Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học lâm sàng và đánh giá kết quả can thiệp điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại tỉnh Nghệ An

Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học lâm sàng và đánh giá kết quả can thiệp điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại tỉnh Nghệ An

Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học lâm sàng và đánh giá kết quả can thiệp điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại tỉnh Nghệ An.Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là bệnh hô hấp phổ biến có thể phòng và điều trị được. Bệnh đặc trưng bởi các triệu chứng hô hấp dai dẳng và giới hạn luồng khí, là hậu quả của những bất thường đường thở và/hoặc phế nang thường do phơi nhiễm với các phân tử hoặc khí độc hại, trong đó khói thuốc là yếu tố nguy cơ chính, ô nhiễm không khí và khói chất đốt cũnglà yếu tố nguy cơ quan trọng gây COPD. Các bệnh đồng mắc và đợt kịch phát làm nặng thêm tình trạng bệnh [1].

Theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới năm 2017, COPD là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 với khoảng 3,2 triệu người chết và 329 triệu người mắc trên toàn thế giới. Theo dự đoán, tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong sẽ còntiếp tục gia tăng trong những thập kỷ tới do tăng tiếp xúc các yếu tố nguy cơ COPD và tình trạng già đi của dân số [2],[3],[4]. COPD thường xuất hiện ở người trên 40 tuổi, yếu tố nguy cơ chínhthường liên quan đến tình trạng hút thuốc lá thuốc lào, cùng với sự xuất hiệncác triệu chứng cơ năng ho, khạc đờm, khó thở [5],[6]. Tại cộng đồng, sànglọc bằng đo chức năng thông khí ở những đối tượng có yếu tố nguy cơ caonhằm phát hiện sớm COPD là rất quan trọng nhằm quản lý và điều trị mộtcách có hiệu quả ngay từ giai đoạn nhẹ. Việc quản lý phòng ngừa các yếu tốnguy cơ sẽ làm giảm tỷ lệ mắc bệnh, điều trị dự phòng nhằm làm giảm tầnsuất các đợt cấp giúp người bệnh ít phải nằm viện góp phần giảm gánh nặngbệnh tật và chi phí điều trị [5],[7].
Tại Việt Nam, nghiên cứu về dịch tễ học của COPD năm 2009 cho thấytỷ lệ mắc ở người trên 40 tuổi là 4,2% [8]. Bệnh nhân mắc đợt cấp COPDthường chiếm tỷ lệ cao trong các khoa hô hấp và đơn vị điều trị tích cực.
Thực trạng hiện nay tại các đơn vị y tế tuyến cơ sở, các biện pháp chẩn đoán và điều trị còn gặp nhiều khó khăn do thiếu nguồn lực và nhân lực. Trong khiđó, các phòng khám quản lý COPD tại tuyến tỉnh và trung ương luôn trong tình trạng quá tải, điều kiện để người bệnh đến khám và cấp thuốc còn gặp nhiều bất cập.
Nghệ An là một tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ có diện tích lớn nhất Việt Namvới dân số đông đứng hàng thứ tư, đời sống kinh tế của người dân còn gặpnhiều khó khăn, thu nhập chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Trong khi đó tình trạng hút thuốc lá thuốc lào, sử dụng các chất đốt than, củi, rơm rạ còn phổ biến. Trước đây chưa có nghiên cứu về dịch tễ học COPD tại Nghệ An;việc chẩn đoán, điều trị và quản lý COPD chủ yếu được thực hiện tại bệnh viện tuyến tỉnh. Trong khi đó, tại các tuyến y tế cơ sở chưa có máy đo chức năng thông khí phổi, thiếu nhân lực về chuyên ngành hô hấp dẫn đến tỷ lệ chẩn đoán nhầm với các bệnh hô hấp khác còn khá cao (chiếm 78,86%) [9].
Mặc dù Dự án bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản đã được triển khai tại Nghệ An từ năm 2012, hàng năm đã khám sàng lọc cho người dân vàtập huấn cho cán bộ y tế nhưng với số lượng còn hạn chế,chưa đánh giá được dịch tễ và quản lý điều trị COPD trong toàn tỉnh. Xác định tầm quan trọngtrong điều tra dịch tễ, chẩn đoán và tư vấn điều trị ngay tại cộng đồng, nhằm nâng cao ý thức tuân thủ điều trị cho người bệnh là việc làm cần thiết trong
giai đoạn hiện nay. Chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học lâm sàng và đánh giá kết quả can thiệp điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại tỉnh Nghệ An” với 3 mục tiêu sau:
1. Xác định tỷ lệ mắc và một số yếu tố nguy cơ gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở người từ 40 tuổi trở lên tại tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2017-2019.
2. Mô tả các đặc điểm lâm sàng, chức năng thông khí và điện tâm đồ ở nhóm đối tượng mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
3. Đánh giá kết quả can thiệp trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại cộng đồng

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………………………………. 1
Chương 1: TỔNG QUAN………………………………………………………………… 3
Thuật ngữ và định nghĩa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính………………. 3
Dịch tễ học của COPD ……………………………………………………………. 3
1.2.1. Dịch tễ COPD trên thế giới ……………………………………………….. 3
1.2.2. Tình hình dịch tễ COPD ở Việt Nam ………………………………….. 7
1.3. Các YTNC của COPD…………………………………………………………….. 9
1.3.1. Các yếu tố môi trường ………………………………………………………. 9
1.3.2. Các yếu tố cơ địa ……………………………………………………………. 14
1.4. Sinh lý bệnh học COPD ………………………………………………………… 16
1.5. Lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán COPD ……………………………… 17
1.5.1. Biểu hiện lâm sàng của COPD …………………………………………. 17
1.5.2. Cận lâm sàng………………………………………………………………….. 19
1.5.3. Chẩn đoán COPD …………………………………………………………… 21
1.6. Các phương pháp nghiên cứu dịch tễ học ………………………………… 27
1.6.1. Nghiên cứu cắt ngang trong điều tra dịch tễ học COPD ………. 28
1.6.2. Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng……………………………………… 28
1.7. Vai trò của truyền thông giáo dục sức khỏe……………………………… 29
1.8. Quản lý COPD tại cộng đồng…………………………………………………. 31
1.9. Nghiên cứu về tuân thủ điều trị của bệnh nhân mắc COPD ……….. 32
1.9.1. Khái niệm, nghiên cứu tuân thủ điều trị đối với COPD………. 32
1.9.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới tuân thủ điều trị COPD ………………. 33
1.9.3. Các biện pháp đánh giá tuân thủ điều trị COPD. ………………… 33
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …….. 35
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu……………………………. 352.1.1. Đối tượng nghiên cứu ……………………………………………………… 35
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu……………………………………………………….. 36
2.1.3. Thời gian nghiên cứu………………………………………………………. 36
2.2. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………….. 37
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ………………………………………………………… 37
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu và kỹ thuật chọn mẫu …………………………. 37
2.2.3. Biến số và chỉ số nghiên cứu ……………………………………………. 42
2.3. Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện nghiên cứu……………… 47
2.3.1. Cán bộ tham gia nghiên cứu …………………………………………….. 47
2.3.2. Bộ câu hỏi ……………………………………………………………………… 49
2.3.3. Phương tiện nghiên cứu:………………………………………………….. 49
2.3.4. Triển khai thực hiện nghiên cứu……………………………………….. 50
2.4. Sai số và cách hạn chế…………………………………………………………… 55
2.5. Xử lý số liệu ………………………………………………………………………… 56
2.6. Đạo đức nghiên cứu………………………………………………………………. 57
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………………………………… 60
3.1. Tỷ lệ mắc và YTNC của COPD ở người từ 40 tuổi trở lên ………… 60
3.1.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ……………………….. 60
3.1.2. Kết quả về tỷ lệ mắc COPD tại tỉnh Nghệ An…………………….. 65
3.1.3. Liên quan giữa các YTNC với COPD……………………………….. 66
3.1.4. Phân tích đa biến hồi quy Logistic các yếu tố liên quan đến
COPD……………………………………………………………………………. 71
3.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của đối tượng mắc COPD……… 73
3.2.1. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu ……………………. 73
3.2.2. Kết quả CNTK của đối tượng nghiên cứu………………………….. 76
3.2.3. Kết quả điện tâm đồ của đối tượng mắc COPD ………………….. 81
3.3. Kết quả đánh giá hiệu quả can thiệp tư vấn điều trị…………………… 823.3.1. Đặc điểm chung nhóm chứng và nhóm can thiệp trước nghiên
cứu………………………………………………………………………………… 82
3.3.2. Kết quả đánh giá hiệu quả can thiệp sau 12 tháng ………………. 83
Chương 4: BÀN LUẬN …………………………………………………………………. 96
4.1. Tỷ lệ mắc và các YTNC của COPD………………………………………… 96
4.1.1. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………. 96
4.1.2. Tỷ lệ mắc và các YTNC liên quan đến COPD……………………. 99
4.1.3. Kết quả về tỷ lệ mắc COPD……………………………………………. 102
4.1.4. Ảnh hưởng của các YTNC với COPD …………………………….. 104
4.2. Đặc điểm lâm sàng, CNTK và điện tâm đồ của đối tượng mắc
COPD ……………………………………………………………………………….. 113
4.2.1. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng mắc COPD………………….. 113
4.2.2. Đặc điểm CNTK…………………………………………………………… 116
4.2.3. Đặc điểm điện tâm đồ……………………………………………………. 118
4.3. Đánh giá hiệu quả can thiệp cho người bệnh COPD ……………….. 119
4.3.1. Đánh giá hiệu quả can thiệp về đặc điểm lâm sàng……………. 120
4.3.2. Đánh giá kỹ thuật dùng dụng cụ phân phối thuốc đường hô hấp. 126
4.4. Kết quả đạt được và hạn chế của nghiên cứu………………………….. 131
KẾT LUẬN…………………………………………………………………………………. 133
KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT…………………………………………………………. 135
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤCDANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại mức độ tắc nghẽn đường thở theo GOLD ……………… 23
Bảng 1.2. Bảng đánh giá COPD theo bảng điểm mMRC……………………… 23
Bảng 2.1. Phân loại mức độ tắc nghẽn đường thở theo GOLD 2019 …….. 45
Bảng 2.2. Phân loại rối loạn thông khí theo ATS/ERS…………………………. 46
Bảng 2.3. Phân loại các mức độ tuân thủ theo Morisky ……………………….. 47
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới, tuổi ………………………. 60
Bảng 3.2. Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu …………………………… 61
Bảng 3.3. Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu…………………………. 61
Bảng 3.4. Tiếp xúc với các YTNC mắc COPD của các ĐTNC……………… 62
Bảng 3.5. Mức độ hút thuốc của các ĐTNC ……………………………………….. 63
Bảng 3.6. Mức độ tiếp xúc khói bếp của đối tượng nghiên cứu …………….. 64
Bảng 3.7. Tiếp xúc với bụi nghề nghiệp …………………………………………….. 64
Bảng 3.8. Tỷ lệ mắc theo huyện, giới ………………………………………………… 65
Bảng 3.9. Phân bố tỷ lệ mắc theo nhóm tuổi và giới tính……………………… 66
Bảng 3.10. Liên quan giữa nhóm tuổi và COPD …………………………………… 66
Bảng 3.11. Liên quan giữa giới tính và COPD ……………………………………… 67
Bảng 3.12. Liên quan chỉ số BMI và COPD…………………………………………. 67
Bảng 3.13. Liên quan giữa hút thuốc và COPD tại các huyện nghiên cứu… 68
Bảng 3.14. Liên quan giữa mức độ hút thuốc và COPD…………………………. 69
Bảng 3.15. Liên quan giữa phơi nhiễm khói bếp ≥ 30 năm và COPD ……… 69
Bảng 3.16. Liên quan giữa phơi nhiễm bụi nghề nghệp và COPD…………… 70
Bảng 3.17. Liên quan tiền sử mắc bệnh lý hô hấp mạn tính và COPD …….. 70
Bảng 3.18. Phân tích hồi quy đa biến các YTNC đến COPD………………….. 71
Bảng 3.19. Tỷ lệ xuất hiện các triệu chứng cơ năng của ĐTNC ……………… 73
Bảng 3.20. Liên quan giữa hút thuốc và mắc các triệu chứng hô hấp ………. 73Bảng 3.21. Các triệu chứng thực thể của nhóm mắc COPD …………………… 75
Bảng 3.22. Kết quả CNTK của đối tượng nghiên cứu……………………………. 76
Bảng 3.23. Kết quả CNTK của đối tượng mắc COPD sau test HPPQ ……… 77
Bảng 3.24. Các thay đổi trên điện tâm đồ của ĐTNC ……………………………. 81
Bảng 3.25. Liên quan giữa COPD và điện tâm đồ bất thường ………………… 81
Bảng 3.26. Đặc điểm chung của 2 nhóm chứng trước nghiên cứu can thiệp…. 82
Bảng 3.27. Trung bình đợt cấp và nhập viện của ĐTNC………………………… 87
Bảng 3.28. Sử dụng sai các bước pMDI của ĐTNC sau 12 tháng …………… 92
Bảng 3.29. Sử dụng sai các bước Turbuhaler của ĐTNC sau 12 tháng ……. 94
Bảng 3.30. Tỷ lệ tuân thủ tái khám sau 12 tháng…………………………………… 95
Bảng 3.31. Tỷ lệ mức độ tuân thủ theo bảng điểm Morisky……………………. 95DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1 Mười nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên thế giới ……….. 5
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ mắc COPD tại cộng đồng………………………………………. 65
Biểu đồ 3.2. Các YTNC có ý nghĩa thống kê đối với COPD ………………… 72
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ xuất hiện các triệu chứng cơ năng của đối tượng mắc
COPD ………………………………………………………………………. 74
Biểu đồ 3.4. Phân loại COPD theo nhóm GOLD 2019 ………………………… 75
Biểu đồ 3.5. Phân loại mức độ tắc nghẽn đường thở theo tỷ lệ FEV1 ……. 78
Biểu đồ 3.6. Kết quả CNTK của đối tượng mắc COPD trước và sau test
HPPQ ………………………………………………………………………….. 79
Biểu đồ 3.7. Kết quả CNTK của đối tượng mắc COPD theo giới …………. 80
Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ hút thuốc trước và sau can thiệp của ĐTNC …………….. 83
Biểu đồ 3.9. Triệu chứng ho trước và sau can thiệp của ĐTNC…………….. 84
Biểu đồ 3.10. Triệu chứng khạc đờm trước và sau can thiệp của ĐTNC ….. 85
Biểu đồ 3.11. Tỷ lệ đợt cấp trước và sau can thiệp của ĐTNC ………………. 86
Biểu đồ 3.12. Tỷ lệ nhập viện vì đợt cấp trước và sau can thiệp của ĐTNC .. 87
Biểu đồ 3.13. Tỷ lệ sử dụng pMDI trước và sau can thiệp của ĐTNC …….. 88
Biểu đồ 3.14. Tỷ lệ sử dụng bình Turbuhaler trước và sau can thiệp của
ĐTNC …………………………………………………………………………. 89
Biểu đồ 3.15. Tỷ lệ sử dụng pMDI và Turbuhaler trước và sau can thiệp … 90
Biểu đồ 3.16. Tỷ lệ sử dụng đúng pMDI trước và sau can thiệp ……………… 91
Biểu đồ 3.17. Tỷ lệ sử dụng đúng Turbuhaler trước và sau can thiệp ………. 9

 

Leave a Comment