Nghiên cứu đặc điểm di căn hạch cổ của ung thư thanh quản có nạo vét hạch cổ
Luận văn thạc sĩ y học Nghiên cứu đặc điểm di căn hạch cổ của ung thư thanh quản có nạo vét hạch cổ qua lâm sàng, siêu âm, cắt lớp vi tính và mô bệnh học.Ung thư thanh quản là loại ung thư thường gặp, xuất phát từ các tổn thương ác tính của lớp biểu mô của niêm mạc bao phủ thanh quản. Ung thư thanh quản đứng hàng thứ hai trong các ung thư vùng đầu cổ chỉ sau ung thư vòm mũi họng [1] tuổi hay gặp là từ 45 – 65 tuổi [2]. Bệnh gặp ở cả hai giới, nam gấp 4-9 lần nữ tùy theo nghiên cứu của từng tác giả, thuốc lá và rượu được xem là yếu tố nguy cơ chính của ung thư thanh quản [3][4]. Ở Việt Nam, nam giới chiếm đa số với tỉ lệ trên 90% [5][6]. Nhiều bệnh nhân thường không chú ý đến các triệu chứng sớm của bệnh, nên khi đến khám thì đã ở giai đoạn muộn [7] và có di căn hạch cổ.
Hạch cổ là một trong những dấu hiệu quan trọng chẩn đoán và tiên lượng ung thư vùng đầu cổ, khi khám lâm sàng thấy hạch cổ có nghĩa là bệnh đã không còn ở giai đoạn sớm. Đặc biệt những trường hợp hạch xuất hiện sớm,kích thước lớn, số lượng nhiều thì tiên lượng xấu hơn [6][8]. Vì vậy việc thăm khám lâm sàng và tiến hành một số các xét nghiệm là cần thiết để phát hiện sớm khối u cũng như di căn hạch có giá trị cao trong chẩn đoán và điều trị bệnh [9].
Trước đây việc phát hiện hạch di căn chủ yếu dựa vào thăm khám lâm sàng, nên những hạch nhỏ và ở sâu dễ bị bỏ sót. Ngày nay, với tiến bộ của khoa học kỹ thuật, có thêm nhiều các phương pháp thăm dò khác để giúp phát hiện dimcăn hạch, tránh bỏ sót như: siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ, PET – CT … Các phương pháp này đóng vai trò quan trọng trong khẳng định sự có hay không có di căn hạch vùng cổ. Từ đó, giúp cho các nhà lâm sàng học đưa ra hướng điều trị tốt hơn.
Siêu âm là phương pháp thăm khám đơn giản, dễ thực hiện ở nhiều cơ sở y tế, có thể phát hiện các hạch nhỏ, ở sâu, khó sờ thấy [10]. Đồng thời cũng đánh giá được kích thước, cấu trúc, liên quan với các tổ chức xung quanh. CT scanner, MRI là những phương pháp rất có giá trị trong phát hiện hạch vùng đầu – cổ cũng như đánh giá sự liên quan với tổ chức xung quanh. Tuy vậy hai phương pháp này lại có giá thành cao, đòi hỏi thiết bị máy móc hiện đại nên khó thực hiện được thường quy và phổ biến.
Giải phẫu bệnh sau mổ ung thư thanh quản luôn được coi là tiêu chuẩn vàng để xác định khối u là lành tính hay ác tính, đã xâm lấn tổ chức xung quanh hay chưa. Đây cũng là xét nghiệm chuyên sâu, đòi hỏi người đọc phải có kinh nghiệm cũng như sự hỗ trợ của các thiết bị máy móc hiện đại.
Ở Việt Nam, cũng có rất nhiều tác giả nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng, cũng như việc phát hiện hạch di căn để từ đó có phương pháp điều trị phù hợp. Tuy nhiên, chúng tôi chưa tìm thấy nghiên cứu nào đối chiếu kết quả phát hiện hạch di căn và độ tin cậy của các kết quả phát hiện hạch di căn đó. Xuất phát từ thực tế đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu đặc điểm di căn hạch cổ của ung thư thanh quản có nạo vét hạch cổ qua lâm sàng, siêu âm, cắt lớp vi tính và mô bệnh học”
Mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, siêu âm, cắt lớp vi tính của hạch di căn trong ung thư thanh quản có nạo vét hạch cổ.
2. Đối chiếu kết quả phát hiện di căn hạch vùng cổ qua lâm sàng, siêu âm, cắt lớp vi tính với mô bệnh học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Nghiên cứu đặc điểm di căn hạch cổ của ung thư thanh quản có nạo vét hạch cổ qua lâm sàng, siêu âm, cắt lớp vi tính và mô bệnh học
1/ Ngô Ngọc Liễn (2000): Ung thư thanh quản – Giản yếu tai mũi họng. Nhà xuất bản Y học (Tr198-204).
2/ Nguyễn Bá Đức (2000) : Ung thư đầu mặt cổ. Hóa chất điều trị bệnh ung thư – Nhà xuất bản y học (Tr59-63)
5/ Phạm Hoàng Anh, Nguyễn Bá Đức và cs (2001): Tình hình bệnh ung thư ở Việt nam. Tạp chí thông tin y học. Viện thông tin y học trung ương (Tr19)
6/ Võ Hiếu Bình và cộng sự (1990) : Một vài nhận xét về 76 BN ung thư thanh quản và sự liên hệ T.N.M. Thông tin Y học thành phố Hồ Chí Minh (Tr26-28)
7/ Bùi Thế Anh (2000) : Đối chiếu biểu hiện của Galactin-3 với đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học của ung thư thanh quản và hạ họng. Luận văn tốt nghiệp BSNT trường ĐHYHN.
8/ Lê Đình Doanh (2001): Bệnh học khối U. Nhà xuất bản Y học (Tr72-75)
9/ Bùi Viết Linh (2002) : Nghiên cứu lâm sàng, cận lâm sàng, và kết quả điều trị ung thư thanh quản bằng phẫu thuật và tia xạ. Luận văn thạc sĩ y học – Trường đại học Y Hà nội
16/ Trần Phan Chung Thủy và cs (2000): Nghiên cứu hạch cổ trong ung thư thanh quản tại khoa Tai Mũi Họng Bệnh Viện Chợ Rây. Nghiên cứu đánh giá đặc điểm lâm sàng và giai đoạn của bệnh. Luận văn thạc sĩ y học – Trường đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
17/ Lê Anh Tuấn (2002): Nghiên cứu hình thái lâm sàng và mô bệnh học của hạch cổ trong ung thư thanh quản và hạ họng tại bệnh viện Tai Mũi Họng TW. Luận văn tốt nghiệp BSNT trường ĐHYHN.
18/ Đặng Thị Xuân (2003): Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hình ảnh siêu âm, mô bệnh học vùng cổ. Luận văn bác sỹ chuyên khoa II.
19/ Trần Minh Trường (2007): Nghiên cứu lâm sàng, CT scanner, mô bệnh học hạch cổ trong ung thư thanh quản tại khoa Tai Mũi Họng BV Chợ Rây. Luận án Tiến sĩ Y học – Trường đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
21/ Hoàng Văn Cúc, Trịnh Văn Minh (1999): Giải phẫu người. Nhà Xuất Bản Y học HN
22/ Trịnh Văn Minh (2000): Giải phẫu hầu, giải phẫu người. Nhà xuất bản Y học, 569 – 578.
