Nghiên cứu đặc điểm chẩn đoán và đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật xoắn tinh hoàn tại Bệnh viện Việt Đức
Luận văn Nghiên cứu đặc điểm chẩn đoán và đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật xoắn tinh hoàn tại Bệnh viện Việt Đức.Xoắn tinh hoàn hay còn gọi là xoắn thừng tinh hoàn là hiện tượng thừng tinh xoắn quanh trục của nó làm cắt đứt nguồn cung cấp máu cho tinh hoàn dẫn đến hậu quả là tinh hoàn thiếu máu và hoại tử. Xoắn tinh hoàn được mô tả lần đầu tiên năm 1840 bởi Delasiauve, xoắn thừng tinh sơ sinh được Taylor mô tả lần đầu tiên năm 1897. Bệnh lý này được chú ý rộng rãi khi Rigby và Howard xuất bản cuốn sách đầu tiên về xoắn tinh hoàn năm 1907. Năm 1952 Dean Moheet ở Dallas là người đầu tiên phẫu thuật tháo xoắn và cố định tinh hoàn.
Xoắn tinh hoàn có tỷ lệ mắc hàng năm khoảng 4.5/1000 nam giới ở độ tuổi dưới 25 [1]. Bệnh có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng hay gặp nhất là thời điểm xung quanh tuổi dậy thì (14-18 tuổi) chiếm khoảng 65% các trường hợp, thời kỳ trẻ nhũ nhi (từ 1 tháng đến 12 tháng) chiếm tỷ lệ ít hơn [2]. Xoắn tinh hoàn được coi là một cấp cứu trong ngoại khoa tiết niệu cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Đến khám muộn, chẩn đoán nhầm, điều trị không đúng hay chậm trễ trong điều trị sẽ dẫn đến hậu quả phải cắt bỏ tinh hoàn do tinh hoàn bị hoại tử do xoắn. Thời gian tốt nhất để tinh hoàn có thể được bảo tồn là trước 6 giờ từ khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng đầu tiên, sau 8-12 giờ nếu cố gắng bảo tồn thì tinh hoàn sẽ teo. Nếu đến khám sau 12 giờ thì tỷ lệ cắt bỏ tinh hoàn là 75%, sau 24 giờ không có khả năng bảo tồn tinh hoàn [2, 3]. Chẩn đoán xoắn tinh hoàn chủ yếu dựa vào lâm sàng với các triệu chứng điển hình như sưng đau cấp ở tinh hoàn, tinh hoàn xoắn nằm cao, đau khi chạm vào và mất phản xạ cơ bìu. Siêu âm Doppler màu mạch thừng tinh có giá trị trong chẩn đoán xác định là có xoắn tinh hoàn dựa vào dấu hiệu giảm hoặc mất tín hiệu mạch trong nhu mô tinh hoàn, ngoài ra siêu âm Doppler còn có giá trị chẩn đoán phân biệt xoắn tinh hoàn với các triệu chứng đau bìu cấp khác như thoát vị bẹn, viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn. Trên thực tế tại Việt Nam hiểu biết về loại bệnh lý này còn chưa được phổ cập rộng rãi nên tỷ lệ chẩn đoán sớm và khả năng bảo tồn tinh hoàn hiện nay vẫn còn thấp.
Theo thống kê tại Anh, mỗi năm có khoảng 400 trẻ em phải cắt bỏ tinh hoàn do xoắn để muộn [2]. Tại Bệnh viện Bình Dân, theo số liệu tổng kết 49 trường hợp điều trị tại khoa Nam học 2008 – 2010 thì tỷ lệ phải cắt bỏ tinh hoàn là 37/49 bệnh nhân chiếm 75.5% [4]. Tại khoa ngoại Bệnh viện Nhi Đồng I trong 5 năm 1996 – 2001 có 16 trường hợp xoắn tinh hoàn được phẫu thuật, trong đó có 13 trường hợp phải cắt bỏ tinh hoàn chiếm 80% [5].
Tại Bệnh viện Việt Đức, trong nhưng năm gần đây số lượng bệnh nhân đến khám về xoắn tinh hoàn được phát hiện muộn và phải cắt bỏ tinh hoàn có xu hướng gia tăng. Tuy nhiên, cho tới nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào đầy đủ về vấn đề này để rút ra kinh nghiệm về chẩn đoán cũng như điều trị, nhằm góp phần làm giảm tỷ lệ phải cắt bỏ tinh hoàn do xoắn. Chính vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm chẩn đoán và đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật xoắn tinh hoàn tại Bệnh viện Việt Đức” Với mục tiêu:
1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của xoắn tinh hoàn tại Bệnh viện Việt Đức.
2. Đánh giá kết quả điều trị và các yếu tố liên quan ảnh hưởng đến kết
quả điều trị phẫu thuật xoắn tinh hoàn tại Bệnh viện Việt Đức.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Phôi thai học và mô học của tinh hoàn 3
1.1.1. Sự phát triển của tinh hoàn 3
1.1.2. Sự phát triển của ống sinh tinh 3
1.1.3. Sự phát triển của tuyến kẽ 4
1.1.4. Sự di chuyển của tinh hoàn 4
1.1.5. Mô học tinh hoàn 6
1.2. Giải phẫu, sinh lý tinh hoàn 6
1.2.1. Hình thể kích thước tinh hoàn 6
1.2.2. Liên quan giải phẫu của tinh hoàn với các lớp của bìu, các phương
tiện cố định tinh hoàn 8
1.2.3. Cấu tạo và liên quan giải phẫu của thừng tinh 10
1.2.4. Mạch máu tinh hoàn 11
1.2.5. Sinh lý, chức năng tinh hoàn 12
1.3. Bệnh lý xoắn tinh hoàn 14
1.3.1. Tần suất 14
1.3.2. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh 14
1.3.3. Diễn biến và hậu quả của xoắn tinh hoàn 15
1.3.4. Phân loại xoắn tinh hoàn 15
1.3.5. Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng 16
1.3.6. Chẩn đoán xác định xoắn tinh hoàn 19
1.3.7. Chẩn đoán phân biệt xoắn tinh hoàn 19
1.4. Điều trị xoắn tinh hoàn 20
1.5. Tình hình nghiên cứu về chẩn đoán và điều trị xoắn tinh hoàn trong và
ngoài nước 20
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.1. Đối tượng nghiên cứu 22
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 22
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 22
2.1.3. Cỡ mẫu nghiên cứu 22
2.2. Phương pháp nghiên cứu 23
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu 23
2.2.2. Các bước tiến hành nghiên cứu 23
2.2.3. Kỹ thuật mổ 24
2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu 27
2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng 27
2.3.2. Nghiên cứu đặc điểm cận lâm sàng 29
2.3.3. Đánh giá tổn thương tinh hoàn trong mổ 30
2.3.4. Đánh giá các yếu tố liên quan 30
2.3.5. Đánh giá kết quả theo dõi sau phẫu thuật 30
2.3.6. Đánh giá theo dõi xa 31
2.4. Đạo đức nghiên cứu 31
2.5. Xử lý số liệu 31
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32
3.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng 32
3.1.1. Phân bố theo độ tuổi bệnh nhân 32
3.1.2. Thời gian đến khám 33
3.1.3. Thời điểm khởi phát bệnh 33
3.1.4. Các nguyên nhân đến khám muộn 34
3.1.5. Phân bố bệnh theo yếu tố nguy cơ 35
3.1.6. Phân bố bệnh theo mùa 35
3.1.7. Các triệu chứng lâm sàng 36
3.1.8. Dấu hiệu Prehn và phản xạ cơ bìu 37
3.1.9. Kết quả siêu âm Doppler mạch thừng tinh 38
3.1.10. Bên tinh hoàn xoắn 38
3.1.11. Phân bố bệnh theo nhóm máu 39
3.1.12. Kết quả xét nghiệm bạch cầu máu 40
3.1.13. Kết quả giải phẫu bệnh 40
3.1.14. Số vòng xoắn thừng tinh 40
3.1.15. Đánh giá tổn thương trong mổ 41
3.2. Kết quả điều trị phẫu thuật 41
3.2.1. Kết quả phẫu thuật chung 41
3.2.2. Kết quả phẫu thuật theo thời gian nghiên cứu 42
3.3. Các yếu tố liên quan 43
3.3.1. Liên quan giữa thời gian đến khám và kết quả phẫu thuật 43
3.3.2. Liên quan giữa số vòng xoắn thừng tinh và kết quả phẫu thuật …. 44
3.3.3. Liên quan giữa tổn thương đại thể và kết quả phẫu thuật 44
3.4. Kết quả theo dõi sớm sau mổ 45
3.4.1. Thời gian nằm viện sau phẫu thuật 45
3.4.2. Tai biến và biến chứng sau phẫu thuật 45
3.4.3. Kết quả siêu âm sau mổ tháo xoắn tinh hoàn 46
3.5. Kết quả theo dõi xa sau tháo xoắn 46
3.5.1. Thời gian theo dõi sau phẫu thuật 46
3.5.2. Kết quả khám lâm sàng sau mổ 47
3.5.3. Kết quả xét nghiệm Testosterone và tinh dịch đồ sau mổ 48
3.5.4. Liên quan giữa thời điểm phẫu thuật và kích thước tinh hoàn bảo tồn . 49
3.5.5. Liên quan giữa thời điểm phẫu thuật với kết quả tinh dịch đồ 50
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 51
4.1. Tuổi bệnh nhân 51
4.2. Thời gian đến khám 52
4.3. Đặc điểm lâm sàng 54
4.4. Các yếu tố liên quan của xoắn tinh hoàn 56
4.4.1. Các yếu tố nguy cơ 56
4.4.2. Sự liên quan theo mùa trong năm 57
4.4.3. Các yếu tố liên quan khác 58
4.5. Vai trò của siêu âm Doppler trong chẩn đoán sớm xoắn tinh hoàn 59
4.6. Đánh giá tình trạng tổn thương tinh hoàn trong mổ 61
4.7. Kết quả điều trị 63
4.8. Kết quả theo dõi sau mổ 64
4.8.1. Kết quả theo dõi sau mổ 64
4.8.2. Kết quả theo dõi xa sau mổ 64
KẾT LUẬN 67
KIẾN NGHỊ 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mansbach, J.M., P. Forbes, and C. Peters, Testicular torsion and risk factors for orchiectomy. Archives of pediatrics & adolescent medicine, 2005. 159(12): p. 1167.
2. Cuckow, P. and J. Frank, Torsion of the testis. BJU international, 2000. 86(3): p. 349-353.
3. Gatti, J.M. and J. Patrick Murphy. Current management of the acute scrotum. in Seminars in pediatric surgery. 2007. Elsevier.
4. Phạm Văn Hảo, Nguyễn Thành Như., Thấy gì qua các trường hợp xoắn tinh hoàn điều trị tại khoa Nam học bệnh viện Bình Dân. Y học Việt Nam, 2010. 2(375): p. 178 – 180.
5. Phan Ngọc Duy Cần, Lê Công Thắng, Lê Tấn Sơn., Xoắn tinh hoàn tại bệnh viện Nhi Đồng I. Y học TPHCM, 2011. 4(5): p. 201-202.
6. Đỗ Kính., Mô học. 2002: NXB Y học. p. 490 – 509.
7. Hinman, F. and P.H. Stempen, Atlas of urosurgical anatomy. 1993: WB Saunders Philadelphia.
8. Đỗ Kính., Phôi thai người. 1998: NXB Y học: p. 551 – 554.
9. Frank Netter., giải phẫu phần bụng. Atlas giải phẫu người. NXB Y học.
10. Nguyễn Quang Quyền., Cơ quan sinh dục nam. Giải phẫu học tập 2. 1999: NXB Y học: p. 239 – 243.
11. Nguyên Thành Như, Vũ Lê Chuyên, Nguyễn Văn Hiệp., Sơ lược khảo sát thể tích tinh hoàn trung bình của đàn ông Việt Nam trưởng thành Tạp chí ngoại khoa, 2002. 9(10): p. 121.
12. Phạm Thị Minh Đức., Sinh lý sinh sản nam. Sinh học tập 2. 2001: NXB Y học: p. 119 – 134.
13. Giá trị sinh học Việt Nam bình thường (2003) Thế kỷ XIX – Thế kỷ XX
Giá trị sinh học và chức năng sinh dục sinh sản nam. 2003: NXB Y học: p. 160.
14. Trần Đình Hòe., Xoắn thừng tinh và các phần phụ của tinh hoàn. Những kỹ thuật ngoại khoa trong tiết niệu. NXB Khoa học và kỹ thuật:p. 1071 – 1085.
15. Đỗ Xuân Hợp., Bộ phận sinh dục nam. Giải phẫu bụng. 1978: NXB Y học:p. 299 – 310.
16. Witherington, R. and T. Jarrell, Torsion of the spermatic cord in adults. The Journal of urology, 1990. 143(1): p. 62.
17. Sidhu, P., Clinical and Imaging Features of Testicular Torsion: Role of Ultrasound: Review. Clinical radiology, 1999. 54(6): p. 343-352.
18. Bhatt, S. and V.S. Dogra, Role of US in Testicular and Scrotal Trauma1. Radiographics, 2008. 28(6): p. 1617-1629.
19. Shukla, R., et al., Association of cold weather with testicular torsion. British medical journal (Clinical research ed.), 1982. 285(6353): p. 1459.
20. Woodruff, D.Y, et al., Fertility preservation following torsion and severe ischemic injury of a solitary testis. Fertility and Sterility, 2010. 94(1): p. 352. e4-352. e5.
21. Tanyel, F., N. Bủyủkpamukẹu, and A. Hiẹsốnmez, Contralateral testicular blood flow during unilateral testicular torsion. British journal of urology, 1989. 63(5): p. 522-524.
22. Krarup, T., The testes after torsion. British journal of urology, 1978. 50(1): p. 43-46.
23. Burks, D.D., et al., Suspected testicular torsion and ischemia: evaluation with color Doppler sonography. Radiology, 1990. 175(3): p. 815-821.
24. Baker, L.A., et al., An analysis of clinical outcomes using color Doppler testicular ultrasound for testicular torsion. Pediatrics, 2000. 105(3): p. 604-607.
25. Blaivas, M., M. Batts, and M. Lambert, Ultrasonographic diagnosis of testicular torsion by emergency physicians. The American journal of emergency medicine, 2000. 18(2): p. 198-200.
26. Lê Ngọc Từ., Xoắn tinh hoàn. Bệnh học tiết niệu. 2007: NXB Y học: p. 659 – 663.
27. Kaiser, G.L. and G.L. Kaiser, Testicular and/or Scrotal Swelling (Pain). Symptoms and Signs in Pediatric Surgery, 2012: p. 517-533.
28. Nash, W.G., Acute torsion of spermatic cord: reduction: immediate relief. The British Medical Journal, 1893. 1(1684): p. 742-743.
29. Garel, L., et al., Preoperative manual detorsion of the spermatic cord with Doppler ultrasound monitoring in patients with intravaginal acute testicular torsion. Pediatric radiology, 2000. 30(1): p. 41-44.
30. Visser, A.J. and C.F. Heyns, Testicular function after torsion of the spermatic cord. BJU Int, 2003. 92(3): p. 200-3.
31. Hoàng Long, Nguyễn Hoài Bắc, Trần Quốc Hòa, Vũ Nguyễn Khải Ca,Vũ Hương Giang, Nguyễn Phương Hồng., Xoắn tinh hoàn: Kinh nghiệm chan đoán và điều trị tại bệnh viện Việt Đức. Tạp chí ngoại khoa, 2011.
32. Nguyễn Quang., Phẫu thuật xoắn tinh hoàn. Bệnh học nam khoa cơ bản. 2012: NXB Y học.p. 218 – 220.
33. Lee, L., J. Wright, and M. McLoughlin, Testicular torsion in the adult. The Journal of urology, 1983. 130(1): p. 93.
34. Kaye, J.D., et al., Neonatal torsion: a 14-year experience and proposed algorithm for management. J Urol, 2008. 179(6): p. 2377-83.
35. Mano, R., et al., Testicular Torsion in the First Year of Life – Characteristics and Treatment Outcome. Urology, 2013.
36. Nam, J.K., et al., Torsion of an Indirect Hernia Sac Causing Acute Scrotal Swelling in a Child. The world journal of men’s health, 2012. 30(2): p. 150-152.
37. Londergan, T.A., Testicular Torsion in 59-Year-Old Man. The Journal of urology, 1995. 154(4): p. 1480.
38. Davol, P. and J. Simmons, Testicular torsion in a 68-year-old man. Urology, 2005. 66(1): p. 195.
39. Pogorelic, Z., I. Mrklic, and I. Juric, Do not forget to include testicular torsion in differential diagnosis of lower acute abdominal pain in young males. Journal of pediatric urology, 2013.
40. Saxena, A.K., et al., Testicular torsion: a 15-year single-centre clinical and histological analysis. Acta Paediatr, 2012. 101(7): p. e282-6.
41. Even, L., et al., [Testicular torsion in children: Factors influencing delayed treatment and orchiectomy rate]. Arch Pediatr, 2013. 20(4): p. 364-8.
42. Cost, N.G., et al., Pediatric testicular torsion: demographics of national orchiopexy versus orchiectomy rates. The Journal of urology, 2011. 185(6): p. 2459-2463.
43. Bayne, A.P., et al., Factors Associated With Delayed Treatment of Acute Testicular Torsion—Do Demographics or Interhospital Transfer Matter? The Journal of urology, 2010. 184(4): p. 1743-1747.
44. Huang, W.Y, et al., The incidence rate and characteristics in patients with testicular torsion: a nationwide, population-based study. Acta Paediatrica, 2013.
45. Yu, K.J., et al., The dilemma in the diagnosis of acute scrotum: clinical clues for differentiating between testicular torsion and epididymo- orchitis. Chang Gung Med J, 2012. 35(1): p. 38-45.
46. Shah, M.I., A. Chantal Caviness, and D.R. Mendez, Prospective Pilot Derivation of a Decision Tool for Children at Low Risk for Testicular Torsion. Academic Emergency Medicine, 2013. 20(3): p. 271-278.
47. Kavoussi, P.K. and R.A. Costabile, Disorders of Scrotal Contents: Orchitis, Epididymitis, Testicular Torsion, Torsion of the Appendages, and Fournier’s Gangrene, in Practical Urology: Essential Principles and Practice. 2011, Springer. p. 309-322.
48. Rabinowitz, R., The importance of the cremasteric reflex in acute scrotal swelling in children. J Urol, 1984. 132(1): p. 89-90.
49. Nelson, C.P., J.F. Williams, and D.A. Bloom, The cremasteric reflex: a useful but imperfect sign in testicular torsion. Journal of pediatric surgery, 2003. 38(8): p. 1248-1249.
50. Yang, C., et al., Testicular torsion in children: a 20-year retrospective study in a single institution. The Scientific World Journal, 2011. 11: p. 362-368.
51. Taskinen, S., M. Taskinen, and R. Rintala, Testicular torsion: orchiectomy or orchiopexy? Journal of pediatric urology, 2008. 4(3): p. 210-213.
52. Bentley, D.F., et al., Spermatic cord torsion with preserved testis perfusion: initial anatomical observations. The Journal of urology, 2004. 172(6): p. 2373-2376.
53. Nordenholz, K., Testicular Compromise due to Inguinal Hernia. Western Journal of Emergency Medicine, 2012. 13(1).
54. Waseem, M., H. Pinkert, and G. Devas, Testicular infarction becoming apparent after hernia reduction. The Journal of emergency medicine, 2010. 38(4): p. 460-462.
55. Alyami, F. and T. Whelan, Incarcerated inguinal hernia in infancy associated with testicular infarction: Case report and review of the literature. Canadian Urological Association Journal, 2013. 7(5-6): p. E367.
56. Singal, A.K., et al., Undescended testis and torsion: is the risk understated? Archives of disease in childhood, 2013. 98(1): p. 77-79.
57. Williams, C.R., K.J. Heaven, and D.B. Joseph, Testicular torsion: is there a seasonal predilection for occurrence? Urology, 2003. 61(3): p. 638-641.
58. Srinivasan, A.K., et al., Climatic conditions and the risk of testicular torsion in adolescent males. The Journal of urology, 2007. 178(6): p. 2585-2588.
59. Chiu, B., et al., Seasonality of testicular torsion: a 10-year nationwide population based study. The Journal of urology, 2012. 187(5): p. 1781¬1785.
60. Korkes, F., et al., Testicular torsion and weather conditions: analysis of 21,289 cases in Brazil. International braz j urol, 2012. 38(2): p. 222¬229.
61. Chen, J.S., Y.M. Lin, and W.H. Yang, Diurnal temperature change is associated with testicular torsion: a nationwide, population based study in Taiwan. J Urol, 2013. 190(1): p. 228-32.
62. Nguyễn Thu Hòa, Phạm Đức Nguyên, T.Q. Bảo., Khái quát về khỉ hậu Việt Nam. Các giải pháp kiến trúc khí hậu Việt Nam. 2010. p. 810.