NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ NIỆU ĐẠO NỮ TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP TIỂU TIỆN KHÔNG TỰ CHỦ KHI GẮNG SỨC

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ NIỆU ĐẠO NỮ TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP TIỂU TIỆN KHÔNG TỰ CHỦ KHI GẮNG SỨC

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ NIỆU ĐẠO NỮ TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP TIỂU TIỆN KHÔNG TỰ CHỦ KHI GẮNG SỨC
Thị Dung Vũ 1, Đình Âu Hoàng 2,
Mục tiêu: mô tả đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ niệu đạo nữ trong một số trường hợp phụ nữ rối loạn tiểu tiện không tự chủ khi gắng sức (Stress Urinary Incontinence: SUI). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi- tiến cứu, mô tả cắt ngang trên 43 bệnh nhân, trong đó 22 bệnh nhân có SUI (nhóm bệnh) và 21 bệnh nhân không có SUI (nhóm chứng) được chụp cộng hưởng từ động học sàn chậu (DP- MRI) tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 8 năm 2010 đến tháng 9 năm 2022. Kết quả: có 82 % bệnh nhân từ 49 tuổi trở lên trong nhóm bệnh, số lần sinh đẻ trung bình là 3 ± 1,1, trong đó có 46% bệnh nhân đẻ 3 lần ở nhóm bệnh và chủ yếu là đẻ thường (86%), thể tích niệu đạo của nhóm bệnh có giá trị trung bình (5,6 ± 2,1) nhỏ hơn ở nhóm chứng (7 ± 1,8). Góc sau bàng quang – niệu đạo tăng ở nhóm bệnh trong cả thì nghỉ và thì tống tiểu với giá trị trung bình lần lượt là 1450 ± 130 và 1570 ± 14,50 và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với khoảng tin cậy 95% giữa nhóm bệnh và nhóm chứng trong cả thì nghỉ và thì tống tiểu (p < 0.01). Trong nhóm bệnh, số lượng bệnh nhân có sa cổ bàng quang (73%) nhiều hơn so với nhóm chứng (57%) ở thì tống tiểu và có tăng độ di động của cổ bàng quang với giá trị trung bình là 21 ± 15,2. Kết luận: Cộng hưởng từ động học sàn chậu (DP- MRI) là kỹ thuật hình ảnh không xâm lấn, có độ tương phản mô mềm cao, cung cấp hình ảnh đầy đủ và trung thực để chẩn đoán rối loạn tiểu tiện không tự chủ khi gắng sức (SUI)

Tiểu  tiện  không  tự  chủ  (TTKTC)  hay  tình trạng són tiểu, theo định nghĩa của Hội quốc tế tự  chủ  đại  tiểu  tiện  (International  Continence Society-ICS) “Tiểu tiện không tự chủ hay són tiểu là tình trạng thoát nước tiểu ra ngoài lỗ niệu đạo ngoài không theo ý muốn, là một vấn đề xã hội, vệ sinh liên quan đến những than phiền về chất lượng cuộc sống”.1Bệnh gặp chủ yếu ở phụ nữ với tỉ lệ 27,6%.2Són tiểu khi gắng sức chiếm tỉ lệ 49% trong tổng các bệnh nhân nữ són tiểu bệnh xảy ra khi tăng áp lực trong ổ bụng như khi hắt hơi, ho, lao động nặng… Mặc dù són tiểu là một  bệnh  lý  ảnh  hưởng  đến  nhiều  khía  cạnh trong cuộc sống nhưng do tâm lý xấu hổ và cho rằng són tiểu là một rối loạn tất yếu ở phụ nữ sau sinh đẻ và tuổi tác nên chỉ có khoảng 7-13% tỷ lệ phụ nữ bị bệnh đi khám.3Các phương pháp chụp X-quang bàng quang niệu đạo khi đi tiểu (VCUG), siêu âm (qua đường bụng, đường âm đạo hoặc qua môi lớn) là những phương  pháp  đơn  giản,  có  thể  đánh  giá  được niệu  đạo,  bàng  quang  và  tìm  được  một  số nguyên nhân gây són tiểu, tuy nhiên độ chính xác,  độ  nhạy  và  độ  đặc  hiệu  của  các  phương pháp này không cao và có những mặt hạn chế nhất định. Và cho đến nay CHT động học sàn chậu đã thể hiện rõ tính ưu việt nhờ khả năng cung cấp hình ảnh đầy đủ và trung thực nhất về mặt giải phẫu, độ phân giải không gian cao, độ tương phản mô mềm rất tốt, không gây bức xạ ion hóa. Ngoài ra hệ thống đo đạc phong  phú của máy CHT giúp cho người bác sĩ có khá đầy đủ thông tin về tổn thương có độ nhạy và giá trị chẩn đoán âm tính cao hơn đáng kể so với VCUG.Tại Việt Nam việc sử dụng CHT động học sàn chậu  chỉ  mới  được  áp  dụng  trong  những  năm gần đây và chỉ ở một số ít cơ sở. Mặc dù CHT động học sàn chậu có rất nhiều giá trị trong việc chẩn đoán tiểu tiện không tự chủ khi gắng sức nhưng chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment