Nghiên cứu đặc điểm của hội chứng thiếu máu và một số yếu tố liên quan trong bệnh viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp (VKDT) là một bệnh tự miễn, diễn biến mạn tính xen kẽ các đợt viêm cấp tính, thường gặp nhất trong các bệnh về khớp. Trên thế giới VKDT chiếm khoảng 0,5-3% dân số. Ở Việt Nam, theo Trần Ngọc Ân bệnh có tỷ lệ 0,5% trong nhân dân, chủ yếu gặp ở nữ giới tuổi trung niên [1]. Mặc dù bệnh không gây chết người nhưng lại dẫn đến tàn phế nặng nề nếu không được chẩn đoán sớm, điều trị đúng và kịp thời. Chính sự tàn phế này để lại gánh nặng cho gia đình, xã hội và bản thân người bệnh. Tổn thương cơ bản và sớm nhất của bệnh là viêm màng hoạt dịch của nhiều khớp, thường biểu hiện ở các khớp nhỏ và nhỡ, đặc biệt là khớp cổ tay. Ở giai đoạn đầu viêm màng hoạt dịch chỉ là sự phù nề xung huyết sau đó là quá trình tăng sinh và phì đại màng hoạt dịch dẫn đến tình trạng phá huỷ sụn khớp và đầu xương dưới sụn. Dần dần tổ chức xơ phát triển thay thế tổ chức viêm đưa đến dính và biến dạng khớp. Hậu quả này làm cho bệnh nhân tàn phế, thậm chí không tự phục vụ được chính bản thân mình. Hiện nay VKDT được chẩn đoán theo tiêu chuẩn của Hội Thấp khớp học Mỹ (ACR 1987). Trong đó viêm khớp cổ tay, bàn ngón tay, ngón gần chiếm vị trí quan trọng, được tính hai trong bảy yếu tố chẩn đoán trong khi chỉ cần 4 yếu tố là chẩn đoán xác định. X quang quy ước là một yếu tố trong tiêu chuẩn chẩn đoán. Tuy nhiên chỉ phát hiện được những tổn thương trong giai đoạn muộn của bệnh.
Thiếu máu là một hội chứng rất thường gặp trên lâm sàng, có thể thấy trong nhiều tình trạng bệnh lý. Thiếu máu ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển thể lực, tâm lý, trí tuệ và khả năng lao động của con người. Nó cũng góp phần làm tăng tỷ lệ tử vong chung khi thiếu máu nặng và kéo dài. Thiếu máu thường gặp trong các bệnh mạn tính, trong đó có bệnh VKDT: xảy ra khoảng 30% – 70% bệnh nhân bị VKDT, cao hơn 3 lần so với tỷ lệ thiếu máu chung, có thể xuất hiện sớm ở những tháng đầu của bệnh [37], [57], [59].
Hiện nay, có nhiều cách phân loại thiếu máu, đặc biệt việc phân loại thiếu máu theo hình thái, đơn giản dễ thực hiện đồng thời giúp định hướng nguyên nhân của thiếu máu theo đặc tính là hồng cầu nhỏ, hồng cầu bình thường hay hồng cầu to. Chẩn đoán nguyên nhân thiếu máu cần dựa trên cơ chế bệnh sinh, để cho phép tiến hành những bước đi cơ bản, sử dụng một số tối thiểu xét nghiệm mà vẫn có thể đáp ứng được yêu cầu chẩn đoán. Trong bệnh lý viêm khớp mạn tính như VKDT xét nghiệm ferritin máu có giá trị trong chẩn đoán căn nguyên thiếu máu (ferritin là kho dự trữ sắt của cơ thể). Trước đây thiếu máu trong viêm mạn tính được cho là do thiếu sắt. Ngày nay, nhiều nghiên cứu chỉ ra có hai loại thiếu máu chính: thiếu máu của những rối loạn mạn tính (chiếm 77%) và thiếu máu do thiếu sắt (chiếm 23%). Để chẩn đoán đôi khi rất khó khăn, trong thiếu máu do thiếu sắt feritin máu thường giảm, thiếu máu do những rối loạn mạn tính thì ferritin tăng rất cao [35], [39], [43], [51].
Nhằm để hạn chế tàn phế và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân, ngoài điều trị bệnh chính chúng ta còn đồng thời điều trị các bệnh liên quan. Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về VKDT nhưng chưa có công trình nào đề cập đến hội chứng thiếu máu trong bệnh VKDT.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm của hội chứng thiếu máu và một số yếu tố liên quan trong bệnh viêm khớp dạng thấp” với hai mục tiêu:
1. Nghiên cứu đặc điểm thiếu máu ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến thiếu máu trong bệnh VKDT.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Đại cương bệnh VKDT 3
1.1.1. Lịch sử bệnh VKDT 3
1.1.2. Dịch tễ bệnh VKDT 4
1.1.3. Nguyên nhân bệnh VKDT 4
1.1.4. Cơ chế bệnh sinh VKDT 5
1.1.5 Triệu chứng lâm sàng 6
1.1.6. Triệu chứng xét nghiệm 7
1.1.7. Hình ảnh X quang 9
1.1.8. Chẩn đoán xác định bệnh VKDT 10
1.1.9. Chẩn đoán giai đoạn bệnh 10
1.1.10. Chẩn đoán đợt tiến triển của bệnh 11
1.1.11. Điều trị 13
1.2. Thiếu máu và phân loại thiếu máu 13
1.2.1 Quá trình tạo hồng cầu bình thường ở người trưởng thành 13
1.2.2. Các yếu tố ngoại sinh cần thiết cho sự tạo hồng cầu 18
1.2.3. Khái niệm thiếu máu và phân loại thiếu máu 22
1.3. Đặc điểm của thiếu máu trong bệnh VKDT 25
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1 Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu 27
2.2 Đối tượng nghiên cứu 27
2.2.1 Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 27
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân 28
2.3. Phương pháp nghiên cứu 28
2.3.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của VKDT 30
2.3.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của thiếu máu trong bệnh VKDT 32
2.3.3. Đối chiếu giữa lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh VKDT và hội
chứng thiếu máu 32
2.3.4. Một số kỹ thuật 33
2.3.5. Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu 34
2.4. Xử lý số liệu 34
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35
3.1. Đặc điểm chung nhóm bệnh nhân nghiên cứu 35
3.1.1. Đặc điểm về tuổi 35
3.1.2. Thời gian mắc bệnh 35
3.1.3. Đặc điểm về giới 36
3.1.4. Các chỉ số đánh giá giai đoạn tiến triển của bệnh 36
3.1.5. Mức độ hoạt động của bệnh (DAS 28) 39
3.1.6. Đánh giá giai đoạn bệnh theo Steinbrocker 39
3.2. Đặc điểm hội chứng thiếu máu trong bệnh VKDT 40
3.2.1. Tỷ lệ thiếu máu chung và theo giới 40
3.2.2. Dấu hiệu và triệu chứng thiếu máu 41
3.2.3. Đặc điểm các xét nghiệm huyết học: 42
3.2.4. Phân loại thiếu máu theo mức độ 44
3.2.5. Phân loại thiếu máu theo hình dạng và độ bảo hoà Hb 44
3.2.6. Đánh giá mức độ phục hồi của nhóm bệnh nhân thiếu máu 45
3.2.7. Đặc điểm chỉ số xét nghiệm khác 46
3.3. Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến thiếu máu trong bệnh VKDT 48
3.3.1. Nhóm tuổi và giới 48
3.3.2. Chỉ số khối cơ thể (BMI) 49
3.3.3. Thời gian mắc bệnh 50
3.3.4. Giai đoạn bệnh theo Steinbrocker 50
3.3.5. Giai đoạn tiến triển bệnh 51
3.3.6 Mức độ hoạt động của bệnh 51
3.2.7. Liên quan đến dùng thuốc 52
3.3.8. Sự kết hợp các bệnh khác 52
Chương 4: BÀN LUẬN 53
4.1. Đặc điểm chung về bệnh nhân 53
4.1.1. Đặc điểm về tuổi, giới và thời gian mắc bệnh 53
4.1.2. Các chỉ số đánh giá sự hoạt độngcủa bệnh 54
4.2. Đặc điểm của thiếu máu ở bệnh nhân VKDT 57
4.2.1. Tỷ lệ thiếu máu chung, theo giới và tuổi 58
4.2.2. Đặc điểm về các dấu hiệu lâm sàng 59
4.2.3. Đặc điểm các xét nghiệm huyết học: 59
4.2.4. Đặc điểm các chỉ số xét nghiệm khác 62
4.3. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến thiếu máu ở bệnh viêm khớp dạng thấp 64
4.3.1. Nhóm tuổi và giới 64
4.3.2. Chỉ số khối cơ thể (BMI) 65
4.3.3. Thời gian mắc bệnh, giai đoạn bệnh 66
4.3.4. Đợt tiến triển và mức độ hoạt động của bệnh 66
4.3.5. Dùng thuốc điều trị bệnh 67
4.3.6. Kết hợp với các bệnh khác 68
KẾT LUẬN 70
KIẾN NGHỊ 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích