Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, ảnh hưởng của bệnh sán lá gan nhỏ đến một số chỉ số sinh học chức năng gan và tác dụng điều trị bằng Praziquantel

Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, ảnh hưởng của bệnh sán lá gan nhỏ đến một số chỉ số sinh học chức năng gan và tác dụng điều trị bằng Praziquantel

Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới, hiên có khoảng 23 triệu người trên thế” giới nhiễm sán lá gan nhỏ, trong đó khoảng 1 triệu người châu Âu nhiễm Opisthorchis felineus, 3 triệu người nhiễm Opisthorchis viverrini, và ít nhất 19 triệu người nhiễm Opisthorchis sinensis (Clonorchis sinensis).

C. sinensis phân bố rông rãi ở Trung Quốc và Đông Nam châu Á gồm Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, và phía bắc Việt Nam. Trong quá khứ, C. sinensis rất phổ biến ở Nhật Bản, hiện nay tỷ lệ nhiễm ở mức không đáng kể. Như vậy C. sinensis chỉ còn là vấn đề của các nước Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam.

Cho đến nay, sán lá gan nhỏ đã được xác định ở ít nhất 12 tỉnh phía bắc Việt Nam. Các ổ dịch tễ với tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ cao thường ở những địa phương, nơi có tập quán ăn gỏi cá như Ninh Bình, Nam Định và Thanh Hoá. Các trường hợp nhiễm sán thường không có biểu hiện lâm sàng rõ rệt, nhiều người không biết bản thân có nhiễm sán. Nói cách khác, công đồng ít biết và quan tâm đến công tác phòng trị. Có thể đây là môt trong những yếu tố làm cho nhiều ổ sán lá gan nhỏ còn đang lưu hành rông rãi ảnh hưởng đến sức khoẻ của nhân dân. Tuy hiếm, nhưng đã có 2 trường hợp trẻ em ở Nam Định tử vong tại bệnh viện Bạch Mai năm 1975 với chẩn đoán chính thức là do C. sinensis. Hiện còn thiếu nhiều thông tin khoa học về sự ảnh hưởng của sán đến sức khoẻ người Việt Nam, việc xác định ảnh hưởng của sán đến chức năng gan mật sẽ có nhiều ý nghĩa khoa học và thực tiễn.

Từ cuối thập kỷ 70, đầu thập kỷ 80 Bô Y tế đã quan tâm giải quyết vấn đề sán lá gan nhỏ ở những vùng dịch tễ. Những điều tra cắt ngang đã cung cấp thông tin về tỷ lệ nhiễm sán theo thời gian và môt số hiểu biết về lưu hành bệnh học của các ổ dịch tễ. Trong điều trị, nhiều công trình nghiên cứu tìm ra loại thuốc và phác đồ có hiệu quả ngày càng cao hơn đã được thực hiện tại bênh viên cũng như thực địa: Nivaquine và Emetine ở thập kỷ 60, Cloxyl và Delagyl thập kỷ 70-80, Albendazol và Praziquantel cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90. Praziquantel bắt đầu được dùng trong tẩy sán lá trên thế giới từ những năm cuối thập kỷ 70, ở Việt Nam vào cuối những năm cuối thập kỷ 80 và hiên đang là thuốc có hiệu quả cao nhất trong điều trị sán lá gan nhỏ. Hầu hết các phác đổ Praziquantel đã thử nghiệm có hiệu quả cao trong điều kiện bệnh viện, nhưng khi áp dụng tại thực địa thường cho tỷ lệ sạch sán thấp hơn và biến đông theo điểm thử nghiệm. Trong khi không còn nghi ngờ gì về hiệu lực của Praziquantel đối với sán lá gan nhỏ, tính không ổn định của các phác đổ tại thực địa ám chỉ tính phù hợp và dễ chấp nhận của công đổng đóng vai trò quan trọng và việc xác định được môt phác đổ có hiệu quả cao tại thực địa là hết sức cần thiết.

Công tác phòng trị bệnh nói chung và điều trị đặc hiệu tại công đổng nói riêng cần phải dựa trên cơ sở hiểu biết về dịch tễ học. Những thông tin dịch tễ học là cần thiết cho việc theo dõi đánh giá hiệu quả của phác đổ trong khung cảnh dịch tễ cụ thể. Đây cũng là vấn đề cần thiết được quan tâm tìm hiểu trong quá trình nghiên cứu khoa học và áp dụng phác đổ tại công đổng.

Xuất phát từ những yêu cầu khoa học và thực tiễn trên đây, chúng tôi nghiên cứu đề tài:

Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, ảnh hưởng của bệnh sán lá gan nhỏ đến một số chỉ số sinh học chức năng gan và tác dụng điều trị bằng Praziquantel” với 3 mục tiêu sau:

1. Xác định loài sán và một số đặc điểm dịch tễ học nhiễm sán lá gan nhỏ tại điểm nghiên cứu.

2. Xác định biểu hiên lâm sàng và ảnh hưởng của sán lá gan nhỏ đến một số chỉ số sinh hoá liên quan đến chức năng gan.

3. Đánh giá hiệu quả điều trị sán lá gan nhỏ tại thực địa của phác đổ Praziquantel liều 25 mg/kg x 3 lần/ngày x 1 ngày và khả năng áp dụng trong cộng đổng.

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Sán lá gan nhỏ C. sinensis 3
1.2. Đặc điểm lưu hành 7
1.2.1. Phương thức lan truyền trong vùng dịch tễ 7
1.2.2. Phương thức lan truyền đến nơi ngoài vùng dịch tễ 8
1.2.3. Tính chất mùa vụ của bênh ở vùng dịch tễ 9
1.2.4. Tính chất dai dẳng của bênh ở vùng dịch tễ 9
1.2.5. Tính chất nhiễm C. sinensis trong ổ dịch tễ 10
1.3. Phân bố của C. sinensis 10
1.3.1. Tình hình nhiễm C. sinensis ở Trung Quốc 10
1.3.2. Tình hình nhiễm C. sinensis ở Nhật Bản 12
1.3.3. Tình hình nhiễm C. sinensis ở Hàn Quốc 13
1.3.4. Tình hình nhiễm C. sinensis ở Viễn Đông 13
1.3.5. Đặc điểm phân bố và lưu hành C. sinensis tại Việt Nam 14
1.4. Bệnh học do sán lá gan nhỏ 18
1.4.1. Bệnh học ở đông vật 18
1.4.2. Bệnh học ở người 19
1.4.3. C. sinensis và ung thư 20
1.4.4. Lâm sàng bệnh sán lá gan nhỏ 21
1.5. Chẩn đoán C. sinensis 22
1.5.1. Chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng ở Việt Nam 22
1.5.2. Chẩn đoán hình ảnh 23
1.6. Điều trị bệnh sán lá gan nhỏ 24
1.6.1. Các thuốc điều trị sán lá gan nhỏ đã áp dụng ở Việt Nam 24
1.6.2. Praziquantel và các biệt dược 26
1.7. Phòng bệnh 29
CHƯƠNG 2. ĐÔÌ TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 31
2.1. Đối tượng nghiên cứu 31
2.2. Nôi dung nghiên cứu 32
2.3. Thiết kế nghiên cứu 33
2.3.1. Nghiên cứu cắt ngang, mô tả 33
2.3.2. Nghiên cứu can thiệp 33
2.3.3. Cỡ mẫu 33
2.4. Địa điểm nghiên cứu 34
2.5. Thời gian nghiên cứu 34
2.6. Vật liệu nghiên cứu 34
2.7. Trang thiết bị hoá chất 35
2.8. Kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu 36
2.8.1. Thu thập mẫu phân 36
2.8.2. Thu thập mẫu huyết thanh 37
2.8.3. Điều tra qua phỏng vấn 37
2.8.4. Kỹ thuật tìm trứng sán lá gan nhỏ trong phân 37
2.8.5. Kỹ thuật ELISA phát hiện kháng thể kháng sán lá gan nhỏ 39
2.8.6. Định loại sán 42
2.8.7. Kỹ thuật xét nghiệm các chỉ số hoá sinh 45
2.8.8. Điều trị sán lá gan nhỏ 46
2.8.9. Các chỉ số đánh giá hiệu quả của phác đổ điều trị tại thực địa 47
2.8.10. Thu thập và xử lý số liệu 50
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ 52
3.1. Phân loại sán và đặc điểm dịch tễ sán lá gan nhỏ tại Kim Sơn 52
3.1.1. Loài sán lá gan nhỏ tại điểm nghiên cứu 52
3.1.2. Tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ tại điểm nghiên cứu 54
3.1.3. Cường đô nhiễm sán lá gan nhỏ 56
3.1.4. Mối liên quan giữa ăn gỏi cá và mức nhiễm sán lá gan 59
3.2. Dấu hiệu lâm sàng và các chỉ số hoá sinh huyết thanh liên quan đến
chức năng gan ở các trường hợp nhiễm sán lá gan nhỏ 62
3.2.1. Dấu hiệu lâm sàng của người nhiễm C. sinensis 62
3.2.2. Biến đổi các chỉ số sinh hoá chức năng gan 63
3.3. Hiệu quả điều trị C. sinensis bằng Praziquantel 79
3.3.1. Tỷ lệ giảm và sạch trứng sau điều trị 79
3.3.2. Khả năng áp dụng phác đổ Praziquantel 25mgx3 lần/ngày x 1 ngày
trong công đổng 79
3.3.3. Biến đổi của các chỉ số huyết thanh sau điều trị đặc hiệu 83
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 90
4.1. Hiện trạng nhiễm sán lá gan nhỏ tại ổ dịch tễ Kim Sơn 90
4.1.1. Loài sán lá gan nhỏ tại Kim Sơn 90
4.1.2. Tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ tại Kim Sơn 91
4.1.3. Cường đô nhiễm sán lá gan nhỏ tại Kim Sơn 92
4.1.4. Sinh cảnh của ổ dịch tễ: người, phân tươi, cá , ốc và nhiễm C.
sinensis 92
4.1.5. Tập quán ăn gỏi cá tại Kim Sơn 93
4.1.6. Tỷ lệ và cường đô nhiễm C. sinensis và mức ăn gỏi cá 93
4.1.7. Phơi nhiễm, dương tính trứng sán và tỷ lệ nhiễm thực tế 97
4.2. Môt số ảnh hưởng của sán lá gan nhỏ đến chức năng gan và đặc điểm
lâm sàng 97
4.2.1. Chức năng sinh tổng hợp protein huyết thanh 98
4.2.2. Hoạt đô enzym huyết thanh và tổn thương chức năng gan 101
4.2.3. Nồng đô bilirubin huyết thanh và chức năng bài tiết mật 104
4.2.4. Biểu hiện lâm sàng ở người nhiễm C. sinensis 106
4.3. Tác dụng điều trị của Praziquantel liều 25 mg x 3 lần/ngày x 1 ngày
trong công đồng 107
4.3.1. Liều Praziquantel lựa chọn, cơ sở khoa học và thực tiễn 107
4.3.2. Tỷ lệ sạch trứng và tỷ lệ giảm trứng 108
4.3.3. Khả năng áp dụng phác đồ Praziquantel tại công đồng 108
KẾT LUẬN 112
KIẾN NGHỊ 114
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN cúu ĐÃ CÔNG Bố 115
TÀI LIỆU THAM KHẢO 116
Tiếng Việt 116
Tiếng Anh 122
PHỤ LỤC 136
Phụ lục 1: Phiếu điều tra sán lá gan nhỏ 137
Phụ lục 2: Bệnh án sán lá gan nhỏ (C.sinensis) 137 
 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment