NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC TẬT KHÚC XẠ VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP Ở HỌC SINH 6 – 15 TUỔI

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC TẬT KHÚC XẠ VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP Ở HỌC SINH 6 – 15 TUỔI

LUẬN ÁN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC TẬT KHÚC XẠ VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP Ở HỌC SINH 6 – 15 TUỔI TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI (2007- 2009).Mù lòa là một trong những vấn đề y tế công cộng lớn hiện nay ở trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Tổ chức Y tế thế giới và Tổ chức Quốc tế về Phòng chống mù loà (IAPB) đã đưa ra sáng kiến “Thị giác 2020: Quyền được nhìn thấy” nhằm khuyến cáo và huy động tất cả các nguồn lực, sự cố gắng của Quốc tế và Chính phủ các nước để đạt mục tiêu thanh toán các bệnh gây mù có thể phòng tránh được vào năm 2020 [41].

Theo nhiều nghiên cứu, tật khúc xạ nói chung và cận thị học đường nói riêng đang ngày càng có xu hướng gia tăng, là mối quan tâm của từng gia đình và toàn xã hội. Ngoài ra, điều kiện vệ sinh học đường không đạt yêu cầu và gánh nặng học tập là những yếu tố nguy cơ làm gia tăng tỷ lệ cận thị [2], [16].
Cận thị học đường không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng học tập, sinh hoạt của học sinh mà chi phí điều trị cận thị đã trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Vì vậy, Tổ chức Y tế thế giới đã xác định cận thị học đường là một trong 5 vấn đề ưu tiên hàng đầu trong chương trình phòng chống mù loà toàn cầu [87], [103].
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC TẬT KHÚC XẠ VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP Ở HỌC SINH 6 – 15 TUỔI TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI (2007- 2009) Ở Việt Nam, tật khúc xạ là một vấn đề thời sự được cả xã hội quan tâm, đặc biệt cận thị học đường đã được chú ý từ những năm 1960, nhưng đến nay vẫn chiếm tỷ lệ khá cao và có xu hướng tăng nhanh, không chỉ ở khu vực thành thị mà ở cả khu vực nông thôn. Nghiên cứu của Ngô Duy Hòa và cs. (1966) trên địa bàn thành phố Hà Nội những năm 1960 cho thấy tỷ lệ cận thị của học sinh là 4,2%. Nguyễn Thị Nhung (1980) thấy tỷ lệ cận thị ở học sinh Hà Nội chiếm tỷ lệ rất cao, có lớp học tới 50% học sinh phải đeo kính (tiểu học là 11,9%, trung học cơ sở là 17,6% và trung học phổ thông là 21,6% [18].
Theo kế hoạch quốc gia phòng chống mù loà và chăm sóc mắt ở Việt Nam giai đoạn 2010 – 2013 tật khúc xạ đang ngày càng phổ biến, với tỷ lệ mắc khoảng 10-15% học sinh nông thôn, 20-35% học sinh thành phố. Nếu chỉ tính riêng nhóm trẻ từ 6 đến 15 tuổi (lứa tuổi cần ưu tiên được chỉnh kính) cả nước có khoảng 14.207.000 em, với tỷ lệ mắc tật khúc xạ ước tính là 15-20% thì ở nước ta đã có tới 2.131.000- 2.841.400 em bị tật khúc xạ cần đeo kính, Đó thực sự là một số lượng khổng lồ, một thách thức lớn đối với ngành y tế và toàn xã hội [25].
Đã có một số nghiên cứu dịch tễ học về cận thị học đường ở các khía cạnh khác nhau để tìm ra các yếu tố dịch tễ, các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất một số giải pháp can thiệp. Tuy nhiên, việc đánh giá tổng thể tình hình tật khúc xạ cùng các yếu tố liên quan trong giai đoạn hiện nay, cũng như tiếp tục tìm kiếm áp dụng các giải pháp can thiệp khác để làm giảm tỷ lệ tật khúc xạ nói chung và cận thị học đường nói riêng vẫn là vấn đề cần thiết [18], [22], [23], [30]. Xuất phát từ tình hình thực tế trên, chúng tôi tiến hành đề tài với các mục tiêu nghiên cứu sau:NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC TẬT KHÚC XẠ VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP Ở HỌC SINH 6 – 15 TUỔI TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI (2007- 2009)

1- Mô tả dặc điểm dịch tễ học tật khúc xạ ở học sinh 6 – 15 tuổi tại một số trường tiểu học và trung học cơ sở của Hà Nội năm 2007 – 2008.

2- Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp hạn chế cận thị học đường ở học sinh tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn Hà Nội (2008 – 2009).
MỤC LỤC NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC TẬT KHÚC XẠ VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP Ở HỌC SINH 6 – 15 TUỔI TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI (2007- 2009)
Trang bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
Danh mục hình Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. HỆ THỐNG QUANG HỌC CỦA MẮT 3
1.1.1. Một số chỉ số quang học của nhãn cầu 3
1.1.2. Các yếu tố quyết định tình trạng khúc xạ của mắt 4
1.1.3. Sinh lý thị giác 5
1.2. ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI TẬT KHÚC XẠ 6
1.2.1. Mắt chính thị 6
1.2.2. Mắt không chính thị 7
1.2.3. Một số quy ước của WHO về tật khúc xạ 10
1.3. DỊCH TỄ HỌC TẬT KHÚC XẠ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 10
1.3.1. Trên thế giới 10
1.3.2. Tình hình tật khúc xạ ở Việt Nam 18
1.3.3. Một số yếu tó liên quan đén tật khúc xạ 20
1.4. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG TẬT KHÚC XẠ HỌC ĐƯỜNG 28
1.4.1. Các biện pháp phòng chống tật khúc xạ học đường 29
1.4.2. Một số biện pháp điều trị tật khúc xạ học đường 31
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 38
2.1.1. Đối tượng 38
2.1.2. Thời gian nghiên cứu 38
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 38
2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu 39
2.2.3. Phương tiện nghiên cứu 46
2.2.4. Quy trình nghiên cứu 46
2.2.5. Xử lý số liệu 53
2.2.6. Đạo đức trong nghiên cứu 53
2.2.7. Hạn chế của nghiên cứu và biện pháp khắc phục 54
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 55
3.1. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC TẬT KHÚC XẠ Ở HỌC SINH 6-15 TUỔI TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ ở HÀ NỘI 55
3.1.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 55
3.1.2. Thực trạng tật khúc xạ ở học sinh. 57
3.1.3. Một số yếu tố liên quan đến cận thị học đường 74
3.2. HIỆU QUẢ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP HẠN CHẾ CẬN THỊ HỌC ĐƯỜNG 87
3.2.1. Tỷ lệ cận thị ở học sinh trước và sau can thiệp 87
3.2.2. Thị lực và mức độ cận thị ở học sinh trước và sau can thiệp 88
3.2.3. Mức độ cận thị ở học sinh trước và sau can thiệp 88
3.2.4. Kiến thức, thực hành phòng chống cận thị học đường của các đối tượng trước và sau can thiệp. 89
Chương 4: BÀN LUẬN 92
4.1. THỰC TRẠNG TẬT KHÚC XẠ TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HÀ NỘI 92
4.1.1. Tuổi và giới của nhóm đối tượng nghiên cứu 92
4.1.2. Thực trạng tật khúc xạ ở học sinh tiểu học và trung học cơ sở ở Hà Nội (2007- 2009) 94
4.1.3. Một số yếu tố liên quan đến cận thị học đường 104
4.2. HIỆU QUẢ CỦA CÁC GIẢI PHÁP CAN THIỆP HẠN CHẾ CẬN THỊ HỌC ĐƯỜNG 115
4.2.1. Thay đổi tỷ lệ, mức độ cận thị và nhược thị trước và sau can thiệp 116
4.2.2. Thay đổi kiến thức và hành vi phòng chống cận thị học đường của các đối tượng trước và sau can thiệp. 120
KẾT LUẬN 124
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC TẬT KHÚC XẠ VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP Ở HỌC SINH 6 – 15 TUỔI TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI (2007- 2009)
TIẾNG VIỆT
1. Bệnh viện Mắt Trung Ương (2013), Chăm sóc mắt cộng đồng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
2. Bộ môn Mắt – Đại học Y Hà Nội (1994), Bài giảng lâm sàng nhãn khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
3. Bộ môn Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội (1987), Xoa bóp, bài giảng y học dân tộc, Nhà xuất bản Y học, tr. 491-508.
4. Bộ môn Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội (1996), Bệnh về mắt, Điều trị một số chứng bệnh chuyên khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 43-65.
5. Vò Quang Dòng (2008), “Nghiên cứu thực trạng và một số giải pháp phòng chống cận thị ở học sinh trung học cơ sở khu vực trung du tỉnh Thái Nguyên năm 2006”, Báo cáo Hội nghị KHKT ngành Mắt, TP Hồ Chí Minh 9/2008.
6. Nguyễn Thị Hạnh (2010), Nghiên cứu sự thay đổi khúc xạ của học sinh khối 6 trường THCS Cát Linh Hà Nội năm học 2009-2010, Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội, 2010.
7. Phạm Thị Hạnh (2009), Đánh giá sự tiến triển của cận thị ở học sinh phổ thông khám tại Bệnh viện Mắt Trung Ương, Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội, 2009.
8. Nguyễn Quốc Hùng, Trần Văn Thiện (2008), Thực trạng về cận thị và mối liên quan với kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh, cha mẹ học sinh tại trường THCS Phan Chu Trinh, Hà Nội. Luận văn thạc sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội, 2008.
9. ICEE (2008), “Refraction Manual” (Nguyễn Đức Anh dịch), Bệnh viện Mắt Trung ương.
10. Vũ Thị Hoàng Lan, Nguyễn Thị Minh Thái (2010), “Thực trạng cận thị học đường và một số yếu tố liên quan tại trường Trung học cơ sở Phan Chu Trinh, quận Ba Đình, Hà Nội năm 2010”, Tạp chí Y tế công cộng, (26), tr. 23-27.
11. Nguyễn Văn Liên (1999), Đánh giá tình hình cận thị trong học sinh ở tỉnh Nam Định năm học 1997-1998, Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội, 1999.
12. Hoàng Thị Luỹ, Nguyễn Hữu Châu, Nguyễn Cường Nam và cộng sự (1998), Khảo sát tình hình thị lực và khúc xạ của học sinh, sinh viên một số trường phổ thông trung học và đại học chuyên ngành, Nội san nhãn khoa, (2), tr.74-83.
13. Nguyễn Thị Mai Lý (2012), Đặc điểm của cận thị ở trẻ em và một số yếu tố liên quan đến sự tiến triển cận thị, Tạp chí nghiên cứu y học, 80 (3), tr.135-140.
14. Đặng Anh Ngọc (2010), “Tật cận thị ở học sinh tiểu học, trung học cơ sở Hải Phòng, yếu tố ảnh hưởng và giải pháp can thiệp”. Luận, án tiến sĩ Y học. Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.
15. Lưu Huy Như (2003), Xoa nắn bấm huyệt chữa bệnh trẻ em, NXB Y học, Hà Nội.
16. Nguyễn Linh Phương (2011), Thái độ của phụ huynh, học sinh và giáo viên về việc sử dụng kính tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, Quỹ FHF.
17. Phạm Hồng Quang, Phạm Văn Tần (2011), Cận thị ở học sinh và yếu tố ảnh hưởng tại bốn trường trung học cơ sở thành phố Bắc Ninh năm 2010, Tạp chí nghiên cứu Y học, 73 (2), tr,112-116.
18. Nguyễn Thanh Sơn (2002), Khảo sát tật khúc xạ trong học sinh phổ thông cơ sở và một số các yếu tố dịch tễ của cận thị học đường ở thành phố Huế 1988-1999”, Nội san Nhãn khoa, (6), tr.109-115.
19. Trần Minh Tâm (2006), Tình hình cận thị học đường ở học sinh cấp 2 tại quận 9 thành phố Hồ Chí Minh năm 2006. Y học TP HCM, (11), tr.160-167.
20. Tôn Kim Thanh, Nguyễn Xuân Hiệp, Lê Thúy Quỳnh và CS (2000), «Kết quả bước đầu điều trị tật khúc xạ (cận thị, viễn thị) bằng Laser Excimer», Nội san nhãn khoa, (4), tr. 73-82.
21. Chu Văn Thăng (2009), “Nghiên cứu thực trạng công tác y tế trường học ở Việt Nam hiện nay và đề xuất mô hình quản lý phù hợp”, Nghiên cứu đề tài cấp bộ Y tế.
22. Lê Minh Thông (2004), Kết quả nghiên cứu tật khúc xạ học đường tại quận Tân Bình, TP HCM, Tạp chí nghiên cứu Y học, (8),
tr.174-181.
23. Nguyễn Thanh Thủy (2008), Nghiên cứu điều trị cận thị nặng bằng phương pháp đặt thể thủy tinh nhân tạo trên mắt còn thể thủy tinh tại Bệnh viện Mắt Trung ương. Luận văn thạc sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội.
24. Trần Thuý (1997), Xoa bóp – tự xoa bóp, Phương pháp dưỡng sinh – khí công dân tộc, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
25. Hà Huy Tiến, Nguyễn Thị Nhung (2000), “Điều tra dịch tễ học tật khúc xạ trong học sinh phổ thông ở Hà Nội 1998-1999”, Hội thảo quốc gia về phòng chống mù loà và khoa học kỹ thuật, tr. 77-78.
26. Hoàng Văn Tiến, Vũ Thị Kim Thoa (2004), “Khảo sát cận thị học đường tại 3 trường tiểu học ở Hà Nội”, Tạp chí Y học Việt Nam, (4), tr. 23-27.
27. Hoàng Văn Tiến (2006), Nghiên cứu tình hình cận thị ở học sinh quận Hoàn Kiếm, Hà Nội và thử nghiệm mô hình can thiệp, Luận án Tiến sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội.
28. Mai Quốc Tùng (2003), Tật khúc xạ và thị lực ở học sinh lứa tuổi
6-7 và 12 – 13 ở thành phố Thái Nguyên, Luận án Tiến sĩ Y khoa, Đại học Y Hà Nội.
29. Trần Thị Tuyến (2015), Đánh giá thuận năng điều tiết trên mắt cận thị, Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
30. Lê Thị Thanh Xuyên (2009), Đánh giá hiệu quả của chương trình sàng lọc tật khúc xạ và cấp kính miễn phí cho học sinh nghèo tại TP Hồ Chí Minh, Chuyên đề nhãn khoa, Nhà xuất bản Y học TP Hồ Chí Minh, tr. 13-25.
31. Trần Hải Yến (2006), “Khảo sát khúc xạ ở học sinh đầu cấp tại thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí nhãn khoa, (7), tr. 45-55.

Leave a Comment