23/ Nguyễn Văn Long (2008): Giải phâu ứng dụng và sinh lý họng, thanh, khí, phế quản. Tai mũi họng quyển 2, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh 221 –240. Nhà Xuất Bản Y học HN
24/ Nguyễn Tấn Phong (2005): Điện quang trong chẩn đoán tai mũi họng. Nhà xuất bản y học
26/ Vũ Hải Long, Nguyễn Kim Dân (2004): Lựa chọn phương thức phẫu thuật trong ung thư thanh quản. Luận văn thạc sĩ y học – Trường đại học Y Hà nội
27/ Nguyễn Bá Đức, Nguyễn Chấn Hùng (2004): Chương trình phòng chống bệnh ung thư 2002-2010. Ung bướu học nội khoa – Nhà xuất bản y học (tr194- 203)
28/ Nguyễn Vĩnh Toàn (2007): Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chụp cắt lớp vi tính, tổn thương ung thư thanh quản đối chiếu với phẫu thuật tại viện tai mũi họng TW. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú bệnh viện
32/ Nguyễn Đình Phúc và cs (2005): Đánh giá hình thái lâm sàng và kết quả điều trị phẫu thuật ở bệnh nhân ung thư thanh quản hạ họng tại khoa B1 – Bệnh Viện Tai Mũi Họng trung ương.
33/ Nguyễn Hoàng Huy (2004): Nghiên cứu lâm sàng và biến đổi thanh điệu ở bệnh nhân ung thư thanh quản. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú bệnh viện – Trường đại học Y Hà nội
34/ Nguyễn Vĩnh Thạnh (2012): Đánh giá kết quả xạ trị ung thư hạ họng – thanh quản, giai đoạn III, IVa-b tại bệnh viện ung bướu Hà nội. Luận văn thạc sĩ y học – Trường đại học Y Hà nội
38/ Đàm Trọng Nghĩa (2009): Nghiên cứu các biến chứng do nạo vét hạch cổ ở bệnh nhân ung thư thanh quản. Luận văn thạc sĩ y học – Trường đại học Y HN
39/ Dương Thị Thúy (2014): Đối chiếu đặc điểm lâm sàng và PET/CT để chẩn đoán tái phát và theo dõi ung thư thanh quản hạ họng sau phâu thuật. Luận văn thạc sĩ y học – Trường đại học Y Hà nội
MỤC LỤC Nghiên cứu đặc điểm di căn hạch cổ của ung thư thanh quản có nạo vét hạch cổ qua lâm sàng, siêu âm, cắt lớp vi tính và mô bệnh học
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương I: TỔNG QUAN 3
1.1. Lịch sử nghiên cứu 3
1.1.1. Trên thế giới 3
1.1.2. Tại Việt nam 3
1.1.3. Lịch sử nghiên cứu hạch cổ trong ung thư thanh quản 4
1.2. Giải phẫu thanh quản 4
1.2.1 Phân vùng và ứng dụng 5
1.2.2. Các khoang của thanh môn 8
1.2.3. Mạch máu của thanh quản 8
1.2.4. Dẫn lưu bạch huyết 9
1.2.5. Thần kinh chi phối 9
1.3. Giải phẫu phân vùng hạch cổ và phân nhóm 10
1.4. Chẩn đoán hạch cổ trong ung thư thanh quản 14
1.4.1. Phương pháp chẩn đoán hạch cổ trong ung thư thanh quản 14
1.4.2. Đặc điểm di căn hạch trong ung thư thanh quản 17
1.4.3. Phân giai đoạn hạch di căn trên lâm sàng 18
1.4.4. Phân giai đoạn u (T) trên lâm sàng 19
1.5. Chỉ định phẫu thuật nạo vét hạch cổ 20
1.6. Các phương pháp nạo vét hạch cổ 20
1.6.1. Đường rạch trong phẫu thuật nạo vét hạch cổ 20
1.6.2. Các phương pháp nạo vét hạch cổ hiện nay 21
Chương II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1. Đối tượng nghiên cứu 26
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 26
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân 26
2.2. Phương pháp nghiên cứu 26
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 26
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 27
2.2.3. Nội dung nghiên cứu 27
2.2.4. Các bước nghiên cứu 28
2.3. Phương tiện nghiên cứu 30
2.4. Địa điểm nghiên cứu 32
2.5. Xử lý số liệu 32
2.6. Đạo đức nghiên cứu 32
2.7. Sơ đồ nghiên cứu 32
Chương III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33
3.1. Đặc điểm chung 33
3.1.1. Phân bố theo tuổi 33
3.1.2. Phân bố theo giới 33
3.1.3. Yếu tố liên quan 34
3.1.4. Triệu chứng cơ năng 34
3.1.5. Thời gian đến khám 35
3.1.6. Vị trí u trên lâm sàng 35
3.1.7. Giai đoạn u trên lâm sàng 36
3.2. Đặc điểm hạch 36
3.2.1. Đặc điểm hạch trên lâm sàng 36
3.2.2. Đặc điểm hạch trên siêu âm 38
3.2.3. Đặc điểm hạch trên CT scanner 41
3.2.4. Đặc điểm hạch giải phẫu bệnh 43
3.3. Đối chiếu kết quả phát hiện hạch 44
3.3.1. Đối chiếu kết quả phát hiện hạch giữa LS với GPB 44
3.3.2. Đối chiếu kết quả phát hiện hạch giữa SÂ với GPB 47
3.3.3. Đối chiếu kết quả phát hiện hạch giữa CT Scanner với GPB 50
3.3.4. Đối chiếu kết quả phát hiện hạch giữa LS, SÂ, CT với GPB 53
Chương IV: BÀN LUẬN 54
4.1. Đặc điểm chung 54
4.1.1. Về tuổi 54
4.1.2. Về giới 54
4.1.3. Về yếu tố nguy cơ 55
4.1.4. Các triệu chứng cơ năng chính 55
4.1.5. Thời gian đến khám 56
4.1.6. Vị trí u trên lâm sàng 57
4.1.7. Giai đoạn u trên lâm sàng 57
4.2. Đặc điểm hạch 58
4.2.1. Đặc điểm hạch trên lâm sàng 58
4.2.2. Đặc điểm hạch trên siêu âm 60
4.2.3. Đặc điểm hạch trên CT scanner 62
4.2.4. Đặc điểm hạch trên giải phẫu bệnh 64
4.3. Đối chiếu kết quả phát hiện hạch 65
4.3.1. Đối chiếu kết quả phát hiện hạch giữa LS và GPB 65
4.3.2. Đối chiếu kết quả phát hiện hạch giữa SÂ và GPB 69
4.3.3. Đối chiếu kết quả phát hiện hạch giữa CT và GPB 72
4.3.4. Đối chiếu kết quả phát hiện hạch giữa LS, SÂ, CT với GPB 75
Chương V: KẾT LUẬN 76
5.1. Tình hình bệnh nhân ung thư thanh quản 76
5.2. Đặc điểm hạch 76
5.3. Đối chiếu với giải phẫu bệnh 76
Chương VI: KIẾN NGHỊ 78
Bảng 3.1. Phân bố theo tuổi 33
Bảng 3.2. Phân bố theo giới 33
Bảng 3.3. Yếu tố liên quan 34
Bảng 3.4. Triệu chứng cơ năng 34
Bảng 3.5. Thời gian đến khám 35
Bảng 3.6. Vị trí khối u trên lâm sàng 35
Bảng 3.7. Giai đoạn u trên lâm sàng 36
Bảng 3.8. Vị trí và số lượng hạch theo nhóm trên lâm sàng 36
Bảng 3.9. Kích thước hạch trên lâm sàng 37
Bảng 3.10. Tính chất hạch trên lâm sàng 38
Bảng 3.11. Vị trí và số lượng hạch theo nhóm trên siêu âm 38
Bảng 3.12. Kích thước hạch trên siêu âm 39
Bảng 3.13. Tính chất hạch trên siêu âm 40
Bảng 3.14. Vị trí và số lượng hạch theo nhóm trên CT scanner 41
Bảng 3.15. Tính chất hạch trên CT scanner 42
Bảng 3.16. Số lượng hạch di căn theo nhóm trên GPB 43
Bảng 3.17. Di căn hạch trên GPB với phát hiện hạch trên LS 44
Bảng 3.18. Di căn hạch trên GPB với vị trí u trên LS 44
Bảng 3.19. Di căn hạch trên GPB với giai đoạn u trên LS 45
Bảng 3.20. Di căn hạch trên GPB với thời gian đến khám trên LS 45
Bảng 3.21. Kết quả phát hiện hạch qua LS và GPB theo giai đoạn u 46
Bảng 3.22. Kết quả phát hiện hạch qua LS và GPB theo vị trí u 46
Bảng 3.23. Kết quả phát hiện hạch qua LS và GPB theo vị trí nhóm hạch 47
Bảng 3.24. Di căn hạch trên GPB và phát hiện hạch trên SA 48
Bảng 3.25. Kết quả phát hiện hạch qua SA và GPB theo giai đoạn u 48
Bảng 3.26. Kết quả phát hiện hạch qua SA và GPB theo vị trí u 49
Bảng 3.27. Kết quả phát hiện hạch qua SA và GPB theo vị trí nhóm hạch 49
Bảng 3.28. Di căn hạch trên GPB với phát hiện hạch trên CT Scanner 50
Bảng 3.29. Kết quả phát hiện hạch qua CT và GPB theo giai đoạn u 51
Bảng 3.30. Kết quả phát hiện hạch qua CT và GPB theo vị trí u 51
Bảng 3.31. Kết quả phát hiện hạch qua CT và GPB theo vị trí nhóm hạch 52
Bảng 3.32. Kết quả phát hiện hạch di căn giữa LS, SÂ, CT với GPB 53
Hình 1.1. Giải phẫu thanh quản 4
Hình 1.2. Phân vùng thanh quản theo giải phẫu 6
Hình 1.3. Phân vùng thanh quản theo bệnh học 7
Hình 1.4. Tam giác bạch huyết Rouviere 10
Hình 1.5. Phân bố hạch vùng cổ 11
Hình 1.6. Phân nhóm hạch cổ của Memorial Sloan-Kettery Center 13
Hình 1.7. Cấu trúc mô học của hạch 16
Hình 1.8. Dẫn lưu bạch huyết vùng thanh quản 17
Hình 1.9. Xếp loại TNM 18
Hình 1.10. Đường rạch da chữ U cắt thanh quản và NVHC 2 bên 21
Hình 1.11. Nạo vét hạch cổ tiệt căn 21
Hình 1.12. Nạo vét hạch cổ tiệt căn cải biên tuyp I 22
Hình 1.13. Nạo vét hạch cổ tiệt căn cải biên tuyp II 23
Hình 1.14. Nạo vét hạch cổ tiệt căn cải biên tuyp III 23
Hình 1.15. Nạo vét hạch cổ chọn lọc nhóm I, II, III 24
Hình 1.16. Nạo vét hạch cổ chọn lọc nhóm II, III, IV 24
Hình 2.1. Máy siêu âm sử dụng trong nghiên cứu 30
Hình 2.2. Máy CT scanner 2 dẫy sử dụng trong nghiên cứu 31
Hình 2.3. Các thiết bị sử dụng trong XN mô bệnh học 31
Hình 3.1. Hạch cổ trên lâm sàng 37
Hình 3.2. Hạch cổ trên siêu âm 39
Hình 3.3. Hạch cổ trên siêu âm 41
Hình 3.4. Hoại tử hạch trên CT scanner 42
Hình 3.5. Phẫu tích hạch nguyên khối 43
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
NVHC: Nạo vét hạch cổ
GPB: Giải phẫu bệnh
MBH: Mô bệnh học
MBH (+): Mô bệnh học dương tính
MBH (-): Mô bệnh học âm tính
HE: Hematoxylin – Eosin
BV: Bệnh viện
TMH TW: Tai Mũi Họng trung ương
B1: Trung tâm Ung bướu và Đầu – Cổ
TK: Thần kinh
TM: Tĩnh mạch
ƯĐC: Ức – đòn – chũm
PT: Phẫu thuật
XN: Xét nghiệm
LS: Lâm sàng
SA: Siêu Âm
CT: Computer Tomography
Sn: Sensitivity
Sp: Specificity
PPV: Positive predictive value
NPV: Negative predictive value