NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC BỆNH TAY CHÂN MIỆNG TẠI TỈNH ĐẮK LẮK VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH TRẠNG NẶNG CỦA BỆNH

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC BỆNH TAY CHÂN MIỆNG TẠI TỈNH ĐẮK LẮK VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH TRẠNG NẶNG CỦA BỆNH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC BỆNH TAY CHÂN MIỆNG TẠI TỈNH ĐẮK LẮK VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH TRẠNG NẶNG CỦA BỆNH. Bệnh tay chân miệng là một trong những bệnh truyền nhiễm cấp tính mới nổi ở Việt Nam trong hơn một thập niên trở lại đây. Trẻ dưới 5 tuổi và đặc biệt trẻ dưới 3 tuổi có tính cảm nhiễm cao đối với bệnh. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, tổn thương niêm mạc miệng và da dưới dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông. Hầu hết các trường hợp bệnh đều diễn biến nhẹ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng và gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm não- màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời [55],[102],[113].

Tác nhân gây bệnh tay chân miệng thuộc nhóm virus đường ruột (enterovirus), trong đó thường gặp nhất là Coxackievirus A16 (CV A16) và Enterovirus 71 (EV71). Trong khi CV A16 gây nên bệnh cảnh nhẹ ở trẻ em thì EV 71 có thể gây nên bệnh cảnh thần kinh trầm trọng, và có thể dẫn đến tử vong trong các vụ dịch tay chân miệng lớn ở vùng Châu Á – Thái Bình Dương trong thập niên vừa qua [44],[55],[108],[114].
Bệnh tay chân miệng lây truyền qua đường tiêu hóa thông qua thức ăn, nước uống, bàn tay của trẻ hoặc của người chăm sóc trẻ, các đồ dùng đặc biệt là đồ chơi và vật dụng sinh hoạt hàng ngày như chén đũa, ly cốc bị nhiễm virus từ phân hoặc dịch nốt phỏng, vết loét hoặc dịch tiết từ đường hô hấp, nước bọt. Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây truyền do tiếp xúc trực tiếp người- người qua các dịch tiết đường hô hấp, hạt nước bọt. [112].
Theo Cục Y tế dự phòng, năm 2011, cả nước có 110.890 ca mắc tay chân miệng ở 63 tỉnh thành và có 169 trường hợp tử vong. Năm 2012, bệnh tay chân miệng có số mắc đứng thứ hai và số chết đứng thứ ba trong số 10 bệnh truyền nhiễm có số mắc và chết cao ở Việt Nam. So với các nước khác trong khu vực, Việt Nam có tỷ lệ mắc bệnh tay chân miệng là 123,9 ca/100.000 dân, đứng thứ tư sau Nhật, Singapore và Macau.
Trong số những trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ là có biến chứng và một số ít hơn nữa có thể tử vong. Điều mọi người lo lắng là diễn biến bất thường của bệnh tay chân miệng khó dự đoán trước, hơn nữa cho đến nay vẫn chưa có loại thuốc được chứng minh là có thể phòng ngừa hoặc điều trị bệnh tay chân miệng trên toàn thế giới. Các biện pháp phòng ngừa và điều trị hiện đang được ngành y tế sử dụng chủ yếu là các biện pháp không dùng thuốc với mục đích làm gián đoạn chuỗi lây truyền của virus, ngăn ngừa bệnh nặng và tử vong.
Đắk Lắk là một trong số những tỉnh thành có số mắc tay chân miệng cao ở Việt Nam và có số mắc cao nhất trong các tỉnh ở Tây Nguyên. Riêng tại bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk, số mắc trong năm 2011 là 745 trong đó có 2 trường hợp tử vong.
Rõ ràng là hiện nay, bệnh tay chân miệng đang là vấn đề sức khỏe công cộng ở Việt Nam cũng như ở tỉnh Đắk Lắk. Thứ nhất, đây là bệnh truyền nhiễm mới nổi trong một khoảng thời gian gần đây với số mắc cao, trong đó có một số trường hợp xuất hiện biến chứng và một số ít trường hợp gây tử vong, gây lo lắng cho người dân và gây quá tải cho các bệnh viện vốn đã quá đông. Thứ hai là các thông tin về bệnh tay chân miệng ở Việt Nam cũng như ở Đắk Lắk còn quá ít, đặc biệt là những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ nặng nhẹ của bệnh tay chân miệng. Trong bối cảnh như vậy, chúng tôi thực hiện đề tài này với hai mục tiêu nghiên cứu dưới đây.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.    Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học bệnh tay chân miệng tại tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2012-2015
2.2.    Xác định những yếu tố liên quan đến tình trạng nặng của bệnh tay chân miệng ở bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk và bệnh viện Nhi Đồng Nai
3.    Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1.    Ý nghĩa khoa học
Bổ sung những yếu tố liên quan đến tình trạng nặng của bệnh tay chân miệng thông qua nghiên cứu bệnh chứng.
3.2.    Ý nghĩa thực tiễn
Nhận ra một số yếu tố liên quan đến bệnh tay chân miệng nặng là rất quan trọng. Dựa vào các yếu tố liên quan này, các bác sĩ ở tuyến y tế cơ sở có thể nhanh chóng phân loại bệnh nhân tay chân miệng và có thái độ xử lý thích hợp: chuyển bệnh nhân tay chân miệng có nguy cơ cao xuất hiện biến chứng vào bệnh viện sớm để theo dõi chặt chẽ và xử lý tiếp theo, trong khi những người có nguy cơ thấp có thể được chăm sóc ngoại trú sau khi giáo dục và tư vấn cho cha mẹ bệnh nhi.
4.    Đóng góp của luận án
Mô tả dịch tay chân miệng theo các đặc trưng về con người, thời gian và địa phương tại tỉnh Đắk Lắk.
Là một trong những nghiên cứu đầu tiên ở vùng Tây Nguyên sử dụng phương pháp nghiên cứu bệnh chứng để tìm hiểu các yếu tố liên quan đến bệnh tay chân miệng nặng. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC BỆNH TAY CHÂN MIỆNG TẠI TỈNH ĐẮK LẮK VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH TRẠNG NẶNG CỦA BỆNH
TIẾNG VIỆT

1.    Phạm Nhật An & Nguyễn Văn Thắng (2013), “Bài giảng Nhi khoa tập 2”, Nhà xuất bản y học, tr. 248-279.
2.    Nguyễn Văn Bàng & Lê Ngọc Lan (2013), “Bài giảng Nhi khoa tập 2”,
Nhà xuất bản y học, tr. 13.
3.    Trần Đình Bình (2011), “Coxsackievirus và bệnh tay chân miệng”, Bản tin Bệnh viện Đại học Y khoa Huế, tháng 11/2011, tr. 21-25.
4.    Bộ Y Tế (2010), “Thông tư Hướng dẫn chế độ khai báo, thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm, số 48 /2010/TT-BYT, Hà Nội ngày 31/12/2010”.
5.    Bộ Y Tế (2011), “Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh tay chân miệng, số 2554/QĐ-BYT, Hà Nội, ngày 19/7/2011”.
6.    Bộ Y Tế (2012), “Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh tay chân miệng, số 581/QĐ-BYT, Hà Nội ngày 24/2/2012”.
7.    Cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk (2015), “Niên giám thống kê tỉnh Đắk Lắk năm 2014”.
8.    Đoàn Thị Ngọc Diệp, Bạch Văn Cam, Trương Hữu Khanh, & cs. (2008), “Nhận xét đặc điểm bệnh nhi tay chân miệng tử vong bệnh viện Nhi Đồng 1 – TP. Hồ Chí Minh”, Y học TP Hồ Chí Minh, 12(1), tr. 17-21.
9.    Trần Như Dương, Ngô Huy Tú & Vũ Đình Thiểm (2012), “Dịch tay chân miệng ở miền bắc Việt Nam, 2011”, Tạp chí Y học dự phòng, 22(7), tr. 42-49.
10.    Trần Như Dương, Phạm Thị Cẩm Hà, Vũ Đình Thiểm, & cs. (2013), “Đặc điểm dịch tay chân miệng tại miền bắc Việt Nam, năm 2012”, Tạp chí Y học dự phòng, 23(11), tr. 134-140.
11.    Trần Như Dương, Vũ Đình Thiểm, Nguyễn Quang Minh, & cs. (2014), “Tình trạng nhiễm vi rút không triệu chứng trong ổ dịch bệnh tay chân miệng tại tỉnh Hòa Bình, 2011”, Tạp chí Y học dự phòng, 24(3), tr. 27-31.
12.    Phan Công Hùng, Nguyễn Thị Phương Thúy, Đoàn Ngọc Minh Quân, & cs. (2013), “Đặc điểm dịch tễ của dịch tay chân miệng tại khu vực phía nam, năm 2010-2012”, Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXIII, 10(146), tr. 172-180.
13.    Trần Ngọc Hữu (2012), “Đặc điểm dịch tễ học của bệnh tay chân miệng ở 20 tỉnh thành phía nam Việt Nam giai đoạn 2005-2011”, Y học TP Hồ Chí Minh, 16(3), tr. 19-25.
14.    Vũ Thị Huyền, Lê Thị Thanh Xuân, Hoàng Thị Thu Hà, & cs. (2015), “Kiến thức về bệnh tay chân miệng của người dân tại xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái năm 2013”, Tạp chí Y học dự phòng, 6(166), tr. 366-371.
15.    Nguyễn Công Khanh & Đinh Bích Thu (2013), “Bài giảng Nhi khoa tập
2″, Nhà xuất bản y học, tr. 89-96.
16.    Phạm Văn Lình & Đinh Thanh Huề (2008), “Phương pháp nghiên cứu khoa học sức khỏe”, Nhà xuất bản Đại học Huế, tr. 96-97.
17.    Đinh Thị Bích Loan, Nguyễn Ngọc Rạng, Trương Thị Mỹ Tiến, & cs. (2012), “Đặc điểm bệnh tay chân miệng nặng do enterovirus 71 tại bệnh viện An Giang”, Tạp chí Nhi Khoa, 5(4), tr. 58-65.
18.    Trương Thị Chiết Ngự, Đoàn Thị Ngọc Diệp & Trương Hữu Khanh. (2009), “Đặc điểm bệnh tay chân miệng tại bệnh viện nhi đồng I năm 2007”, Y Học TP. Hồ Chí Minh, 13(1), tr. 219-223.
19.    Trần Quy & Trần Thị Hồng Vân (2013), “Bài giảng Nhi khoa tập 1”, Nhà xuất bản y học, tr. 378.
20.    Nguyễn Ngọc Quỳnh, Trần Thị Minh Huế, Hoàng Đức Hạnh, & cs. (2016), “Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh tay chân miệng tại Hà Nội từ năm 2011-2014”, Tạp chí Y học dự phòng, 2(175), tr. 31-38.
21.    Chế Đan Thanh, Trần Thị Việt, Đỗ Châu Việt, & cs. (2008), “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị Immunoglobulin trên bệnh nhân tay chân miệng nặng tại khoa nhiễm bệnh viện nhi đồng 2”, Y Học TP. Hồ Chí Minh, 12(4), tr. 24-30.
22.    Nguyễn Thị Thanh Thảo, Vũ Thị Huyền Trang, Nguyễn Trung Kiên, & cs. (2013), “Đặc điểm dịch tễ và di truyền của vi rút đường ruột tuýp 71 gây bệnh nặng và tử vong trong vụ dịch tay chân miệng tại khu vực phía nam Việt Nam, 2011-2013”, Tạp chí Y học dự phòng, 10(146), tr. 149-154.
23.    Nguyễn Văn Thịnh & Phạm Văn Phú (2014), “Thực hành chăm sóc dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, năm 2013”, Tạp chí Y học dự phòng, 7(156), tr. 163-168.
24.    Nguyễn Đình Thoại (2015), “Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học và một số yếu tố liên quan tới độ nặng của bệnh tay chân miệng điều trị tại bệnh viện Nhi tỉnh Quảng Nam trong năm 2014”, Luận án chuyên khoa cấp II, chuyên ngành Quản lý y tế, trường Đại học Y Dược Huế.
25.    Nguyễn Thị Hoài Thương, Lê Hồng Phượng & Lê Thị Hương (2015), “Kiến thức và thực hành chăm sóc trẻ của bà mẹ và tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái năm 2013”, Tạp chí Y học dự phòng, 6(166),
26.    Tăng Chí Thượng, Nguyễn Thanh Hùng, Đỗ Văn Niệm, & cs. (2011), “Đặc điểm dân số học và biểu hiện lâm sàng bệnh tay chân miệng do enterovirus”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 15(3), tr. 87-93.
27.    Tăng Chí Thượng, Nguyễn Thanh Hùng, Đỗ Văn Niệm, & cs. (2011), “Các yếu tố tiên lượng bệnh tay chân miệng do enterovirus”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 15(3),
28.    Nguyễn Thị Kim Tiến, Đỗ Kiến Quốc & Nguyễn Thị Thanh Thảo (2011), “Đặc điểm dịch tễ học-vi sinh học bệnh tay chân miệng khu vực phía nam, 2008-2010”, YHọc Thực Hành, 6(767), tr. 3-6.
29.    Chu Trọng Trang, Trần Như Dương & Lê Bạch Mai (2013), “Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở trẻ em dưới 5 tuổi tại vùng đồng bằng và ven biển tỉnh Nghệ An”, Tạp chí Y học dự phòng, 7(143),
30.    Hoàng Ngọc Anh Tuấn & Thái Quang Hùng (2012), “Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh tay chân miệng tại khoa nhi bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk năm 2011”, Tạp chí Y học thực hành, 847, tr. 15-18.
31.    UBND tỉnh Đắk Lắk (2013), “Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Đắk Lắk đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020”.
32.    Viện Dinh Dưỡng Quốc gia (2014), “Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi theo các mức độ, theo 6 vùng sinh thái-2014”, truy cập ngày: 30/09/2015, tại http://viendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n =/TT%20tin%20 Dd_2014/SDD2014.pdf.
TIẾNG ANH
33.    Ang, L. W., Koh, B. K., Chan, K. P., & et al. (2009), “Epidemiology and control of hand, foot and mouth disease in Singapore, 2001-2007”, Ann Acad Med Singapore, 38(2), pp. 106-112.
34.    Arita, M., Shimizu, H., Nagata, N., & et al. (2005), “Temperature- sensitive mutants of enterovirus 71 show attenuation in cynomolgus monkeys”, J Gen Virol, 86(Pt 5), pp. 1391-1401.
35.    Bible, J. M., Iturriza-Gomara, M., Megson, B., & et al. (2008), “Molecular epidemiology of human enterovirus 71 in the United Kingdom from 1998 to 2006”, J Clin Microbiol, 46(10), pp. 3192-3200.
36.    Cardosa, M. J., Perera, D., Brown, B. A., & et al. (2003), “Molecular epidemiology of human enterovirus 71 strains and recent outbreaks in the Asia-Pacific region: comparative analysis of the VP1 and VP4 genes”, EmergInfect Dis, 9(4), pp. 461-468.
37.    Chan, L. G., Parashar, U. D., Lye, M. S., & et al. (2000), “Deaths of children during an outbreak of hand, foot, and mouth disease in sarawak, malaysia: clinical and pathological characteristics of the disease. For the Outbreak Study Group”, Clin Infect Dis, 31(3), pp. 678-683.
38.    Chang, L. Y., Chang, I. S., Chen, W. J., & et al. (2008), “HLA-A33 is associated with susceptibility to enterovirus 71 infection”, Pediatrics, 122(6), pp. 1271-1276.
39.    Chang, L. Y., Hsia, S. H., Wu, C. T., & et al. (2004), “Outcome of enterovirus 71 infections with or without stage-based management: 1998 to 2002”, Pediatr Infect Dis J, 23(4), pp. 327-332.
40.     Chang, L. Y., Huang, L. M., Gau, S. S., & et al. (2007), “Neurodevelopment and cognition in children after enterovirus 71 infection”, N Engl J Med, 356(12), pp. 1226-1234.
41.    Chang, L. Y., King, C. C., Hsu, K. H., & et al. (2002), “Risk factors of enterovirus 71 infection and associated hand, foot, and mouth disease/herpangina in children during an epidemic in Taiwan”, Pediatrics, 109(6), pp. e88.
42.    Chang, L. Y., Lin, T. Y., Hsu, K. H., & et al. (1999), “Clinical features and risk factors of pulmonary oedema after enterovirus-71-related hand, foot, and mouth disease”, Lancet, 354(9191), pp. 1682-1686.
43.    Chang, L. Y., Tsao, K. C., Hsia, S. H., & et al. (2004), “Transmission and clinical features of enterovirus 71 infections in household contacts in Taiwan”, JAMA, 291(2), pp. 222-227.
44.    Chatproedprai, S., Theanboonlers, A., Korkong, S., & et al. (2010), “Clinical and molecular characterization of hand, foot and mouth disease in Thailand, 2008-2009”, Jpn. J. Infect. Dis, 63, pp. 229-233.
45.    Chen, C. H., Hsu, B. M. & Wan, M. T. (2008), “Molecular detection and prevalence of enterovirus within environmental water in Taiwan”, J Appl Microbiol, 104(3), pp. 817-823.
46.    Chen, K. T., Chang, H. L., Wang, S. T., & et al. (2007), “Epidemiologic features of hand-foot-mouth disease and herpangina caused by enterovirus 71 in Taiwan, 1998-2005”, Pediatrics, 120(2), pp. e244-252.
47.    Chen, S. M., Du, J. W., Jin, Y. M., & et al. (2015), “Risk Factors for Severe Hand-Foot-Mouth Disease in Children in Hainan, China, 2011¬2012”, Asia Pac J Public Health, 27(7), pp. 715-722.
48.    Chong, C. Y., Chan, K. P., Shah, V. A., & et al. (2003), “Hand, foot and mouth disease in Singapore: a comparison of fatal and non-fatal cases”, Acta Paediatr, 92(10), pp. 1163-1169.
49.    Chumakov, M., Voroshilova, M., Shindarov, L., & et al. (1979), “Enterovirus 71 isolated from cases of epidemic poliomyelitis-like disease in Bulgaria”, Arch Virol, 66(3-4), pp. 329-340.
50.    Chung, P. W., Huang, Y. C., Chang, L. Y., & et al. (2001), “Duration of enterovirus shedding in stool”, J Microbiol Immunol Infect, 34(3), pp. 167-170.
51.    Fang, Y., Wang, S., Zhang, L., & et al. (2014), “Risk factors of severe hand, foot and mouth disease: a meta-analysis”, Scand J Infect Dis, 46(7), pp. 515-522.
52.    Fu, Y. C., Chi, C. S., Chiu, Y. T., & et al. (2004), “Cardiac complications of enterovirus rhombencephalitis”, Arch Dis Child, 89(4), pp. 368-373.
53.    Fu, Y. C., Chi, C. S., Lin, N. N., & et al. (2006), “Comparison of heart failure in children with enterovirus 71 rhombencephalitis and cats with norepinephrine cardiotoxicity”, Pediatr Cardiol, 27(5), pp. 577-584.
54.    Gilbert, G. L., Dickson, K. E., Waters, M. J., & et al. (1988), “Outbreak of enterovirus 71 infection in Victoria, Australia, with a high incidence of neurologic involvement”, Pediatr Infect Dis J, 7(7), pp. 484-488.
55.    Goh, K. T., Doraisingham, S., Tan, J. L., & et al. (1982), “An outbreak of hand, foot, and mouth disease in Singapore”, Bulletin of the World Health Organization, 60(6), pp. 965-969.
56.    Han, J., Ma, X. J., Xu, W. B., & et al. (2011), “EV71 viral secretion by symptomatic hand foot and mouth disease patients and their asymptomatic close contacts”, J Infect, 62(1), pp. 107-108.
57.    Hashimoto, I. & Hagiwara, A. (1983), “Comparative studies on the neurovirulence of temperature-sensitive and temperature-resistant viruses of enterovirus 71 in monkeys”, Acta Neuropathol, 60(3-4), pp. 266-270.
58.    Ho, M. (2000), “Enterovirus 71: the virus, its infections and outbreaks”, JMicrobiol Immunol Infect, 33(4), pp. 205-216.
59.    Holger F. Rabenau, Matthias Richter & Hans Wilhelm Doerr. (2010), “Hand, foot and mouth disease: seroprevalence of Coxsackie A16 and Enterovirus 71 in Germany”, Med Microbiol Immunol, 199, pp. 45-51.
60.    Hong Ji, Liang Li, YanMing Liu, & et al. (2012), “Seroepidemiology of human enterovirus71 and coxsackievirusA16 in Jiangsu province, China”, Virology Journal, 9(248), pp. 1-8.
61.    Hosmer, D. W. & Lemeshow, S. (2013), Applied logistic regression (3nd ed.), Wiley: New York.
62.    Hsu, B. M., Chen, C. H. & Wan, M. T. (2008), “Prevalence of enteroviruses in hot spring recreation areas of Taiwan”, FEMS Immunol Med Microbiol, 52(2), pp. 253-259.
63.    Huang, C. C., Liu, C. C., Chang, Y. C., & et al. (1999), “Neurologic complications in children with enterovirus 71 infection”, N Engl J Med, 341(13), pp. 936-942.
64.    Huang, F. L., Jan, S. L., Chen, P. Y., & et al. (2002), “Left ventricular dysfunction in children with fulminant enterovirus 71 infection: an evaluation of the clinical course”, Clin Infect Dis, 34(7), pp. 1020-1024.
65.    Huang, Y. F., Chiu, P. C., Chen, C. C., & et al. (2003), “Cardiac troponin
I:    a reliable marker and early myocardial involvement with
meningoencephalitis after fatal enterovirus-71 infection”, J Infect, 46(4), pp. 238-243.
66.    Ishimaru, Y., Nakano, S., Yamaoka, K., & et al. (1980), “Outbreaks of hand, foot, and mouth disease by enterovirus 71. High incidence of complication disorders of central nervous system”, Arch Dis Child, 55(8), pp. 583-588.
67.    Jénicek M & Cléroux R. (1984), “Epidémiologie: Pricipes, Techniques, Applications – Mesure de la santé de la collectivité. Indicateurs de santé”, Doin. Paris., pp. 52-55.
68.    Kennett, M. L., Birch, C. J., Lewis, F. A., & et al. (1974), “Enterovirus type 71 infection in Melbourne”, Bull World Health Organ, 51(6), pp. 609-615.
69.    Khanh, T. H., Sabanathan, S., Thanh, T. T., & et al. (2012), “Enterovirus 71-associated hand, foot, and mouth disease, Southern Vietnam, 2011”, Emerg Infect Dis, 18(12), pp. 2002-2005.
70.    Kramer, M. S. & Kakuma, R. (2012), “Optimal duration of exclusive breastfeeding”, Cochrane Database Syst Rev, 8, pp. CD003517.
71.    Lee, M. S., Chiang, P. S., Luo, S. T., & et al. (2012), “Incidence rates of enterovirus 71 infections in young children during a nationwide epidemic in Taiwan, 2008-09”, PLoSNegl Trop Dis, 6(2), pp. e1476.
72.    Li-Dong Gao, Shi-Xiong Hu, Hong Zhang, & et al. (2014), “Correlation Analysis of EV71 Detection and Case Severity in Hand, Foot, and Mouth Disease in the Hunan Province of China”, http://www.plosone. org/article/info% 3Adoi%2F10.1371 %2Fjournal.pone. 0100003lack. Accessed 15 May, 2015
73.    Li, Y., Dang, S., Deng, H., & et al. (2013), “Breastfeeding, previous Epstein-Barr virus infection, Enterovirus 71 infection, and rural residence are associated with the severity of hand, foot, and mouth disease”, Eur J Pediatr, 172(5), pp. 661-666.
74.    Li, Y., Zhu, R., Qian, Y., & et al. (2012), “The characteristics of blood glucose and WBC counts in peripheral blood of cases of hand foot and mouth disease in China: a systematic review”, PLoS One, 7(1), pp. e29003.
75.    Lin, H., Sun, L., Lin, J., & et al. (2014), “Protective effect of exclusive breastfeeding against hand, foot and mouth disease”, BMC Infect Dis, 14, pp. 645.
76.    Lin, M. T., Wang, J. K., Lu, F. L., & et al. (2006), “Heart rate variability monitoring in the detection of central nervous system complications in children with enterovirus infection”, J Crit Care, 21(3), pp. 280-286.
77.    Lin, T. Y., Chang, L. Y., Huang, Y. C., & et al. (2002), “Different proinflammatory reactions in fatal and non-fatal enterovirus 71 infections: implications for early recognition and therapy”, Acta Paediatr, 91(6), pp. 632-635.
78.    Liu, C. C., Tseng, H. W., Wang, S. M., & et al. (2000), “An outbreak of enterovirus 71 infection in Taiwan, 1998: epidemiologic and clinical manifestations”, J Clin Virol, 17(1), pp. 23-30.
79.    Lu, C. Y., Lee, C. Y., Kao, C. L., & et al. (2002), “Incidence and case- fatality rates resulting from the 1998 enterovirus 71 outbreak in Taiwan”, J Med Virol, 67(2), pp. 217-223.
80.    Lu, H. K., Lin, T. Y., Hsia, S. H., & et al. (2004), “Prognostic implications of myoclonic jerk in children with enterovirus infection”, J Microbiol Immunol Infect, 37(2), pp. 82-87.
81.    Ma, E., Chan, K. C., Cheng, P., & et al. (2010), “The enterovirus 71 epidemic in 2008–public health implications for Hong Kong”, Int J Infect Dis, 14(9), pp. e775-780.
82.    Machin, D. (2008), Sample size tables for clinical studies (3rd ed.), Wiley-Blackwell: Chichester, West Sussex, UK; Hoboken, NJ.
83.    McMinn, P., Lindsay, K., Perera, D., & et al. (2001), “Phylogenetic analysis of enterovirus 71 strains isolated during linked epidemics in Malaysia, Singapore, and Western Australia”, J Virol, 75(16), pp. 7732¬7738.
84.    McMinn, P., Stratov, I., Nagarajan, L., & et al. (2001), “Neurological manifestations of enterovirus 71 infection in children during an outbreak of hand, foot, and mouth disease in Western Australia”, Clin Infect Dis, 32(2), pp. 236-242.
85.    McMinn, P. C. (2002), “An overview of the evolution of enterovirus 71 and its clinical and public health significance”, FEMS Microbiol Rev, 26(1), pp. 91-107.
86.    Mizuta, K., Abiko, C., Murata, T., & et al. (2005), “Frequent importation of enterovirus 71 from surrounding countries into the local community of Yamagata, Japan, between 1998 and 2003”, J Clin Microbiol, 43(12), pp. 6171-6175.
87.    Monto Ho, Eng-Rin Chen, Kwo-Hsiung Hsu, & et al. (1999), “An Epidemic of Enterovirus 71 Infection in Taiwan”, N Engl J Med 341(13), pp. 929-935.
88.    Nagy, G., Takatsy, S., Kukan, E., & et al. (1982), “Virological diagnosis of enterovirus type 71 infections: experiences gained during an epidemic of acute CNS diseases in Hungary in 1978”, Arch Virol, 71(3), pp. 217-227.
89.    Nishimura, Y., Shimojima, M., Tano, Y., & et al. (2009), “Human P- selectin glycoprotein ligand-1 is a functional receptor for enterovirus 71”, Nat Med, 15(7), pp. 794-797.
90.    Nolan, M. A., Craig, M. E., Lahra, M. M., & et al. (2003), “Survival after pulmonary edema due to enterovirus 71 encephalitis”, Neurology, 66(10), pp. 1651-1656.
 ĐẶT VẤN ĐỀ    1

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU    4
1.1.    GIỚI THIỆU VỀ BỆNH TAY CHÂN MIỆNG    4
1.1.1.    Tác nhân gây bệnh    4
1.1.2.    Chuỗi lan truyền bệnh    6
1.1.3.    Triệu chứng lâm sàng    12
1.1.4.    Chẩn đoán    17
1.    2.    PHÂN BỐ BỆNH TAY CHÂN MIỆNG    20
1.2.1.    Phân bố bệnh tay chân miệng theo đặc trưng về con người    21
1.2.2.    Phân bố bệnh tay chân miệng theo thời gian    22
1.2.3.    Phân bố bệnh tay chân miệng theo không gian    23
1.    3.    YÉU TỐ TIÊN LƯỢNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG    31
1.3.1.    Tác nhân gây bệnh    31
1.3.2.    Yếu tố khác    34
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    38
2.    1.    NGHIÊN CỨU CẮT NGANG    38
2.1.1.    Đối tượng nghiên cứu    38
2.1.2.    Thời gian nghiên cứu    38
2.1.3.    Địa điểm nghiên cứu    38
2.1.4.    Cỡ mẫu và chọn mẫu    38
2.1.5.    Định nghĩa ca bệnh    39
2.1.6.    Thu thập số liệu    39
2.1.7.    Phân tích số liệu    40
2.    2.    NGHIÊN CỨU BỆNH CHỨNG BẮT CẶP    41
2.2.1.    Đối tượng nghiên cứu    41
2.2.2.    Thời gian nghiên cứu    42
2.2.3.    Địa điểm nghiên cứu    42 
2.2.4.    Định nghĩa ca bệnh và ca chứng    42
2.2.5.    Cỡ mẫu nghiên cứu    43
2.2.6.    Tiến hành chọn đối tượng nghiên cứu    43
2.2.7.    Cách thu thập thông tin và phân loại đối tượng nghiên cứu    44
2.2.8.    Các biến số chính trong nghiên cứu    48
2.2.9.    Phân tích số liệu    53
2.2.10.    Sai số và cách kiểm soát sai số    54
2.    3.    ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU    56
2.    4.    HẠN CHÉ CỦA NGHIÊN CỨU    56
Chương 3: KÉT QUẢ    58
3.    1. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH TAY CHÂN MIỆNG TẠI TỈNH ĐẮK
LẮK TỪ NĂM 2012 ĐÉN NĂM 2015    58
3.1.1.    Phân bố tần số và tỷ lệ mới mắc bệnh tay chân miệng theo tuổi tại tỉnh Đắk
Lắk trong 4 năm từ 2012 đến 2015    58
3.1.2.    Phân bố bệnh tay chân miệng theo giới    60
3.1.3.    Phân bố bệnh tay chân miệng theo dân tộc    61
3.1.4.    Phân bố bệnh tay chân miệng theo thời gian    62
3.1.5.    Phân bố bệnh tay chân miệng theo khu vực    64
3.    2. CÁC YÉU TỐ LIÊN QUAN ĐÉN TÌNH TRẠNG NẶNG CỦA BỆNH
TAY CHÂN MIỆNG    66
3.2.1.    Đặc điểm các yếu tố bắt cặp của nhóm bệnh và nhóm chứng    66
3.2.2.    Phân tích đơn biến    66
3.2.3.    Phân tích đa biến    84
Chương 4: BÀN LUẬN    86
4.    1.    MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC BỆNH TAY CHÂN MIỆNG… 86
4.    2.    NHỮNG YÉU TỐ LIÊN QUAN ĐÉN TÌNH    TRẠNG NẶNG    91
4.2.1.    Phân tích đơn biến    92
4.2.2.    Phân tích đa biến    107
KÉT LUẬN    112 
Height-for-Age Z Score Human Enterovirus – A Human Leucocyte Antigen Reverse transcription – Polymerase Chain Reaction
Standard Error Hand foot mouth disease 
Bảng 1.1. Týp huyết thanh (serotype) enterovirus phân theo loài (species) .. 5
Bảng 1.2.    Tỷ lệ lây nhiễm EV71 trong các thành viên hộ gia đình    9
Bảng 1.3.    Các hội chứng thần kinh do nhiễm EV71    14
Bảng 1.4.    Tình hình bệnh TCM ở khu vực phía nam từ 2005-2011    27
Bảng 1.5.    Mười bệnh có số mắc và chết cao nhất tại Việt Nam năm 2012….27
Bảng 1.6.    Typ virus gây bệnh năm 2011    28
Bảng 1.7.    Typ virus gây bệnh năm 2012    28
Bảng 1.8.    Số mắc TCM ở một số nước Châu Á Thái    Bình    Dương    30
Bảng 3.1.    Phân bố nhóm tuổi ở những trường hợp    bệnh    TCM tại tỉnh Đắk
Lắk giai đoạn 2012-2015    58
Bảng 3.2. Phân bố nhóm tuổi dưới 5 ở những trường hợp bệnh TCM tại tỉnh
Đắk Lắk giai đoạn 2012-2015    59
Bảng 3.3. Tỷ lệ mới mắc TCM (/100.000) theo tháng tuổi của trẻ dưới 5 tuổi giai đoạn 2012 – 2015    60
Bảng 3.4. Tỷ lệ mới mắc TCM (/100.000) theo giới giai đoạn 2012 – 2015 61 Bảng 3.5. Tỷ lệ mới mắc TCM (/100.000) theo dân tộc giai đoạn 2012 – 2015
     61
Bảng 3.6.    Số mắc TCM theo tháng giai đoạn 2012-2015    63
Bảng 3.7.    Tỷ lệ mới mắc TCM /100.000 theo khu vực ở Đắk Lắk từ 2012
đến 2015    64
Bảng 3.8.    Đặc điểm bắt cặp giữa nhóm bệnh và nhóm chứng    66
Bảng 3.9. Liên quan giữa diện tích nhà ở bình quân thấp và mắc TCM nặng
    67
Bảng 3.10. Liên quan giữa loại nền/sàn nhà và mắc TCM nặng    67
Bảng 3.11. Liên quan giữa loại nước sinh hoạt và mắc TCM nặng    68 
Bảng 3.12. Liên quan giữa loại hố xí sử dụng và mắc TCM nặng    68
Bảng 3.13. Liên quan giữa sinh non (dưới 37 tuần) và mắc TCM nặng    69
Bảng 3.14. Liên quan giữa trọng lượng sơ sinh thấp và mắc TCM nặng    69
Bảng 3.15. Liên quan giữa thứ tự sinh và mắc TCM nặng    70
Bảng 3.16. Liên quan giữa số con trong gia đình và mắc TCM nặng    70
Bảng 3.17. Liên quan giữa không bú mẹ hoàn toàn (< 6 tháng) và mắc    TCM
nặng    71
Bảng 3.18. Liên quan giữa suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và bệnh TCM nặng 71 Bảng 3.19. Liên quan giữa suy dinh dưỡng thể thấp còi và bệnh TCM nặng 72
Bảng 3.20. Liên quan giữa suy dinh dưỡng thể gầy còm và bệnh TCM nặng
    72
Bảng 3.21. Liên quan giữa tình trạng tiêm chủng và mắc TCM nặng    73
Bảng 3.22. Liên quan giữa tiếp xúc nhóm và mắc TCM nặng của con    73
Bảng 3.23. Liên quan giữa học vấn của mẹ và mắc TCM nặng của con    74
Bảng 3.24. Liên quan giữa nghề nghiệp của mẹ và mắc TCM nặng của con 74
Bảng 3.25. Hiểu biết của người mẹ về bệnh tay chân miệng    75
Bảng 3.26. Liên quan giữa mức hiểu biết đúng về bệnh tay chân miệng của
người mẹ và bệnh TCM nặng    76
Bảng 3.27. Thực hành chăm sóc trẻ ốm của người mẹ    76
Bảng 3.28. Liên quan giữa mức thực hành chăm sóc trẻ ốm của mẹ và bệnh
TCM nặng của con    77
Bảng 3.29. Liên quan giữa không tới khám ban đầu tại cơ sở y tế và bệnh
TCM nặng    77
Bảng 3.30. Đặc điểm lâm sàng nhóm bệnh và nhóm chứng    78
Bảng 3.31. Liên quan giữa sốt trên 39oC và mắc TCM nặng    79
Bảng 3.32. Liên quan giữa sốt trên 38,5oC và kéo dài và mắc TCM nặng … 79
Bảng 3.33. Liên quan giữa bệnh sử giật mình và mắc TCM nặng    80
Bảng 3.34. Liên quan giữa không loét miệng và mắc TCM nặng    80 
Bảng 3.35. Liên quan giữa dấu hiệu tiêu chảy và mắc TCM nặng    81
Bảng 3.36. Liên quan giữa dấu hiệu nôn ói và mắc TCM nặng    81
Bảng 3.37. Liên quan giữa tăng số lượng hồng cầu và mắc TCM nặng    82
Bảng 3.38. Liên quan giữa tăng bạch cầu và mắc TCM nặng    82
Bảng 3.39. Liên quan giữa tăng tiểu cầu và mắc TCM nặng    83
Bảng 3.40. Phân bố tác nhân gây bệnh ở nhóm bệnh và nhóm chứng    83
Bảng 3.41. Liên quan giữa tác nhân gây bệnh là EV71 và mắc TCM nặng .. 84
Bảng 3.42. Phân tích đa biến các yếu tố lâm sàng và bệnh TCM nặng    85
Bảng 3.43. Phân tích đa biến các yếu tố cận lâm sàng và bệnh TCM nặng… 85 
Sơ đồ 1.1.    Sơ đồ chuỗi lan truyền của bệnh truyền nhiễm    6
Hình 1.1.    Yếu tố nguy cơ của bệnh tay chân miệng nặng    37
Sơ đồ 2.1.    Hệ thống giám sát bệnh TCM ở tỉnh Đắk Lắk    40
Sơ đồ 2.2.    Thời gian, địa điểm và quy trình lấy mẫu    44
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố nhóm tuổi dưới 5 ở những trường hợp bệnh TCM tại
tỉnh Đắk Lắk theo năm    59
Biểu đồ 3.2. Phân bố giới tính ở những trường hợp mắc    TCM    tại    tỉnh    Đắk
Lắk theo năm    60
Biểu đồ 3.3. Phân bố dân tộc ở những    trường    hợp    mắc    bệnh    TCM    tại    Đắk
Lắk theo năm    61
Biểu đồ 3.4. Số mắc TCM theo tháng trong giai đoạn 2012-2015    62
Biểu đồ 3.5. Tháng dịch TCM trong giai đoạn 2012-2014    63
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ mới mắc TCM /100.000 khu vực ở Đắk Lắk từ 2012-2015 
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment