Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu và ứng dụng của nhánh đỉnh Động mạch Thái dương nông trong tạo hình đầu mặt

Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu và ứng dụng của nhánh đỉnh Động mạch Thái dương nông trong tạo hình đầu mặt

Luận văn Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu và ứng dụng của nhánh đỉnh Động mạch Thái dương nông trong tạo hình đầu mặt. Vùng đầu mặt là nơi tập trung nhiều cơ quan có chức năng quan trọng như mắt, mũi, tai, miệng đồng thời cũng là nơi giữ vai trò rất lớn trong các hoạt động giao tiếp giữa cá nhân với cộng đồng. Khi vùng đầu mặt tổn thương thường gây ra những rối loạn chức năng nghiêm trọng và ảnh hưởng nặng nề tới tâm lý giao tiếp của người bệnh.

Các tổn khuyết vùng đầu mặt có thể do các nguyên nhân sau: di chứng sẹo bỏng, chấn thương di chứng viêm hoại tử, sau phẫu thuật cắt bỏ các khối ung thư, những bệnh lý lành tính vùng đầu mặt như u gai, u huyết quản hay những thiếu hụt do các di tật bẩm sinh.

 Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu và ứng dụng của nhánh đỉnh Động mạch Thái dương nông trong tạo hình đầu mặt Dựa vào vị trí, mức độ và hình dạng của các tổn khuyết mà phẫu thuật viên lựa chọn các kỹ thuật để điều trị khác nhau. Các kỹ thuật đó được coi là các nấc thang tạo hình phát triển từ đơn giản đến phức tạp : đóng kín trực tiếp, ghép da, sử dụng vạt tổ chức dưới mọi hình thức.

Trong phẫu thuật tạo hình ngày nay, nhờ những nghiên cứu vi giải phẫu mạch máu mà việc sử dụng các vạt tổ chức có mạch máu nuôi dưỡng được phát hiện thêm nhiều và ngày càng áp dụng rộng rãi hơn. Từ năm 1893, Dunham [1] lần đầu tiên đã mô tả vạt tổ chức dựa trên Động mạch Thái dương nông (ĐM TDN) để tạo hình khuyết phần mềm vùng má trái (T) sau cắt sẹo bỏng, cung cấp thêm chất liệu mới cho điều trị những tổn khuyết vùng đầu mặt. Từ đó có rất nhiều phẫu thuật viên đã nghiên cứu và ứng dụng các nhánh của ĐM TDN dưới dạng vạt có trục mạch để tạo hình vùng đầu mặt. Nhánh đỉnh của ĐM TDN là một trong những nhánh được nhiều phẫu thuật viên lựa chọn như một giải pháp thích hợp cho các yêu cầu tạo hình vùng đầu mặt. Năm 1919 lần đầu tiên tác giả Dufourmentel [2] đã sử dụng vạt nhánh đỉnh TDN cuống kép để che phủ khuyết phần mềm vùng cằm, râu. Sau đó Juri [3] đã nghiên cứu và đưa ra thiết kế vạt da đỉnh chẩm dựa trên nhánh đỉnh ĐM TDN. Năm 1977 Tegtmeier và Gooding [4] lần đầu tiên sử dụng vạt cân thái dương đỉnh như một chất liệu tạo hình tai. Sau đó kỹ thuật được phát triển bởi Brent và Byrd [5]. Hiện nay vạt nhánh đỉnh của ĐM TDN được sử dụng linh hoạt dưới dạng vạt cuống liền trung tâm, vạt cuống ngoại vi, dạng vạt đảo, vạt giãn. Thành phần của vạt có thể sử dụng đa dạng như vạt cân, vạt da cân, vạt da cơ, vạt cân cơ, vạt cơ xương, vạt cân xương. Trong đó ưu điểm vạt da là có mang tóc, có thể sử dụng để tạo hình vùng lông mày, râu. Vạt cân TDN cho tới nay vẫn là vạt cân cuống liền duy nhất được sử dụng để che phủ hoặc độn vùng đầu mặt. Vạt cân có ưu điểm là mỏng, mềm mại, có thể trải rộng và vươn dài, có thể cuận lại để che phủ vùng lõm như ổ mắt hay tạo các vùng lồi như tai ngoài.

Về mặt giải phẫu, trong sách giáo khoa kinh điển và trên y văn thế giới đã mô tả khá đầy đủ về nguyên ủy, đường định hướng, liệt kê nhánh bên, nhánh tận và chi phối của ĐM TDN. Ở trong nước, Nguyễn Bắc Hùng [6] và Nguyễn Thị Minh [7] đã nghiên cứu về vạt cân TDN, ứng dụng của ĐM TDN. Năm 1998, Nguyễn Văn Thắng [8] đã nghiên cứu về giải phẫu vùng thái dương và bước đầu ứng dụng vạt cân TDN trong phẫu thuật tạo hình. Tuy nhiên, để tăng độ an toàn cho các vạt tổ chức khi áp dụng trên lâm sàng, các phẫu thuật viên tạo hình cần biết sâu hơn nữa, tỷ mỷ hơn nữa để xác định một cách tương đối chính xác vị trí các thành phần mạch, thần kinh (TK), ước đoán được chiều dài, đường kính lòng mạch.. .Hơn nữa vấn đề giải phẫu Tĩnh mạch (TM) cấp máu cho các vạt vẫn còn nhiều ý kiến trái ngược chưa được giải thích thỏa đáng. Để làm rõ hơn về đặc điểm giải phẫu nhánh đỉnh ĐM TDN, đặc biệt là giải phẫu ứng dụng từ đó áp dụng một cách linh hoạt và an toàn hơn các vạt tổ chức dựa trên nhánh này để giải quyết tốt các tổn thương, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài

Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu và ứng dụng của nhánh đỉnh Động mạch Thái dương nông trong tạo hình đầu mặt” với mục tiêu:

1. Mô tả đặc điểm giải phẫu nhánh đỉnh Động mạch Thái dương nông.

2. Bước đầu đánh giá kết quả ứng dụng vạt nhánh đỉnh Động mạch Thái dương nông trong tạo hình đầu mặt.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ  ……………………………………………………………………………………..  1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN  …………………………………………………………………….  3
1.1. GIẢI PHẪU ĐỊNH KHU VÙNG THÁI DƢƠNG- ĐỈNH  ………………..  3
1.1.1. Da đầu mang tóc  …………………………………………………………………….  3
1.1.2. Cân thái dƣơng nông  ……………………………………………………………….  3
1.1.3. Cân thái dƣơng sâu  …………………………………………………………………  5
1.1.4. Nguồn cấp máu của da đầu vùng thái dƣơng đỉnh  ………………………  6
1.2. ĐẶC ĐIẺM GIẢI PHẪU ĐỘNG MẠCH THÁI DƢƠNG NÔNG VÀ 
CÁC DẠNG PHÂN NHÁNH TẬN  …………………………………………………  7
1.2.1. Đƣờng đi  ……………………………………………………………………………….  7
1.2.2. Nhánh bên  ……………………………………………………………………………..  8
1.2.3. Nhánh tận  ………………………………………………………………………………  9
1.2.4. Tĩnh mạch Thái dƣơng nông  …………………………………………………..  10
1.2.5. Thần kinh nông vùng thái dƣơng  …………………………………………….  11
1.3. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU NHÁNH ĐỈNH ĐỘNG MẠCH THÁI 
DƢƠNG NÔNG  …………………………………………………………………………  11
1.3.1. Nguyên ủy  ……………………………………………………………………………  11
1.3.2. Đƣờng đi  ……………………………………………………………………………..  13
1.3.3. Tiếp nối  ……………………………………………………………………………….  15
1.3.4. Thần kinh nông vùng thái dƣơng  …………………………………………….  15
1.3.5. Nhánh đỉnh Tĩnh mạch Thái dƣơng nông  …………………………………  16
1.4. HÌNH THỨC VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VẠT NHÁNH ĐỈNH ĐỘNG 
MẠCH THÁI DƢƠNG NÔNG TRONG PHẪU THUẬT TẠO HÌNH  ….  18
1.4.1. Vạt xƣơng sọ-cốt mạc có cuống  ……………………………………………..  18
1.4.2. Vạt cân Thái dƣơng nông ………………………………………………………  19
1.4.3. Vạt cơ thái dƣơng………………………………………………………………….  21
1.4.4. Vạt da mang tóc  ……………………………………………………………………  22
1.4.5. Vạt giãn nhánh đỉnh Động mạch Thái dƣơng nông …………………..  24 
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  ………….  26
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU  ……………………………………………………..  26
2.1.1. Nghiên cứu giải phẫu  …………………………………………………………….  26
2.1.2. Nghiên cứu lâm sàng  …………………………………………………………….  26
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  ………………………………………………..  27
2.2.1. Nghiên cứu giải phẫu  …………………………………………………………….  27
2.2.2. Nghiên cứu lâm sàng  …………………………………………………………….  31
2.3. XỬ LÍ SỐ LIỆU  …………………………………………………………………………  36
Chƣơng 3:  KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU  ……………………………………………….  37
3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU GIẢI PHẪU  ……………………………………….  37
3.1.1. Nhánh đỉnh Động mạch Thái dƣơng nông  ……………………………….  37
3.1.2. Nhánh đỉnh Tĩnh mạch Thái dƣơng nông  …………………………………  43
3.2. KẾT QUẢ SỬ DỤNG VẠT NHÁNH ĐỈNH TRONG TẠO HÌNH 
ĐẦU MẶT ………………………………………………………………………………..  46
3.2.1. Đặc điểm tổn thƣơng …………………………………………………………….  46
3.2.2. Hình thức sử dụng vạt nhánh đỉnh  …………………………………………..  47
3.2.3. Kích thƣớc vạt nhánh đỉnh  ……………………………………………………..  49
3.2.4. Đánh giá kết quả sử dụng vạt nhánh đỉnh  …………………………………  50
3.2.5. Một số bệnh án minh họa về hình thức sử dụng vạt nhánh đỉnh  ….  52
Chƣơng 4: BÀN LUẬN  ………………………………………………………………………  59
4.1. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU  …………………………………………………………….  59
4.1.1. Đặc điểm nhánh đỉnh Động mạch Thái dƣơng nông  ………………….  59
4.1.2. Đặc điểm Nhánh đỉnh Tĩnh mạch Thái dƣơng nông  ………………….  65
4.2. ỨNG DỤNG VẠT NHÁNH ĐỈNH ĐỘNG MẠCH THÁI DƢƠNG 
NÔNG TRONG TẠO HÌNH ĐẦU MẶT ……………………………………….  67
4.2.1. Mục đích tạo hình  …………………………………………………………………  67
4.2.2. Hình thức sử dụng vạt nhánh đỉnh Động mạch Thái dƣơng nông  .  67
KẾT LUẬN  ……………………………………………………………………………………..  788
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Leave a Comment