Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhi mắc cúm A(H1N1) chủng mới 2009 tại bệnh viện nhi trung ương
Trong những năm gần đây, các bênh dịch do vi rút bùng phát rất mạnh với diên biến phức tạp, biểu hiên đa dạng, gây hâu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe, tâm lý, kinh tế cho nhiều quốc gia, nhiều bênh dịch đã gây thành vấn đề sức khỏe toàn cầu trong đó có các vụ dịch cúm.
Nhiêm vi rút cúm là mọt bênh truyền nhiêm thường gặp, có những đạc điểm khác với vi khuẩn là dê lây lan với tốc đọ rất nhanh, có thể thành những đại dịch. Có 3 týp vi rút cúm là A, B và C, trong đó vi rút
cúm A hay gây các vụ dịch lớn [3],[6],[7]. Cấu trúc gen của các chủng vi rút có thể thay đổi theo thời gian và trong qúa trinh điều trị. Mọt số chủng vi rút có thể gây ra những biến chứng nặng nề, tỷ lê tử vong cao, trong đó, dịch cúm do vi rút cúm A(H5N1) gây ra năm 2003-2004 là mọt ví dụ.
Trong lịch sử, vi rút cúm đã gây nhiều vụ dịch lớn trên thế giới như vụ dịch năm 1918-1919 đã làm chết 20-50 triêu người, trong đó ở Mỹ là
549.000 người [24],[42],[43],[45]. Sau đó tiếp tục phát hiên nhiều trường hợp nhiêm vi rút cúm và đã gây ra mọt số vụ dịch lớn như: năm 1957-58: dịch cún A(H1N1) ở châu Á; Năm 2003-2004, dịch cúm A(H5N1) ở HongKong, Thailand, Viêt nam. Đây cũng là lần đầu tiên người ta phát hiên vi rút cúm lây trực tiếp từ loài chim sang người, vi rút này đã gây nên vụ dịch với các đặc điểm là bênh nhân thường có tổn thương phổi nặng và tỷ lê tử vong cao[8],[18],[35].
Ngoài ra cũng phát hiên mọt số chủng khác: H7N7 tại Anh (1996); H9N2 tại Hong Kong (1999); H7N2 tại Virginia, Mỹ( 2002); H7N7 tại
Hà lan (2003); H9N2, Hong Kong, H7N2, New York (2003); H7N3, Canada, 2004; H9N2, tại Trung quốc và Hong Kong (2007).
Hiên nay, hàng năm tại Mỹ có khoảng 36.000-226.000 người mắc cúm phải nằm viên, khoảng 36.000 người chết vì bênh có liên quan đến
cúm, chi phí điều trị nhiều tỷ đô la [24],[25],[29],[35].
Năm 2009, trường hợp đầu tiên đã được xác định là nhiễm vi rút cúm A(H1N1) chủng mới tại Mexico, sau đó lan sang Mỹ và sau đó lan nhanh ra toàn cầu, tổ chức y tế thế” giới đã đưa ra cảnh báo ở mức đô cao.
Tại Việt Nam, trường hợp nhiễm vi rút cúm A(H1N1) chủng mới đầu tiên được phát hiện tháng 7-2009, bệnh lây lan nhanh từ người sang người, gây thành đại dịch. Diễn biến lâm sàng đa dạng và cũng có trường hợp nặng, dẫn tới tử vong. Việc chẩn đoán và điều trị còn gặp nhiều khó
khăn, tốn kém, gây tâm lý hoang mang cho toàn xã hôi [1],[7],[8],[54].
Theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới (WHO) và trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa kỳ(CDC) thì bệnh sẽ có nguy cơ nặng, tiên lượng xấu khi có các yếu tố nguy cơ như: trẻ nhỏ, đặc biệt là dưới 2 tuổi; mắc bệnh mãn tính như tim mạch, hô hấp, bệnh chuyển hóa, bệnh thận, gan, thần kinh; bệnh hệ thống tạo máu, suy giảm miễn dịch, sử dụng Aspirin kéo dài [17], [18], [21],[50]. Đặc biệt, đã thấy xuất hiện hiện tượng môt số chủng kháng lại thuốc kháng vi rút[19], [22], [28], [24]. Do đó việc chẩn đoán sớm và điều trị đúng là điều có ý nghĩa rất quan trọng.
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, tháng 7 năm 2009 chúng tôi đã tiếp nhận trường hợp đầu tiên nhiễm cúm A(H1N1) chủng mới 2009 ở trẻ em. Với mong muốn có được sự hiểu biết đầy đủ về bệnh cảnh lâm sàng, xét nghiệm, tiên lượng bệnh cúm do vi rút cúm A(H1N1) chủng mới 2009 chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục tiêu:
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN Đề
Chương 1 TỔNG OUAN TÀI LIÊU 3
1.1 Lich sử bênh 3
12 Tình hình dich cúm A(H1N1) 4
1.3 Đăc điểm sinh hoc của vi rút cúm A
(H1N1) 5
1.4 Đăc điểm dich tễ hoc 9
1.5 Sinh lý bênh hoc 10
1.6 Triêu chứng lâm sàng 12
1.7 Cân lâm sàng 16
1.8 Điều tri 17
19 Phòng bênh 18
Chương 2 ĐỐI TƯƠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu…. ,,,27
2.1. Đối tương nghiên cứu 22
2.2. Phương pháp 22
2.3. Các chỉ số nghiên cứu 23
2.4. Kv thuât xét nghiêm 25
2.5. Các phác đổ, tiêu chuẩn áp dung trong nghiên cứu 27
2.6. Thu thâp và Xử lý số liêu 28
2.7. Vấn đề đao đức trong nghiên cứu 28
Chương 3 KẾT OUẢ NGHIÊN cứu 30
3.1. Đăc điểm dich tễ 30
3.2. Đăc điểm lâm sàng 35
3.3. Các biến chứng 37
3. Đăc điểm cân lâm sàng 39
in
3. Kết quả điều trị 42
Chương í 4: BÀN LUẬN 46
4.1 Đăc điểm dịch tễ 46
4.2 Đăc điểm lâm sàng 51
4.3 Cân lâm sàng 54
4.4 Điều trị 58
KẾT LUẬN
62
TÀI LIÊU THAM KHẢO
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích