Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học bệnh bụi phổi silic tại Thái Nguyên và giải pháp can thiệp giảm nguy cơ

Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học bệnh bụi phổi silic tại Thái Nguyên và giải pháp can thiệp giảm nguy cơ

Luận án tiến sĩ y học Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học bệnh bụi phổi silic tại Thái Nguyên và giải pháp can thiệp giảm nguy cơ.Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO), bệnh bụi phổi silic (BPSi) là một bệnh phổi nghề nghiệp xơ hoá lan toả, bệnh phát triển và không hồi phục ở người lao động hàng ngày hít phải bụi chứa silic tự do (SiO2)1-5 như quặng, thạch anh, cát, granit (60% silic), đá … thậm chí cả ngay sau khi ngừng tiếp xúc bệnh vẫn tiến triển.6 Người lao động mắc bệnh BPSi thường dễ mắc các bệnh khác như lao phổi, viêm phổi và ung thư phổi. Bệnh tiến triển gây ra các biến chứng như lao, tâm phế mạn, suy hô hấp. Trong đó lao phổi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và là biến chứng hay gặp nhất.7 Đến nay, bệnh BPSi vẫn là một trong những bệnh sức khỏe nghề nghiệp quan trọng trên thế giới.8 Tỷ lệ hiện mắc bệnh BPSi ở các nước đang phát triển trong số người lao động (NLĐ) làm nghề phải tiếp xúc với bụi silic vào khoảng 20-50%.


Ở Việt Nam, bệnh BPSi đã được công nhận là bệnh nghề nghiệp (BNN) được đền bù từ năm 1976.9 Với các ngành sản xuất vật liệu xây dựng, ngành khai khoáng, luyện kim hàng ngày vẫn có nhiều NLĐ thường xuyên vẫn phải tiếp xúc với các yếu tố bất lợi như bụi silic gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe con người như bệnh BPSi.10-13 Đến năm 2017, tại Việt Nam đã khám được 30/34 BNN, tuy nhiên mới chỉ có 10 bệnh được giám định nghề nghiệp, trong đó chủ yếu là các bệnh điếc nghề nghiệp, bệnh BPSi nghề nghiệp và các bệnh hô hấp nghề nghiệp khác.14Theo báo cáo hoạt động y tế và phòng chống bệnh nghề nghiệp năm 2020 của Cục quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế, bệnh BPSi nghề nghiệp chiếm tỉ lệ cao nhất trong số các bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm (70,8%).6
Cho tới nay bệnh BPSi nghề nghiệp chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu nhưng bệnh BPSi có thể phòng tránh được. Trước tính chất nghiêm trọng, nguy cơ gánh nặng bệnh tật, chi phí tốn kém cũng như ảnh hưởng tới khả năng lao động, sức khỏe của NLĐ do bệnh BPSi, trong quá trình công nghiệp hóa ở các nước đang phát triển, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cùng tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã thành lập một chiến dịch toàn cầu nhằm loại bỏ bệnh bụi phổi silic vào năm 2030 với sự tham gia của nhiều khu vực, nhiều quốc gia.15
Để hưởng ứng chương trình toàn cầu của ILO/WHO, nhà nước ta đã cho phép ngành y tế thực hiện dự án: “Kế hoạch hành động quốc gia phòng chống bệnh BPSi” từ năm 1999. Tuy nhiên, theo số liệu của Cục Quản lý môi trường y tế, hiện nay, bệnh BPSi vẫn là một trong số BNN thường gặp nhất tại Việt Nam và có xu hướng chưa giảm theo thời gian. Số lượng người cần khám thực tế cao hơn rất nhiều và tỷ lệ người được chẩn đoán bệnh BPSi phụ thuộc rất nhiều vào khả năng của từng cơ sở y tế mỗi tỉnh.14
Thái Nguyên thuộc Vùng Trung du và miền núi phía Bắc có tài nguyên khoáng sản phong phú về chủng loại, là một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng. Hàng ngàn lao động trong các ngành công nghiệp luyện gang thép tại Thái Nguyên vẫn hàng ngày tiếp xúc trực tiếp với môi trường lao động (MTLĐ) có chứa bụi silic và có nguy cơ mắc bệnh BPSi. Theo kết quả nghiên cứu thực trạng MTLĐ tại một số doanh nghiệp 5 tỉnh Việt Nam giai đoạn 2018-2020, tại Nhà máy luyện thép Lưu Xá có khá nhiều yếu tố vượt tiêu chuẩn cho phép, trong đó có hai yếu tố có tỷ lệ mẫu vượt giới hạn cho phép cao nhất là nhiệt độ 8/20 mẫu (40,0%) và bụi hô hấp 8/13 (61,5%) mẫu, trong khi tỉ lệ số mẫu bụi hô hấp vượt tiêu chuẩn cho phép ở nhà máy luyện gang là 10,0%.16 Vì vậy, để trả lời câu hỏi, đặc điểm dịch tễ học bệnh BPSi của NLĐ làm việc trong MTLĐ phát sinh nhiều bụi silic như thế nào, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học bệnh bụi phổi silic tại Thái Nguyên và giải pháp can thiệp giảm nguy cơ” nhằm mục tiêu:
1.    Phân tích đặc điểm dịch tễ học bệnh bụi phổi silic ở một số cơ sở sản xuất có nguy cơ cao tại Thái Nguyên năm 2018-2019.
2.    Đánh giá giải pháp can thiệp giảm nguy cơ mắc bệnh bụi phổi silic ở một số cơ sở sản xuất có nguy cơ cao tại Thái Nguyên.

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
Chương 1. TỔNG QUAN    3
1.1.    Một số định nghĩa, khái niệm được sử dụng trong nghiên cứu    3
1.1.1.    Người lao động    3
1.1.2.    Bụi silic    3
1.1.3.    Chẩn đoán bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp    5
1.1.4.    Các thông số đánh giá chức năng hô hấp    6
1.1.5.    X – quang các bệnh bụi phổi theo phân loại quốc tế ILO    7
1.2.    Đặc điểm dịch tễ học bệnh bụi phổi silic của người lao động tiếp xúc trực
tiếp với bụi silic ở một số ngành nghề    9
1.2.1.    Trên thế giới    9
1.2.2.    Tại Việt Nam    16
1.3.     Một số giải pháp can thiệp giảm nguy cơ mắc bệnh bụi phổi silic    20
1.3.1.    Một số nghiên cứu về giải pháp can thiệp làm giảm nguy cơ mắc
bệnh bụi phổi silic    20
1.3.2.    Một số giải pháp can thiệp làm giảm nguy cơ mắc bệnh bụi phổi silic
ở người lao động    24
1.3.3.    Giải pháp can thiệp dựa trên ứng dụng trên điện thoại thông minhtrong truyền thông làm giảm nguy cơ mắc bệnh bụi phổi silic ở người
lao động    40
1.4.    Tổng quan về địa bàn nghiên cứu    41
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    45
2.1.    Đối tượng nghiên cứu    45
2.1.1.     Nghiên cứu định lượng    45
2.1.2.     Nghiên cứu định tính    45
2.2.    Địa điểm và thời gian nghiên cứu    45
2.2.1.    Địa điểm nghiên cứu    45
2.2.2.    Thời gian nghiên cứu    45
2.3.    Phương pháp nghiên cứu    46
2.3.1.    Thiết kế nghiên cứu    46
2.3.2.    Cỡ mẫu    48
2.3.3.    Phương pháp chọn mẫu    49
2.4.    Biến số, chỉ số    50
2.4.1.    Biến số nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học bệnh bụi phổi silic của
người lao động    50
2.4.2.    Biến số nghiên cứu đánh giá hiệu quả giải pháp can thiệp giảm nguy
cơ mắc bệnh bụi phổi silic    50
2.4.3.    Các chủ đề nghiên cứu định tính    51
2.5.    Công cụ và phương pháp thu thập số liệu    51
2.5.1.    Công cụ thu thập số liệu    51
2.5.2.    Phương pháp thu thập số liệu định lượng    52
2.5.3.    Phương pháp thu thập số liệu định tính    53
2.6.    Giải pháp can thiệp    54
2.6.1.    Hoạt động can thiệp áp dụng cho nhóm can thiệp    55
2.6.2.    Hoạt động áp dụng cho nhóm đối chứng    57
2.7.    Sai số và cách khắc phục    58
2.7.1.     Sai số    58
2.7.2.     Biện pháp khắc phục     58
2.8.     Phân tích số liệu    59
2.8.1.     Số liệu nghiên cứu định lượng    59
2.8.2.     Số liệu trong nghiên cứu định tính    60
2.9.     Đạo đức trong nghiên cứu    60
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    61
3.1.    Mô tả đặc điểm của đối tượng nghiên cứu thời điểm trước can thiệp    61
3.2.    Đặc điểm dịch tễ học của bệnh bụi phổi silic tại một số cơ sở sản xuất có
nguy cơ cao tại tỉnh Thái Nguyên năm 2018-2019    66
3.2.1.    Tỷ lệ hiện măc bệnh bụi phôi silic của người lao động    66
3.2.2.    Phân tích mối liên quan giữa một số yếu tố với tỷ lệ hiện mắc và
mức độ biểu hiện bệnh bụi phổi silic ở người lao động    71
3.3.    Đánh giá giải pháp can thiệp giảm nguy cơ mắc bệnh bụi phổi silic ở nhà máy luyện Thép của Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên    74
3.3.1.    Kết quả đánh giá trước can thiệp    74
3.3.2.    Đánh giá của đối tượng được thực hiện giải pháp can thiệp ở nhà
máy luyện thép    82
3.3.3.    Sự thay đổi kiến thức của người lao động về bệnh bụi phổi silic sau
thời gian can thiệp    86
3.3.4.    Sự thay đổi thái độ của người lao động về bệnh bụi phổi silic sau
thời gian can thiệp    90
3.3.5.    Sự thay đổi thực hành của người lao động về phòng tránh bệnh bụi
phổi silic sau thời gian can thiệp    91
Chương 4. BÀN LUẬN    94
4.1.    Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu thời điểm trước can thiệp    94
4.2.    Đặc điểm dịch tễ học của bệnh bụi phổi silic tại một số cơ sở sản xuất có
nguy cơ cao tại tỉnh Thái Nguyên năm 2018-2019    99
4.2.1.    Tỷ lệ hiện mắc bệnh bụi phổi silic của đối tượng nghiên cứu    99
4.2.2.    Mối liên quan giữa một số yếu tố với tỷ lệ hiện mắc và mức độ biểu
hiện bệnh bụi phổi silic ở người lao động    102
4.3.    Hiệu quả giải pháp can thiệp giảm nguy cơ mắc bệnh bụi phổi silic    105
4.3.1.    Kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh bụi phổi silic của
người lao động trước khi can thiệp    105
4.3.2.    Hiệu quả giải pháp can thiệp Truyền thông giáo dục người lao động
phòng chống bệnh bụi phổi silic qua ứng dụng phần mềm trên điện thoại thông minh    116
4.4.    Tính bền vững và khả năng nhân rộng của chương trình can thiệp    126
4.5.    Bàn luận về hạn chế của đề tài    127
KẾT LUẬN    129
KHUYẾN NGHỊ    131
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 
DANH MỤC BANG
Bảng 1.1. Giá trị giới hạn tiếp xúc tối đa cho phép bụi silic    4
tại nơi làm việc    4
Bảng 1.2. Hướng dẫn chẩn đoán các hội chứng rối loạn thông khí    6
Bảng 1.3. Các cấp độ dự phòng    25
Bảng 2.1. Số lượng phỏng vấn sâu đối tượng nghiên cứu    50
Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu    61
Bảng 3.2. Tình hình sức khoẻ, tiếp cận dịch vụ y tế    62
của đối tượng nghiên cứu    62
Bảng 3.3. Tỷ lệ người lao động có tình trạng mắc bệnh hô hấp và bệnh nghề nghiệp    63
Bảng 3.4. Tình trạng hút thuốc và sử dụng khẩu trang của người lao động 64
Bảng 3.5. Môi trường làm việc qua cảm nhận của người lao động    65
Bảng 3.6. Phân bố tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silic theo một số đặc điểm    67
Bảng 3.7. Tỷ lệ các loại kích thước và mật độ đám mờ trên phim X – quang của người lao động mắc bệnh bụi phổi silic    70
Bảng 3.8. Thực trạng chức năng hô hấp của người lao động    70
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa tình trạng mắc bệnh bụi phổi silic của người lao động ở nhà máy luyện thép với một số yếu tố (n=309)    71
Bảng 3.10. Phân tích mối liên quan giữa tình trạng mắc bệnh bụi phổi silic của người lao động ở nhà máy luyện gang với một số yếu tố (n=358)    73
Bảng 3.11. Kiến thức chung của người lao động về bệnh bụi phổi silic – trước can thiệp    74
Bảng 3.12. Kiến thức của người lao động về dấu hiệu gợi ý mắc bệnh và hậu quả của bệnh bụi phổi silic – trước can thiệp    75
Bảng 3.13. Kiến thức của người lao động về biện pháp phòng tránh bệnh bụi phổi silic – trước can thiệp    76Bảng 3.14. Kiến thức của người lao động về các yếu tố ảnh hưởng đến việc mắc
bệnh bụi phổi silic – trước can thiệp    77
Bảng 3.15. Thái độ của người lao động về bệnh bụi phổi silic    78
Bảng 3.16. Thực hành phòng chống bệnh bụi phổi silic của người lao động … 79
Bảng 3.17. Tần suất sử dụng các loại bảo hộ lao động của người lao động 80
Bảng 3.18. Nhu cầu tìm hiểu về bệnh bụi phổi silic của người lao động trước can thiệp    81
Bảng 3.19. Đánh giá phần mềm truyền thông phòng chống bệnh bụi phổi silic ngay sau khi sử dụng (n=309)    82
Bảng 3.20. Sự thay đổi kiến thức của người lao động về bệnh bụi phổi silic … 86
Bảng 3.21. Sự thay đổi kiến thức của người lao động về dấu hiệu gợi ý mắc bệnh bụi phổi silic và hậu quả của bệnh    87
Bảng 3.22. Sự thay đổi kiến thức của người lao động về biện pháp phòng tránh bệnh bụi phổi silic    88
Bảng 3.23. Sự thay đổi kiến thức của người lao động về các yếu tố ảnh hưởng đến việc mắc bệnh bụi phổi silic    89
Bảng 3.24. Sự thay đổi thái độ của người lao động về bệnh bụi phổi silic    90
Bảng 3.25. Sự thay đổi thực hành của người lao động phòng chống bệnh bụi phổi silic    91
Bảng 3.26. Sự thay đổi thực hành sử dụng các loại bảo hộ lao động của người lao động    93
Bảng 4.1. Sự khác biệt giữa kiến thức và thực hành phòng bệnh bụi phổi silic của người lao động    112
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Mô hình niềm tin sức khỏe (Becker, 1974)    32
Hình 1.2. Lý thuyết hành vi có kế hoạch    33
Hình 1.3. Lý thuyết nhận thức xã hội    34
Hình 1.4. Quy trình sản xuất tại Nhà máy luyện thép    43
Hình 1.5. Quy trình sản xuất tại Nhà máy luyện gang    44
Hình 2.2. Sơ đồ nghiên cứu    47
Hình 2.3. Sơ đồ chọn mẫu nghiên cứu    48
Hình 2.4. Sơ đồ quy trình thu thập số liệu định lượng    53
Hình 2.5. Giao diện ứng dụng VIHEMA Survey    57
Hình 3.1. Tỷ lệ hiện mắc bệnh bụi phổi silic của người lao động    66
Hình 3.2. Tỉ lệ người lao động ở hai nhà máy có các triệu chứng cơ năng    68
Hình 3.3. Thời điểm xuất hiện của một số triệu chứng hô hấp cơ năng    69

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment