Nghiên cứu đặc điếm dịch tê và biếu hiện lâm sàng theo vị tríu não ở trẻ em
U não là thuật ngữ thường dùng có quy ước đế chỉ các khối u xuất phát từ nhiều cấu trúc khác nhau trong hộp sọ như mô não thực thụ, các màng não, các dây thần kinh sọ, các mạch máu, tuyến nội tiết… và các u di căn trong sọ
[1]. Ở trẻ em, u não đứng hàng thứ 2 sau u tạo huyết (bệnh bạch cầu cấp)
[2],[3],[4],[5],[6],[7]. Tại Mỹ, khoảng 1.500 trẻ em được chẩn đoán u não mỗi năm và có trung bình 3-5 trường hợp/ 100.000 trẻ được phát hiện [7].
Tại Việt Nam, trẻ mắc u não có xu hướng ngày càng tăng, thống kê tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ năm 2003-2008 của Trần Văn Học thấy có 340 trường hợp nhập viện, chiếm 3,5% bệnh nhân của khoa Thần kinh [8].
Tỷ lệ sống qua khỏi khoảng 60%, tỷ lệ này thay đổi theo tuổi mắc bệnh và thế u não, chẩn đoán và điều trị sớm, đầy đủ. Tỷ lệ tử vong cao ở những trẻ càng nhỏ tuổi và ở những u ác tính [9].
U não xảy ra ở mọi lứa tuổi, đa phần là u nguyên phát và hay gặp nhất là u dưới lều tiếu não như u sọ hầu, u tiếu não. Theo mô bệnh học u não trẻ em thường gặp là u thần kinh đệm chiếm tỷ lệ 75% [10].
Biếu hiện lâm sàng có thế gặp các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào kích thước và vị trí của khối u. Chẩn đoán dựa vào các hội chứng, dấu hiệu có liên quan đến hội chứng tăng áp lực nội sọ và các biếu hiện theo vị trí của khối u trong não [11], [12].
Sự phát triến của phương tiện chẩn đoán hình ảnh, chụp cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ đã góp phần rất quan trọng trong chẩn đoán chính xác vị trí khối u, điều trị và tiên lượng bệnh.
Phương pháp điều trị hiện nay chủ yếu dựa vào sự kết hợp của ba phương pháp phẫu thuật cắt khối u, xạ trị và hoá trị liệu. Bên cạnh có the hỗ trợ bằng corticoid, miễn dịch tùy từng trường hợp. Kết quả điều trị tùy thuộc vị trí, kích thước, tế bào học, mức độ thâm nhiễm của khối u cũng như sự chẩn đoán sớm hoặc muộn [13].
Những năm trước đây ở nước ta việc chẩn đoán và điều trị u não còn hạn chế do điều kiện trang bị kỹ thuật chẩn đoán cũng như các điều kiện cho điều trị như phẫu thuật, xạ trị và thuốc hóa trị cho bệnh nhi còn khó khăn. Hiện nay nhờ các phương tiện cho chẩn đoán và điều trị đã được trang bị ngày càng hoàn thiện, thuốc điều trị ung thư đã được sử dụng ở nhiều bệnh nhi nên tỷ lệ bệnh nhi u não có cuộc sống kéo dài hơn đã tăng lên. Chúng tôi thực hiện đề tài này với mong muốn xác định lại sự phân bố của u não trẻ em trong những năm gần đây và tìm những đặc điểm lâm sàng của u não hoặc nhóm u não ở trẻ em giúp cho chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. Vì vậy đề tài được thực hiện:
“ Nghiên cứu đặc điếm dịch tê và biếu hiện lâm sàng theo vị tríu não ở trẻ em ” với 2 mục tiêu chính:
1.Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học lâm sàng và phân loại theo vị trí u não trẻ em.
2.Nhận xét đặc điểm lâm sàng theo vị trí của khối u.
MỤC LỤC
ðẶT VẤN ðỀ………………………………………………………………………………. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN …………………………………………………………… 3
1.1. DỊCH TỄ HỌC:…………………………………………………………………… 3
1.2. NGUYÊN NHÂN VÀ YẾU TỐ NGUY CƠ……………………………… 5
1.3. GIẢI P HẪU HỌC NÃO BỘ ỨNG DỤNG ……………………………….. 8
1.3.1. Giải phẫu học sọ não………………………………………………………. 8
1.3.2. Sự lưu thông của dịch não tủy………………………………………….10
1.4. ðẶC ðIỂM MÔ BỆNH HỌC CHUNG CỦA U NÃO ……………….11
1.5. ðẶC ðIỂM LÂM SÀNG VÀ CHẨN ðOÁN U NÃO ……………….15
1.5.1. Biểu hiện lâm sàng của u não ………………………………………….15
1.5.2. Chẩn ñoán …………………………………………………………………..18
1.6. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG MỘT SỐ KHỐI U THEO VÙNG NÃO.20
1.6.1. U hố sau……………………………………………………………………..20
1.6.2. Khối u vùng bán cầu. …………………………………………………….24
1.6.3. Các khối u ñường giữa. ………………………………………………….27
1.7. NGUYÊN TẮC ðIỀU TRỊ…………………………………………………..29
CHƯƠNG 2: ðỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……..31
2.1. ðỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU……………………………………………….31
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………………………………..32
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………..32
2.2.2. Cỡ mẫu……………………………………………………………………….32
2.2.3. Cách thu thập thông tin ………………………………………………….32
2.2.4. Nội dung nghiên cứu, các biến và cách ñánh g iá………………….33
2.3. SƠ ðỒ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH…………………………………………36
2.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU ……………………………………………………………….37
2.5. VẤN ðỀ ðẠO ðỨC TRONG NGHIÊN CỨU…………………………37
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…………………………………………38
3.1. ðẶC ðIỂM DỊCH TỄ HỌC LÂM SÀNG……………………………….38
3.1.1. Phân bô bệnh nhân so với bệnh nhân thần kinhchung ………….38
3.1.2. Phân bố theo tháng và năm nhập viện. ………………………………39
3.1.3. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới tính……………………………40
3.1.4. Phân bố bệnh theo nghề nghiệp của bố mẹ. ………………………..42
3.1.5. Phân bố bệnh nhân theo ñịa phương………………………………….43
3.1.6. Tỷ lệ bệnh nhân sống và tử vong……………………………………..44
3.2. PHÂN LOẠI THEO VỊ TRÍ KHỐI U …………………………………….45
3.2.1. U nguyên phát và thứ phát………………………………………………45
3.2.2. Phân loại khối u theo vị trí………………………………………………46
3.3. ðẶC ðIỂM LÂM SÀNG CHUNG CỦA U NÃO…………………….49
3.4. CÁC BIỂU HIỆN TRÊN PHIM CHỤP CLVT VÀ CHT…………….55
3.5. MỘT SỐ BIỂU HIỆN LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA 3 U
NÃO THƯỜNG GẶP ðẠI DIỆN THEO VỊ TRÍ 3 VÙNG NÃO. …….60
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN……………………………………………………………..66
4.1. ðẶC ðIỂM DỊCH TỄ HỌC LÂM SÀNG……………………………….66
4.1.1. Phân bố bệnh nhân so với bệnh nhân khoa thần kinh ……………66
4.1.2. Phân bố theo tháng và năm nhập viện ……………………………….66
4.1.3. Tuổi và giới tính …………………………………………………………..67
4.1.4. Phân bố theo ñịa phương………………………………………………..67
4.1.5. Phân bố theo nghệ nghiệp của bố mẹ ………………………………..68
4.1.6. Tỷ lệ bệnh nhân sống và tử vong ……………………………………..68
4.2. PHÂN LOẠI THEO VỊ TRÍ KHỐI U …………………………………….69
4.2.1. U nguyên phát và u thứ phát……………………………………………69
4.2.2. Phân loại khối u theo vị trí………………………………………………69
4.2.3. Phân loại khối u theo nhóm tuổi……………………………………….70
4.3. ðẶC ðIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG THEO VỊ TRÍ K HỐI U.71
4.3.1. Lý do nhập viện của bệnh nhân………………………………………..71
4.3.2. Thời gian xuất hiện triệu chứng ñến khi vào viện ………………..72
4.3.3. Biểu hiện triệu chứng lâm sàng……………………………………….74
4.4. CÁC BIỂU HIỆN TRÊN PHIM CHỤP CLVT VÀ CHT…………….79
4.5. ðẶC ðIỂM RIÊNG CỦA 3 U NÃO ðẠI DIỆN 3 VÙNG NÃO
THƯỜNG GẶP………………………………………………………………………80
KẾT LUẬN…………………………………………………………………………………8 2
KIẾN NGHỊ………………………………………………………………………………..8 4
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất