại học Yhà Nội, Hà Nội
13.    Hoàng Văn Trọng (2004), Đặc điểm các hình thái lâm sàng do rươu tại Viện Sức Khỏe Tâm Thần, luận văn thạc sĩ y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
14.    Thân Văn Tuệ (2008), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của ảo giác trong loạn thần do rượu, Luận văn thạc sĩ y khoa, Trường Đại Học Y Hà Nội, Hà Nội.
15.    Nguyễn Văn Tuấn (2006), Đặc điểm suy giảm nhận thức bệnh nhân loạn thần do rượu, Luận văn thạc sĩ y khoa, Trường Đại Học Y Hà Nội, Hà Nội.
16.    Nguyễn Thị Hồng Thương(2003), Đặc điểm lâm sàng hội chứng cai rượu trên bệnh nhân nghiện rượu mạn tính, Luận văn thạc sĩ y khoa, Trường Đại Học Y Hà Nội, Hà Nội.
17.    Thân Văn Tuấn (2010), Đặc điểm lâm sàng trạng thái cai rượu ở bệnh nhân điều trị nội trú tại viện sức khỏe tâm thần từ 10/2009 đến 4/2010, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ y khoa, Trường Đại Học Y Hà Nội, Hà Nội.
18.    Lý Trần Tình (2006), Đặc điểm rối loạn cảm xúc ở bệnh nhân loạn thần do rượu., Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa II, Trường Đại Học Y Hà Nội, Hà Nội.
19.    Phạm Quang Lịch (2003), Đặc điểm rối loạn trí nhớ, chú ý ở bệnh nhân nghiện rượu mạn tính, Luận văn thạc sĩ y khoa, Trường Đại Học Y Hà Nội, Hà Nội.
20.    Ngô Hải Sơn(2011), Nghiên cứu rối loạn tâm thần liên quan đến sử dụng rượu ở các bệnh nhân điều trị nội trú tại Viện Sức Khỏe Tâm Thần, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ y khoa, Trường Đại Học Y Hà Nội, Hà Nội.
21.    Trần Đình Quang (2014), Khảo sát các hình thái loạn thần do rượu điều trị nội trú tại Viện Sức Khỏe Tâm Thần từ năm 2011 đến năm 2013, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ y khoa, Trường Đại Học Y Hà Nội, Hà Nội.
22.    Caroi A. Sulis, MD, Neurologic Disorders Related to Alcohol and Other Drug Use, Addiction Medicine.
23.    John B. Saunders, Glenys Dore và Ross Young (1999), Lạm dụng cơ chất , Cơ sở lâm sàng của Tâm Thần học, Sách dịch, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. Tr 254.
24.    Lesch O. M., J. Kefer and S. Lentner (1990). Dianosis of chronic alcohollism – classificatory problems, Psychopathology, 23(2), 88 -96.
25.    Patrick G. O’Connor and Richard S. Schottenfeld (1998), Patient with alcohol problems, N Engl J Med, New Haven.
26.    World Health Organization (2004), Social problems associated with alcohol use, Global Status, Report on Alcohol 2004, World Heath Organni zation, Geneva.
27.    Guruaj G, and Girish N, (2006), Economic aspects of alcohol use, Burden and Socio Economic Impact of Alcohol – The Bangalore Study, World Health Organization, New Delhi.
28.    Warren Thompson (2011).    “Alcoholism” Medcape referense,
emedicine.medscape, pp. 1-10.
29.    Anne Yim and Sage W Wiener (2009). “ Delirium Tremens in Emergency Medicine”, Meds cape reference, Emedicine. Medscape.com, pp 1- 4.
30.    World Health Organization (2007). Drinking and Driving: a road safety manual for descision – makers and practitioners. , Geneva, Gloabal Road Safety Partnership, 2007., pp. 1 -50.
31.    Phạm Liên Hương (2001), Các hình thái biểu hiện hoang tưởng ở những bệnh nhân loạn thần do rượu điều trị tại Viện Sức Tâm Thần từ năm 1999 – 2001, Luân văn bác sĩ y khoa, Trường Đại Học Y Hà Nội, Hà Nội.
32.    Nguyễn Toàn Thắng(2014), Tìm hiểu các bệnh lí tiêu hóa và tim mạch trên bệnh nhân rối loạn tâm thần do rượu điều trị nội trú tại Viện Sức Khỏe Tâm Thần từ 12/2013 đến 04/2014. Luận văn bác sĩ y khoa, Trường Đại Học Y Hà Nội, Hà Nội.
MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ    1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN    3
1.1.    Đại cương về rượu    3
1.1.1.    Khái niệm về rượu    3
1.1.2.    Tác dụng của rượu    3
1.1.3.    Dược động học    4
1.1.4.    Đơn vị uống chuẩn    5
1.2.     Các rối loạn tâm thần do rượu    6
1.2.1.    Lạm dụng rượu    6
1.2.2.    Say rượu thông thường và say rượu bệnh lí    8
1.2.3.    Nghiện rượu    10
1.2.4.    Trang thái cai    12
1.2.5.    Loạn thần do rượu    15
1.3.    Các nghiên cứu trong nước và trên thế giới về loạn thần do sử dụng rượu . 19
1.3.1.    Trên thế giới    19
1.3.2.    Tại Việt Nam    20
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    22
2.1.    Địa điểm nghiên cứu    22
2.2.    Đối tượng nghiên cứu    22
2.3.    Phương pháp nghiên cứu    23
CHƯƠNG 3: 26KẾT QUẢ    26
3.1.    Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu    26
3.1.1.    Đặc điểm tuổi, giới của nhóm bệnh nhân nghiên cứu    26
3.1.2.    Đặc điểm nghề nghiệp của nhóm bệnh nhân nghiên cứu    27
3.1.3.    Tình trạng hôn nhân của nhóm bệnh nhân nghiên cứu    27
3.1.4.    Thời gian sử dụng rượu    28
3.1.5.    Lượng rượu uống hàng ngày    28
3.1.6.     Tiền sử rối loạn tâm thần do rượu    29
3.2.     Cơ cấu các hình thái rối loạn loạn thần do rượu    29
3.3.    Đặc điểm lâm sàng các hình thái loạn thần do rượu    30
3.3.1.    Những lí do khiến bệnh nhân phải vào viện    30
3.3.2.    Đặc điểm lâm sàng của các bệnh nhân được chẩn đoán là hội
chứng cai với mê sảng    31
3.2.3.    Đặc điểm lâm sàng của hình thái loạn thần do rượu với hoang
tưởng chiếm ưu thế    32
3.2.4.    Đặc điểm lâm sàng hình thái loạn thần do rượu với ảo giác chiếm ưu thế 33
3.2.5.    Các rối loạn cảm xúc gặp ở các bệnh nhân rối loạn loạn thần do rượu . 34
3.2.6.    Những rối loạn hành vi thường gặp ở bệnh nhân loạn thần do rượu … 35
3.2.7.    Những bệnh cơ thể thường gặp    35
3.2.8.    Cận lâm sàng    36
3.2.9.    Thời gian điều trị của bệnh nhân    37
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN    37
4.1.    Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu    38
4.1.1.    Đặc điểm tuổi và giới    38
4.1.2.    Đặc điểm nghề nghiệp    39
4.1.3.    Đặc điểm hôn nhân    39
4.1.4.    Thời gian sử dụng rượu    40
4.1.5.    Lượng rượu uống hàng ngày    41
4.1.6.    Tiền sử rối loạn tâm thần do rượu    41
4.2.    Cơ cấu các hình thái loạn thần do rượu    42
4.3.     Đặc điểm của các hình thái loạn thần do rượu    43
4.3.1.    Đặc điểm lí do vào viện của các bệnh nhân    43
4.3.2.    Đặc điểm lâm sàng của các bệnh nhân được chẩn đoán hội chứng
cai với mê sảng    44
4.3.3.    Đặc điểm lâm sàng của các bệnh nhân được chẩn đoán là loạn thần
do rượu với hoang tưởng chiếm ưu thế    46
4.3.4.    Đặc điểm hình thái của loạn thần do rượu với ảo giác chiếm ưu thế .. 47
4.3.5.    Rối loạn cảm xúc trên bệnh nhân LTDR    48
4.3.6.    Rối loạn hành vi trên bệnh nhân LTDR    48
4.3.7.    Các bệnh lí cơ thể    49
4.3.8.    Kết quả cận lâm sàng của các bệnh nhân loạn thần do sử dụng rượu . 50
4.3.9.    Thời gian điều trị của các bệnh nhân    50
KẾT LUẬN    52
KIẾN NGHỊ    53
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 
DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Tuổi của nhóm bệnh nhân nghiên cứu    26
Bảng 3.2: Thời gian sử dụng rượu của nhóm bệnh nhân nghiên cứu    28
Bảng 3.3: Lượng rượu uống hàng ngày    28
Bảng 3.4: Tiền sử rối loạn tâm thần do rượu của nhóm bệnh nhân nghiên cứu .. 29
Bảng 3.5: Tỉ lệ các hình thái loạn thần do rượu theo năm    29
Bảng 3.6: Các triệu chứng lâm sàng của các bệnh nhân được chẩn đoán    31
Bảng 3.7: Các loại ảo giác biểu hiện ở nhóm bênh nhân trong mã F10.51 …. 33
Bảng 3.8: Tỉ lệ các loại ảo giác    33
Bảng 3.9: các loại hoang tưởng    34
Bảng 3.10: Các bệnh cơ thể thường gặp ở bệnh nhân LTDR    35
Bảng 3.11: Sự thay đổi công thức máu    36
Bảng 3.12: Thời gian điều trị của các nhóm bệnh nhân    37
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Biểu đồ tỉ lệ nhóm nghề nghiệp của bệnh nhân trong nhóm
nghiên cứu    27
Biểu đồ 3.2: Tình trạng hôn nhân    27
Biểu đồ 3.3: Các lí do vào viện    30
Biểu đồ 3.4: các loại hoang tưởng    32
Biểu đồ 3.5: Các rối loạn cảm xúc    34
Biểu đồ 3.6: Tỉ lệ các rối loạn hành vi thường gặp ở bệnh nhân LTDR    35

Leave a Comment