Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học lâm sàng của giật do sốt và hình ảnh điện não đồ của co giật do sốt tái phát ở trẻ em
Luận văn Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học lâm sàng của giật do sốt và hình ảnh điện não đồ của co giật do sốt tái phát ở trẻ em.Co giật do sốt (CGDS) theo định nghĩa của liên hội chống động kinh thế giới: “CGDS là co giật xảy ra ở trẻ em sau 1 tháng tuổi, liên quan với bệnh gây sốt, không phải bệnh nhiễm khuẩn thần kinh, không có co giật ở thời kỳ sơ sinh, không có cơn giật xảy ra trước không có sốt” [1]. CGDS có thể xảy ra ở trẻ có tổn thương não có trước. Các nghiên cứu dịch tễ học cộng đồng về CGDS ở châu Á, châu Âu và nước Mỹ thông báo tỷ lệ mắc nói chung vào khoảng 3-5%. Tỷ lệ mắc ở Ấn Độ từ 5-10%, Nhật Bản 8,8% [2], [3], [4]. Một số tác giả khác: Shiela có 3,3% trẻ bị CGDS [5]…, tỷ lệ mắc bệnh cao nhất thường ở trẻ từ 10 tháng đến 2 tuổi [2], [3], [4]. Co giật do sốt thường xảy ra ở những trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp trên, hoặc tiêu hóa[6], [7], [8]. Ngày nay nhiều tác giả đã đề cập đến nhiễm vi rút herpes 6 (HHV-6) ở người. Bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền, gen gây bệnh được tìm thấy ở vị trí trên nhiễm sắc thể 19p, 8q 13-21, kiểu di truyền trội ở một số gia đình. Yếu tố nguy cơ của CGDS cũng được nhiều tác giả nghiên cứu, Chao-Ching Huang và cộng sự [9] thấy CGDS thường xảy ra ở trẻ có nhiều đợt sốt trong năm, thường trên 4 đợt/năm, trẻ có chậm phát triển tâm thần-vận động, tiền sử anh chị em ruột bị CGDS. Một số yếu tố về môi trường, địa lý, xã hội và sinh học liên quan chưa tìm thấy sự khác biệt giữa những trẻ CGDS và nhóm chứng. CGDS tái phát thường xảy ra ở những trẻ có tiền sử gia đình, có nhiều cơn co giật trong một đợt sốt, cơn co giật kéo dài trong đợt sốt lần đầu, tuổi của trẻ dưới 2 tuổi. Co giật do sốt liên quan đến động kinh: nhiều nghiên cứu cho thấy khoảng 9% số trường hợp CGDS phức hợp và 3% số trẻ CGDS đơn thuần chuyển thành động kinh [10]. Nhiều nghiên cứu đã tranh luận về CGDS và động kinh thái dương, có tác giả cho rằng CGDS gây nên xơ hóa thùy thái dương giữa và gây nên động kinh thùy thái dương, nhưng không đủ chứng cứ đầy đủ. Co giật do sốt hiếm gây tử vong dù trẻ có trạng thái co giật nặng do sốt [11].
Ở Việt Nam nhiều công trình nghiên cứu về co giật do sốt. Lê Thanh Hải và cộng sự (1990) nghiên cứu về Tình hình bệnh tật trong 7 năm (1984- 1990) tại Bệnh viện Nhi Trung ương đưa ra tỷ lệ CGDS ở trẻ dưới 7 tuổi là 2,12% [12]. Lê Thiện Thuyết (2003)có3,16%trẻ dưới15tuổi bị CGDS [13].Phạm Thị Lệ Quyên (2006), tỷ lệ trẻ CGDS dưới 5 tuổi là 1,93% [14].
Cao Xuân Đĩnh và Nguyễn Văn Thắng (2007) nghiên cứu về hiệu quả điều trị dự phòng của co giật do sốt, đã cho thấy không có sự khác biệt giữa điều trị dự phòng liên tục và không điều trị dự phòng, được thấy ở cả nhóm có biểu hiện điện não đồ bất thường [15]. Chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học lâm sàng của giật do sốt và hình ảnh điện não đồ của co giật do sốt tái phát ở trẻ em”, với mục đích làm rõ hơn đặc điểm của co giật do sốt về lâm sàng và điện não đồ, củng cố thêm quan điểm điều trị và dự phòng co giật do sốt ở trẻ em Việt Nam theo quan điểm của thế giới. Mục tiêu nghiên cứu nhằm hai vấn đề:
1. Mô tả đặc điểm dịch tễ học lâm sàng của CGDS ở trẻ dưới 5 tuổi.
2. Mô tả hình ảnh điện não đồ của trẻ bị co giật do sốt tái phát.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN CO GIẬT DO SỐT Ở TRẺ EM 3
1.1. ĐỊNH NGHĨA 3
1.2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU CO GIẬT DO SỐT 4
1.3. TÌNH HÌNH CGDS TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC 5
1.4. SINH LÝ BỆNH 6
1.5. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA CGDS 8
1.6. YẾU TỐ NGUY CƠ 11
1.6.1. Yếu tố nguy cơ phát sinh co giật do sốt 11
1.6.2. Yếu tố nguy cơ đối với đợt CGDS tái phát 14
1.7. CẬN LÂM SÀNG 15
1.8. NGUYÊN NHÂN GÂY CO GIẬT DO SỐT 18
1.9. HẬU QUẢ CỦA CO GIẬT DO SỐT 19
1.9.1. Động kinh sau co giật do sốt 19
1.9.2. Phát triển thần kinh 20
1.9.3. Tử vong 21
1.10. ĐÁNH GIÁ TRẺ BỊ CO GIẬT DO SỐT 21
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 25
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 26
2.2.2. Cỡ mẫu 26
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu 26
2.2.4. Nội dung nghiên cứu và cách đánh giá 27
2.3. XỬ LÝ SỐ LIỆU 31
2.4. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU 31
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32
3.1. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC LÂM SÀNG 32
3.1.1. Một số yếu tố địa dư, môi trường và sinh học 32
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng 34
3.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM ĐIỆN NÃO ĐỒ 45
3.2.1. Sự thay đổi hoạt động sóng điện não 45
3.2.2. Hoạt động điện não trong CGDS đơn thuần và CGDS phức hợp .. 46
3.2.3. Biểu hiện sóng kịch phát hoặc sóng chậm 47
Chương 4: BÀN LUẬN 48
4.1. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC LÂM SÀNG CỦA CO GIẬT DO SỐT. 48
4.1.1. Một số yếu tố dịch tễ học liên quan đến co giật do sốt 48
4.1.2. Tuổi và giới 49
4.1.3. Đặc điểm thân nhiệt trong các đợt CGDS 51
4.1.4. Đặc điểm cơn co giật 52
4.1.5. Co giật do sốt phức hợp và co giật do sốt đơn thuần 53
4.1.6. Co giật do sốt tái phát 54
4.1.7. Yếu tố gia đình và sản khoa liên quan đến co giật do sốt 57
4.1.8. Tuổi khởi phát và giới 59
4.1.9. Nguyên nhân gây sốt 59
4.2. ĐẶC ĐIỂM ĐIỆN NÃO ĐỒ CỦA TRẺ CO GIẬT DO SỐT TÁI
PHÁT 60
KẾT LUẬN 64
KIẾN NGHỊ 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Waruiru C and Appleton R, (2004),“Febrile seizures”, Archives of deasease in childhood; 89: 751- 756.
2. Lê Đức Hinh, (1984), “Các hội chứng co giật”, Thần kinh học trẻem, Nhà xuất bản Y học Hà nội, 121-3.
3. Lê Đức Hinh, (1996), “Một số nguyên nhân của động kinh”, Động kinh-Khoa Thần kinh Bệnh việt Bạch Mai,13-5.
4. Gellis SS (2007), “The yearbook of Paediatrics”. Yearbook medical
publishers, 302-7.
5. Sheila J Wallance (2008),“Fibrile convulsion”, epilepsy-from science to patient, CD-Guide of Britist Branch of the international leagueAgaint Epilepsy, 1234-1236.
6. Haslam RHA, (2011), “The nervous system”. In: Nelson textbook of Pediatrics. 15 th ed. Edit. By Behrman R.E, Kliegman R.M, Arvin A.M.W.B. Saunders company, 1691-2.
7. Lennox-Buchthal, (1992), “Febrile convulsions”. A textbook of epilepsy. 2nd ed. Edit by Laidlaw.and Richens A. Chuirchill Livingstone, 68-85.
8. Baird HW, (1997), “convulsion disorders”. Nelson textbook of pediatrics. WB Saunders, 1287-8.
9. Chao-ching Huang, Wang ST, Chang YC, Huang MC, Chi YC, Tsai JJ (1999).“Risk factors for a first febrile convulsion in children: a population study in southern Taiwan”. Epilepsia. Jun;40(6):719-25. PubMed PMID: 10368069.
10. Nelson KB, (2004),“The natural history of febrile seizures”. The joint convention of the 5th International child Neurology Congress and the 3rdAsian and Oceanian Congress of child Neurology, 600.
11. DR Nordli, SL Moshe, S Shinnar, (2009), “The role of EEG in febrile status epilepticus”. Children’s Momorial Hospital, 2300 Children,s Plaza, No.29, Chicago, IL 60614, USA.
12. Nguyễn Thanh Hải và cộng sự, (1990),“Tình hình bệnh tật trong 7 năm (1984-1990) tại khoa cấp cứu lưu”, Viện nhi khoa. Kỷ yếu công trình nghiên cứu.
13. Lê Thiện Thuyết, (2003),“Đặc điểm dịch tễlâm sàng và nguyên nhân co giật do sốt ởtrẻem”, Tạp chí Y học thực hành số447, trang 47-59.
14. Phạm Thị Lệ Quyên, (2006),“Đánh giá một số đặc điểm dịch tễhọc của co giật do sốt ở trẻ em từ 2002-2004 tại Bệnh viện Nhi Trung ương”, Tạp chí nghiên cứu Y học, BộY tế- Trường Đại học Y Hà Nội. Tập 43, số6, trang 38-43.
15. Cao Xuân Đĩnh, (2007), “Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hiệu quảdựphòng co giật do sốt ởtrẻem”, Luận văn, Bác sĩchuyên khoa cấp II. Đại học y Hà Nội.
16. Hirtz DG, (2005),“Febrile seizures”. The paediatric clinics of North America. Saunders, 36:375-80.
17. VũAnh Nhị, (2005),“Co giật do sốt ởtrẻem”, Tham khảo thần kinh học, htt://www.thankinhhoc.com.
18. Hoàng Cẩm Tú, (1996),“Bệnh động kinh trẻem dưới 6 tuổi tại Viện Bảo vệsức khỏe trẻem”, Luận văn phó tiến sĩkhoa học Y dượcĐại học Y Hà Nội.
19. Hauser WA, Annegers TF, Anderson VE, et al, (1998),“the risk of seizure disorders among relatives of children with febrile convulsions”, Neurology; 35: 1268-73.
20. Wallance Sj and Zealley H (2000), “Neurological, electroencephalographic and virological finding in fibrile children”. Archives of Disease in childhood, 45:611-23.
21. Veryty CM, Butler NR, Golding J (1995), “Febrile seizures in a national cohort followed up from birth. I-medical history and intellectual ability at 5 year of age”.Br MedJ, 290 (6478): 1307-10.
22. El-Radhi AS, Withana K, Banajreh S, (2005), “Recurrent rate of febrile convulsion related to the degree of pyrexiaduring the fist attack ”, Clin pediatr; 25: 311-13.
23. Tsuboi T, Okada S, (1994),“Seasonal variation of febrile convusion in Japan”. Acta Neurol. Scand, 69 (5): 285 – 92.khoa học 10 năm (1981-1990).
24. Verity CM, Rosemary Greenwood, (2003), “Long term Intellectual and Behavioral outocomes of children with febrile convulsions” [Abstract] [Medline].
25. Milen Pavlovic, Mijana Jarebinski, Tatjana Pkmozovic, Zvonimir levic,(1997), “Seizure disorders in preschool children in a Serbian district”, Neuroepidemiology, Serbia; 17:105-110, http://www.emedicine.com/neuro/topic 134.htm.
26. Wallace SJ (2007), “Febrile convulsions”. A textbook of epilepsy, 3rded. Churchill Livingstone, 96-107.
27. Lê Đức Hinh, (2011), “Các hội chứng động kinh”, Thần kinh học trẻem, nhà xuất bản Y học Hà Nội, tái bản lần thứ4, trang. 156-158.
28. Camfield PR and Camfield CS, (2004),“Febrile seizure”. Paediatris and epilepsy, 1:3-9.
29. Drllien CM and Drummond MB, “Epilepsy”. Neurodeveloment Problems in early childhood. Blackwell Scientific publication: 365-6.
30. Van Landingham KE, Heinz ER, Cavazas JE, (1998). “Magnetic resonance imaging evidence of hipocampal injury after prolonged focal febrile convulsions”. Am Neurol; 43:423-26.
31. Fukuyama Y, Kagawa K, Tanaka K, (2002), “A genetic study of febrile convulsions”, Eur Nerol; 18: 166-82.
32. Wallace SJ (2000),“Epileptic syndromes linked with previous history febrile seizures”. The joint convention of the 5th International child Neurology Congress and the 3rd Asian and Oceannian Congress of child Neurology,600.
33. Hoàng Cẩm Tú và cộng sự, (1990),“ Điện não đồtrong co giật có sốt”. Nhi khoa số1. Nhà xuất bản y học Hà Nội, trang 88-91.
34. Nguyễn Đình Thoại, (2000),“Đặc điểm lâm sàng và các yếu tốnguy cơcủa co giật do sốt ởtrẻem tại viện Nhi khoa”, Luận văn, Thạc sỹy học. Đại học Y khoa Hà Nội.
35. Nguyễn Thị Kim Len, Nguyễn Ngọc Sáng, (2006), “Đặc điểm lâm sàng và nguyên nhân gây sốt cao co giật không do bệnh nhiễm khuẩn thần kinh ởtrẻem”, Nhi khoa tập 14, số đặc biệt-2006,83-87.