Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học bệnh đái tháo đường týp 2 và hiệu quả một số biện pháp can thiệp dự phòng tại tỉnh Hưng Yên (2013-2015)
Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học bệnh đái tháo đường týp 2 và hiệu quả một số biện pháp can thiệp dự phòng tại tỉnh Hưng Yên (2013-2015).Báo cáo toàn cầu về đái tháo đường của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2016 nêu rõ, khoảng 1,5 triệu ca tử vong năm 2012 là do đái tháo đường týp 2. Năm 2014, Thế giới ghi nhận đái tháo đường týp 2 tăng tới 422 triệu ca, tương đương 8,5% dân số. Theo WHO, tỷ lệ mắc đái tháo đường týp 2 năm 2014 theo khu vực Châu Phi là 7,1%, Châu Mỹ 8,3%, khu vực Trung Đông là 13,7%, khu vực Châu Âu là 7,3%, khu vực Nam Á là 8,6%, khu vực Tây Thái Bình dương là 8,4%, tỷ lệ chung toàn cầu là 8,5%. So sánh từ năm 2008 tới 2014, tỷ lệ đái tháo đường týp 2 đã tăng gấp 2 lần. Tỷ lệ này đang tăng lên một cách đều đặn, đặc biệt tăng nhanh ở các nước có thu nhập trung bình. Yếu tố nguy cơ quan trọng của đái tháo đường týp 2 là tình trạng quá cân, béo phì [1].
Việt Nam là quốc gia có tỉ lệ bệnh đái tháo đường týp 2 đang có khuynh hướng phát triển nhanh, đặc biệt có nhiều người mắc bệnh nhưng không chịu thay đổi lối sống, không kiểm soát được lượng đường trong máu. Tuy nhiên cũng có nhiều bệnh nhân không biết mình mắc bệnh đái tháo đường týp 2 nên không chữa trị kịp thời, hậu quả có biến chứng nguy hiểm (mù, suy thận, hoại tử chi…) vì thế chi phí điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường týp 2 rất cao. Bệnh đái tháo đường týp 2 cho tới nay chưa có khả năng chữa khỏi. Nếu không điều trị và quản lý tốt, bệnh sẽ có nhiều biến chứng nguy hiểm, để lại nhiều hậu quả nặng nề cho bản thân người bệnh, gia đình và xã hội. Nhưng nếu được điều trị đúng và tư vấn tốt, bệnh nhân có thể sống khoẻ mạnh. Bệnh có thể phòng được nhờ có lối sống lành mạnh, vận động luyện tập hợp lý, chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng bệnh.
Hưng Yên là một tỉnh đồng bằng thuần túy, có 9 huyện và 1 thành phố, dân số gần 1,2 triệu người. Những năm gần đây, số bệnh nhân mắc đái tháo đường týp 2 đến khám và điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh có xu hướng tăng. Theo thống kê của Trung tâm y tế dự phòng Hưng Yên, năm 2010 có 15.344 bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tới khám bệnh tại bệnh viện đa khoa tỉnh và hầu hết đã có biến chứng mắt, thần kinh, loét hoại tử chi, tổn thương thận… Nguyên nhân là do được khám và phát hiện muộn, hoặc do tình cờ điều trị bệnh khác rồi mới phát hiện bị mắc bệnh. Vì thế chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học bệnh đái tháo đường týp 2 và hiệu quả một số biện pháp can thiệp dự phòng tại tỉnh Hưng Yên (2013-2015)” với hai mục tiêu:
1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ và một số yếu tố liên quan với tiền đái tháo đường và đái tháo đường týp 2 ở người 25-70 tuổi tại tỉnh Hưng Yên (2013-2014).
2. Đánh giá hiệu quả can thiệp truyền thông đến dinh dưỡng, luyện tập và lối sống của người tiền đái tháo đường tại cộng đồng huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên (2014-2015).
MỤC LỤC Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học bệnh đái tháo đường týp 2 và hiệu quả một số biện pháp can thiệp dự phòng tại tỉnh Hưng Yên (2013-2015)
TRANG PHỤ BÌA ……………………………………………………………
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Bệnh Đái tháo đường týp 2 và các yếu tố liên quan 3
1.1.1. Thực trạng mắc bệnh đái tháo đường týp 2 3
1.1.2. Yếu tố nguy cơ của bệnh Đái tháo đường týp 2 9
1.1.3 Chẩn đoán, phân loại bệnh Đái tháo đường týp 2 14
1.2. Dự phòng Đái tháo đường týp 2 tại cộng đồng 20
1.2.1. Một số nghiên cứu phòng bệnh đái tháo đường týp 2 20
1.2.2. Biện pháp dự phòng bệnh đái tháo đường týp 2 21
1.2.3. Một số biện pháp can thiệp dự phòng đái tháo đường týp 2 24
1.3. Chương trình phòng chống bệnh Đái tháo đường týp 2 tại cộng đồng 29
1.3.1. Mục tiêu quản lý bệnh Đái tháo đường týp 2 29
1.3.2. Dự phòng bệnh đái tháo đường týp 2 tại Hưng Yên 34
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 36
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 36
2.1.2. Thời gian nghiên cứu 37
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu 37
2.2. Phương pháp nghiên cứu 38
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 38
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 41
2.2.3. Tổ chức quá trình nghiên cứu 43
2.2.4. Theo dõi giám sát các hoạt động can thiệp 47
2.2.5. Phương pháp thu thập số liệu và tiêu chuẩn đánh giá 47
2.2.6. Nghiên cứu can thiệp 55
2.2.7. Xử lý và phân tích số liệu 57
2.2.8. Một số hạn chế của nghiên cứu và cách khắc phục 57
2.2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 59
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 61
3.1. Đặc điểm dịch tễ và một số yếu tố liên quan tới mắc Đái tháo đường týp 2 tại tỉnh Hưng Yên năm 2014 61
3.1.1. Đặc điểm dịch tễ đái tháo đường týp 2 tại tỉnh Hưng Yên năm 2014 61
3.1.2. Một số yếu tố liên quan tới tình trạng mắc đái tháo đường tại tỉnh Hưng yên năm 2014. 71
3.2. Hiệu quả can thiệp truyền thông đến dinh dưỡng, vận động của bệnh đái tháo đường týp 2 tại huyện Khoái Châu. 84
3.2.1. Hiệu quả can thiệp trên thói quen ăn uống và tình trạng dinh dưỡng 84
3.2.2. Hiệu quả can thiệp và kết quả kiểm soát đa yếu tố bệnh lý ĐTĐ 93
Chương 4: BÀN LUẬN 105
4.1. Tỷ lệ hiện mắc tiền đái tháo đường và đái tháo đường tại Hưng Yên 106
4.2. Một số yếu tố liên quan đến bệnh đái tháo đường có thể can thiệp 113
4.3. Kết quả can thiệp dự phòng bệnh nhân tiền ĐTĐ tại Khoái Châu 122
KẾT LUẬN 131
KIẾN NGHỊ 133
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 134
TÀI LIỆU THAM KHẢO 134
PHỤ LỤC 146
DANH MỤC BẢNG
Bảng Tên bảng Trang
1.1. Tỷ suất tử vong do đường huyết cao trên 100.000 dân tại một số khu vực, tuổi từ 20 trở lên, năm 2012. 5
1.2. Tóm tắt các tiêu chuẩn chẩn đoán tiền ĐTĐ và ĐTĐ týp 2 17
1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường và các rối loạn đường huyết theo WHO – IDF, 2010 18
1.4. Mục tiêu điều trị đái tháo đường týp 2 30
2.1. Phân loại ĐTĐ theo hiệp hội đái tháo đường Mỹ 2014 50
2.2. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả xét nghiệm lipid máu 52
3.1. Phân bố đối tượng theo địa bàn nghiên cứu 61
3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới và nhóm tuổi 62
3.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tình trạng hôn nhân 62
3.4. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo trình độ học vấn 63
3.5. Đặc điểm phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp 63
3.6. Phân bố bệnh nhân theo tình trạng đường huyết 64
3.7. Phân bố đối tượng theo địa phương và tình trạng bệnh 65
3.8. Nồng độ đường huyết trung bình của các đối tượng 66
3.9. Liên quan giữa tình trạng bệnh và giới tính 68
3.10. So sánh tuổi trung bình theo giới và theo tình trạng bệnh 69
3.11. Phân bố đối tượng theo nghề và tình trạng bệnh 70
3.12. Mối liên quan giữa yếu tố bệnh kết hợp với tiền ĐTĐ 71
3.13. Mối liên quan giữa một số yếu tố sinh học với tình trạng tiền ĐTĐ của nữ giới 72
3.14. Mối liên quan giữa một số yếu tố gia đình và thói quen với tình trạng tiền ĐTĐ của các đối tượng nghiên cứu 73
3.15. Liên quan giữa kiến thức với tình trạng tiền ĐTĐ. 75
3.16. Liên quan giữa thực hành với tình trạng tiền ĐTĐ. 76
3.17. Phân tích đa biến các yếu tố nguy cơ mắc tiền ĐTĐ 77
3.18. Mối liên quan giữa yếu tố bệnh kết hợp với mắc ĐTĐ 78
3.19. Mối liên quan giữa một số yếu tố sinh học với tình trạng ĐTĐ của nữ giới 79
3.20. Mối liên quan giữa một số yếu tố gia đình và thói quen với tình trạng ĐTĐ của các đối tượng nghiên cứu 80
3.21. Liên quan giữa kiến thức với tình trạng ĐTĐ. 81
3.22. Liên quan giữa thực hành với tình trạng ĐTĐ. 82
3.23. Phân tích đa biến các yếu tố nguy cơ mắc ĐTĐ 83
3.24. Thay đổi tần xuất tiêu thụ một số loại thực phẩm giàu chất bột đường trước và sau can thiệp 84
3.25. Thay đổi tần xuất tiêu thụ một số loại thực phẩm giàu lipid protein trước và sau can thiệp 86
3.26. Thay đổi tần xuất tiêu thụ rượu bia trước và sau can thiệp 88
3.27. So sánh giá trị dinh dưỡng khẩu phần giữa 2 nhóm
trước sau can thiệp 90
3.28. Hiệu quả can thiệp đối với các thành phần Vitamine 91
3.29. Hiệu quả can thiệp đối với các thành phần khoáng chất 92
3.30. Hiệu quả can thiệp đối với các thành phần khác 93
3.31. Kiểm soát nồng độ đường huyết tại các thời điểm đánh giá 94
3.32. Kiểm soát nồng độ HbA1c tại các thời điểm đánh giá 97
3.33. Kiểm soát nồng độ Cholesterol tại các thời điểm đánh giá 99
3.34. Kiểm soát nồng độ LDLc tại các thời điểm đánh giá 101
3.35. Kiểm soát nồng độ HDLc tại các thời điểm đánh giá 103
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ Tên biểu đồ Trang
1.1. Tỷ lệ tử vong ở nam do đường huyết cao liên quan tới tình trạng thu nhập của khu vực trên thế giới 3
1.2. Tỷ lệ tử vong ở nữ giới do đường huyết cao liên quan tới tình trạng thu nhập của khu vực 4
1.3. Phân bố tử vong do ĐTĐ týp 2 theo giới tính ở các khu vực thu nhập khác nhau 4
3.1. Liên quan giữa nhóm tuổi và tình trạng bệnh đái tháo đường 66
3.2. Tương quan giữa nồng độ đường huyết lúc đói và tuổi của đối tượng theo tình trạng bệnh lý đái tháo đường 67
3.3. Phân bố đối tượng theo tình trạng bệnh, nhóm tuổi ở nam giới 68
3.4. Phân bố đối tượng theo tình trạng bệnh, nhóm tuổi ở nữ 69
3.5. Liên quan giữa mức BMI và tình trạng tiền ĐTĐ. 74
3.6. Chỉ số hiệu quả đánh giá sự thay đổi tần suất sử dụng các thực phẩm giàu chất bột đường trước và sau can thiệp 85
3.7. Chỉ số hiệu quả đánh giá sự thay đổi tần suất sử dụng các thực phẩm giàu chất Lipid, Protein trước và sau can thiệp 87
3.8. Phân tích 95% khoảng tin cậy nồng độ Glucose tại các thời điểm đánh giá 94
3.9. Kiểm soát nồng độ đường huyết tại các thời điểm đánh giá 95
3.10. Phân tích 95% khoảng tin cậy nồng độ HbA1c tại các thời điểm đánh giá 97
3.11. Kiểm soát nồng độ HbA1c tại các thời điểm đánh giá 98
3.12. Phân tích 95% khoảng tin cậy nồng độ Cholesterol tại các thời điểm đánh giá 99
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học bệnh đái tháo đường týp 2 và hiệu quả một số biện pháp can thiệp dự phòng tại tỉnh Hưng Yên (2013-2015)
1. Nguyễn Thị Anh, Đào Xuân Vinh, Đinh Hồng Dương (2018). Hiệu quả can thiệp truyền thông đến dinh dưỡng, vận động của bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại cộng đồng huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên năm 2014-2015. Tạp chí Y học dự phòng, 28(2): 131-138.
2. Nguyen Thi Anh, Dao Xuan Vinh, Dinh Hong Duong (2018). Prevalence and asociated factors related to type 2 Diabetes among Hung Yen population aged 25-70 in 2014. Journal of Military Pharmaco-medicine, 43(8): 162-169.