Nghiên cứu đặc điểm của tật loạn thị ở trẻ em khám tại bệnh viện mắt trung ương
Mắt có chức năng rất quan trọng trong sinh hoạt hàng ngày của con người đó là thị lực. Hiện nay, s ố bệnh nhân đến khám mắt vì giảm thị lực là rất lớn tron g đó có nguyên nhân giảm thị lực do tật khúc xạ chiếm tỉ lệ rất cao [9],[47]. Trên thực tế có nhiều bệnh nhân bị tật khúc xạ nhưng đến khám vì các triệu chứng mỏi mắt, nhức mắt, đỏ mắt hay nhức đầu khi làm việc [30]. Do đó, việc khám thị lực và chỉnh tật khúc xạ rất quan trọng trong việc khám, chẩn đoán và theo dõi bệnh mắt.
Theo thống kê, số trẻ em và học sinh có nhu cầu khám và điều chỉnh tật khúc xạ ngày một nhiều [17], [19]. Tại bệnh viện Mắt trung ương năm 1999 có 34.340 lượt người đến khám vì tật khúc xạ (chiếm 30% tổng số người đến khám), trong đó 70% là trẻ em và học sinh [15], [22]. Một số cơ sở nhãn khoa đã thực hiện các điều tra nghiên cứu về tật khúc xạ ở học sinh trong các trường phổ thông. Trong 2 năm 1998 và 1999, trung tâm Mắt Hà nội đã khám cho 3.038 học sinh nội thành và phát hiện tỉ lệ tật khúc xạ là 26% [22]. Tỉ lệ tật khúc xạ ở học sinh trong các trường phổ thông ở thành phố Hồ Chí Minh năm 1999 là 30% [15], [26] và con số mới nhất vừa được công bố năm 2008 là 39,35%. Ở bệnh viện Mắt trung ương, hiện nay trung bình mỗi ngày có hơn 150 người đến khám về tật khúc xạ.
Trong số các tật khúc xạ thì loạn thị là thường gặp và gây ra nh iều khó khăn nhất trong việc khám và chỉnh kính [4]. Hơn nữa loạn thị thường kết hợp với cận thị hoặc viễn thị. Thực tế cho thấy trong số nhiều học sinh đeo kính thì nhiều trường hợp có số kính không phù hợp với tật khúc xạ, đặc biệt là những trường hợp có loạn thị kèm theo [13], [16], [22]. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và học tập của học sinh.
Loạn thị là khá phổ biến, theo một nghiên cứu của Mỹ công bố trong tạp chí Archive of Ophthalmology, gần 3 trong 10 (28,4%) trẻ em độ tuổi 5 đến 17 có loạn thị [48]. Một nghiên cứu gần đây ở Brazin phát hiện ra rằng 34% số học sinh trong thành phố bị loạn thị [43]. về sự phổ biến ở người lớn, một nghiên cứu gần đây ở Bangladesh phát hiện gần 1 trong 3 người (3 2,4%) trên 30 tuổi bị loạn thị [34].
Ở Việt Nam, trong nhiều năm qua đã có một số nghiên cứu về tật khúc xạ. Nghiên cứu của Vũ Thị Bích Thủy: “Đánh giá các phương pháp xác định khúc xạ và điều chỉnh kính ở lứa tuổi học sinh’’ đã đưa ra tỉ lệ 46,61% trẻ em, học sinh bị loạn thị trong nhóm tật khúc xạ [26]. Phạm Thị Hạnh với “Đánh giá sự tiến triển của cận thị ở học sinh phổ thông khám tại bệnh viện Mắt trung ương’ ’ đã đưa ra một số yếu tố ảnh hưởng đến sự tiến triển của cận thị [7]. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu đầy đủ về đặc điểm của tật loạn thị và chưa có sự quan tâm đúng mức về tật loạn thị trong các tật khúc xạ ở trẻ em. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu đặc điểm của tật loạn thị ở trẻ em khám tại bệnh viện mắt trung ương” nhằm hai mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng của loạn thị ở trẻ em.
2. Nhận xét những yếu tố liên quan đến kết quả điều chỉnh loạn thị bằng kính.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Hệ quang học và các yếu tố quyết định khúc xạ của mắt 3
1.1.1. Hệ quang học của mắt 3
1.1.2 Các yếu tố quyết định khúc xạ của mắt 4
1.2 Loạn thị 8
1.2.1 Khái niệm 8
1.2.2 Loạn thị do giác mạc 8
1.2.3 Loạn thị không do giác mạc 11
1.2.4 Sự điều tiết trong loạn thị 11
1.2.5 Nguyên nhân loạn thị 12
1.2.6 Triệu chứng lâm sàng của loạn thị 12
1.2.7 Tiến triển của loạn thị 13
1.2.8 Một số phương pháp xác định loạn thị 13
1.2.9 Vấn đề nhược thị trong loạn thị 16
1.2.10 Điều chỉnh loạn thị 16
1.3 Một số nghiên cứu về loạn thị 18
1.3.1 Nghiên cứu của nước ngoài 18
1.3.2 Nghiên cứu ở Việt Nam 18
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
2.1. Đối tượng nghiên cứu 19
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu 19
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 19
2.2. Phương pháp nghiên cứu 19
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 19
2.2.2. Cỡ mẫu 20
2.2.3 Phương pháp chọn mẫu 20
2.3. Phương tiện nghiên cứu 21
2.3.1. Phương tiện thăm khám 21
2.3.2. Phương tiện thu thập và xử lý số liệu 21
2.4. Nội dung nghiên cứu ll
2.4.1. Các biến số nghiên cứu 22
2.4.2. Khám khúc xạ cho bệnh nhân 23
2.4.3. Xác định khúc xạ 25
2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 27
CHƯƠNG S: KÉT QUẢ NGHIÊN CỨU 28
3.1. Đặc điểm chung 28
3.1.1 Phân bố theo tuổi và giới 28
3.1.2 Tiền sử gia đình 29
3.1.3 Đánh giá tỷ lệ loạn thị ở hai mắt của bệnh nhân 29
3.2. Đặc điểm lâm sàng của loạn thị 3G
3.2.1 Kiểu loạn thị 30
3.2.2 Khúc xạ cầu kèm theo 30
3.2.3 Trục loạn thị 31
3.2.4 Mức độ loạn thị 33
3.2.5 Lệch khúc xạ loạn thị 38
3.2.6 Tình trạng nhược thị 38
3.2.7 Thị lực của mắt loạn thị 42
3.3.8 Tình trạng đeo kính 43
3.2.9 Triệu chứng của bệnh nhân loạn thị 43
3.2.10 Những tổn thương khác liên quan đến tật khúc xạ 44
3.3. Các yếu tố liên quan đến kết quả điều chỉnh loạn thị bằng kín h. ..44
3.3.1 .Thị lực trước và sau thử kính 45
3.3.2. Thị lực và tuổi bệnh nhân 45
3.3.3. Thị lực và độ loạn thị 47
3.3.4. Thị lực và trục loạn thị 48
3.3.5. Thị lực ở mắt có hình thái loạn thị khác nhau 50
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 52
4.1. Đặc điểm chung 52
4.1.1. Tuổi 52
4.1.2. Tiền sử gia đình 53
4.1.3. Tình trạng loạn thị ở hai mắt 53
4.2. Đặc điểm lâm sàng của loạn thị 53
4.2.1. Kiểu loạn thị 53
4.2.2. Tật khúc xạ cầu kèm theo 54
4.2.3. Trục loạn thị 55
4.2.4. Độ loạn thị 58
4.2.5. Lệch khúc xạ và nhược thị 60
4.2.6. Các triệu chứng của bệnh nhân loạn thị 61
4.2.7. Thị lực của bệnh nhân 62
4.2.8. Tình trạng đeo kính 63
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thị lực khi chỉnh kính 63
4.3.1 Thị lực trước và sau chỉnh kính 63
4.3.2 Thị lực và tuổi bệnh nhân 64
4.3.3 Thị lực và mức độ loạn thị 64
4.3.4 Thị lực và trục loạn thị 65
4.3.5 Thị lực và các hình thái loạn thị 66
KẾT LUẬN 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích