Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi ở những bệnh nhân có chỉ định thay khớp háng

Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi ở những bệnh nhân có chỉ định thay khớp háng

Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi ở những bệnh nhân có chỉ định thay khớp háng.Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi (HTVKCXĐ) là bệnh có tổn thương tế bào xương và tủy xương do bị thiếu máu nuôi dưỡng chỏm xương đùi(CXĐ), đầu tiên vùng hoại tử tạo ra các vùng thưa xương, các ổ khuyết xươngsau đó dẫn đến gẫy xương dưới sụn và cuối cùng gây xẹp chỏm xương đùi,thoái hóa thứ phát và gây mất chức năng khớp háng dẫn tới tàn phế. Tỷ lệmắc bệnh ở nam gặp nhiều hơn nữ theo Jeanne (2006) tỷ lệ nam nữ là 8/1,theo Michael A (2008) là 4/1, lứa tuổi thường gặp là 30 đến 50 tuổi [1] , [2] .Triệu chứng lâm sàng HTVKCXĐ không đặc hiệu, nhất là ở giaiđoạn sớm bệnh nhân không biểu hiện triệu chứng gì, vì vậy để chẩn đoán xácđịnh bệnh thì cần có chẩn đóan hình ảnh. Trước kia chủ yếu dựa vào XQuangthường quy nên thường phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn. Ngày nay với sựphát triển của các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh thì chụp cắt lớp vi tính, xạ hìnhxương, chụp cộng hưởng từ (CHT) đã được sử dụng để chẩn đoán. Cácnghiên cứu gần đây cho thấy chụp CHT có độ nhạy hơn với nhiều ưu việthơn, chẩn đoán sớm hơn, các dấu hiệu hình ảnh phong phú đa dạng hơn nhấtlà xác định chính xác giai đoạn bệnh cũng như mức độ tổn thương.Các nước phát triển thì HTVKCXĐ thường gặp và có xu hướng ngàycàng tăng. Tại Mỹ người ta cũng phát hiện có khoảng 10000 – 20000trường hợp mới mỗi năm. HTVKCXĐ chiếm khoảng 5-18% trong 5000trường hợp thay khớp háng mỗi năm tại nước này [1] .Tại Việt Nam, bệnh chiếm 2,28% trong số các bệnh khớp thường gặp(Bệnh viện Bạch Mai từ 1991-2000), trong những năm gần đây bệnh ngày càng được phát hiện nhiều hơn [3] . Bệnh nhân đến viện thường ở giai đoạnmuộn nên điều trị bảo tồn ít có hiệu quả khi đó bệnh nhân phải thay khớpháng nhân tạo. Nếu chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời sẽ cho phép dựphòng được sự tiến triển của bệnh và hạn chế tối đa biến chứng và mức độtàn phế. Chỉ định thay khớp háng trên thế giới thường dựa vào lâm sàng,chức năng vận động, hình ảnh học của khớp háng. Dấu hiệu hình ảnh củakhớp háng lúc này đã có xẹp chỏm xương đùi, có thể có các biến chứngthoái hoái thứ phát như hẹp khe khớp, gai xương hay bán trật khớp háng [4] . Chi phí cho cho phẫu thuật thay khớp háng cao trong khi tuổi thọ củakhớp háng nhân tạo không phải là vĩnh viễn, khả năng vận động của bệnhnhân bị hạn chế hơn trước khiến cho chất lượng cuộc sống giảm đi đáng kể.Chụp CHT cho phép đánh giá chính xác mức độ tổn thương, giai đoạn bệnhgiúp cho các nhà lâm sàng tiên lượng và lựa chọn thời điểm thay khớpháng, đặc biệt trong những trường hợp làm giảm áp lực tỳ đè khi có tổnthương khớp háng bên đối diện để hạn ché sự tiến tiển và phòng những biếnchứng nặng nề hơn. Việc thăm khám khớp háng bên đối diện này là cần thiết.Cũng vì những lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài”Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi ở những bệnh nhân có chỉ định thay khớp háng“với mục tiêu:1.Mô tả đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùiở bệnh nhân có chỉ định thay khớp háng.2.Mô tả đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ của khớp háng bên đối diện ởnhững bệnh nhân trên
Page 1

Table of Contents
1.1. Đặc điểm giải phẫu khớp háng    4
1.1.1. Ổ cối: Ổ cối do ba phần của xương chậu tạo thành (phần chậu, phần mu, phần ngồi). Ổ cối hướng xuống dưới, ra trước, ra ngoài, góc tạo bởi mặt phẳng ổ cối và mặt phẳng ngang ~ 40 – 45 [7], [8].    4
1.1.2. Đầu trên xương đùi    5
1.1.3. Hệ thống mạch máu cung cấp cho chỏm xương đùi    5
Vùng CXĐ được cấp máu từ ba hệ thống mạch nuôi chính là: động mạch mũ đùi ngoài, động mạch mũ đùi trong và động mạch dây chằng tròn.    5
1.2. Nguyên nhân của HTVKCXĐ    6
1.3. Cơ chế bệnh sinh HTVKCXĐ    6
1.3.1. Cơ chế bệnh sinh của HTVKCXĐ do chấn thương [9]    6
1.3.2. Cơ chế sinh bệnh của HTVKCXĐ không do chấn thương    7
1.4. Đặc điểm lâm sàng hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi    9
1.5. Đặc điểm chẩn đoán hình ảnh HTVKCXĐ    9
1.5.1. Dấu hiệu HTVKCXĐ trên Xquang    9
1.5.2. Chụp xạ hình xương (Scintigraphy)    12
1.5.3. Chụp cắt lớp vi tính bằng đơn quang tử (SPECT: Single- photon ernissỉon computed iomography)    12
1.5.4. Đặc điểm cộng hưởng từ hình ảnh hoại từ vô khuẩn chỏm xương đùi    13
1.6. Chẩn đoán xác định hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi .    19
1.7. Chẩn đoán giai đoạn bệnh    19
1.8. Chẩn đoán phân biệt    23
1.9. Điều trị hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi    23
1.9.1. Điều trị bảo tồn    23
1.9.2. Phẫu thuật thay chỏm xương đùi/Khớp háng nhân tạo.    25
1.9.3. Các phương pháp điều trị ngoại khoa khác    25
1.10. Tình hình nghiên cứu về hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi    26
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu    27
2.2. Đối tượng nghiên cứu    27
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân    27
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ    27
2.3. Phương pháp nghiên cứu    28
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang    28
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu: Lấy mẫu thuận tiện.    28
2.3.3. Phương tiện nghiên cứu    28
2.3.4. Các bước tiến hành nghiên cứu    28
2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu    28
2.4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu    28
2.4.2. Các đặc điểm hình ảnh trên cộng hưởng từ.    28
2.5. Kỹ thuật phân tích số liệu    37
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu    38
3.2. Đặc điểm cộng hưởng từ HTVKCXĐ ở những bệnh nhân có chỉ định thay khớp háng    39
3.3. Đặc điểm cộng hưởng từ HTVKCXĐ ở khớp háng bên đối diện    43
4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu    49
4.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới    49
4.2. Đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ HTVKCXĐ bên có chỉ định thay khớp háng    50
4.2.1. Đặc điểm tổn thương đặc trưng theo các giai đọan bệnh bên có chỉ đinh thay khớp háng    50
4.2.2. Phân lớp tổn thương theo Mitchell bên có chỉ định thay khớp háng    53
4.2.3. Mức độ tổn thương trên cộng hưởng từ bên có chỉ định thay khớp háng.    53
4.3. Đặc điểm hình cộng hưởng từ HTVKCXĐ bên khớp háng đối diện.    54
4.3.1. Sự phân bố số chỏm xương đùi bị bệnh và giai đoạn (theo ARCO 1993).    54
4.3.2. Đặc điểm tổn thương đặc trưng theo các giai đoạn bệnh khớp háng bên đối diện    55
4.3.3. Diện tổn thương hoại tử chỏm xương đùi trên cộng hưởng từ ở giai I-II    58
4.3.4. Một số tổn thương trên cộng hưởng từ ở giai đoạn III – IV    59
4.3.5. Phân lớp tổn thương trên cộng hưởng từ ở các giai đoạn bệnh theo Mitchell    60
65. David S. Levey, MD (2005). AVN of the Hip, MRI Web Clinic.    75

Leave a Comment