Nghiên cứu đặc điếm hình ảnh của siêu âm Triplex trong chẩn đoán hẹp, tắc động mạch chi dưới đối chiếu với chụp cắt lớp vi tính 64 dãy
Luận văn Nghiên cứu đặc điếm hình ảnh của siêu âm Triplex trong chẩn đoán hẹp, tắc động mạch chi dưới đối chiếu với chụp cắt lớp vi tính 64 dãy.Hẹp, tắc động mạch chi dưới là tình trạng hẹp lòng mạch hoặc bít tắc hoàn toàn lòng mạch làm cản trở một phần hoặc toàn bộ lưu thông của dòng máu trong động mạch đó, dẫn đến tình trạng hạn chế hoặc mất hoàn toàn nuôi dưỡng đối với phần chi dưới vị trí tổn thương, gây nên tình trạng đau cách hồi khi đi lại và kết quả cuối cùng là dẫn đến hoại tử chi từng phần hoặc lan rộng [3],[4],[13].
Có nhiều nguyên nhân gây hẹp, tắc động mạch chi dưới bao gồm các nguyên nhân cấp tính và mạn tính. Các nguyên nhân cấp tính bao gồm huyết khối động mạch chi dưới hình thành tại chỗ, do cục máu đông di chuyển từtrên xuống,…; các nguyên nhân mạn tính bao gồm xơ vữa động mạch, bệnh động mạch do đái tháo đường, bệnh động mạch do hút thuốc lá, do các nguyên nhân chèn ép từ bên ngoài vào như u xương, hội chứng bẫy mạch khoeo, hay từ bên trong như kén lớp áo trong,..[13].
siêu âm Triplex trong chẩn đoán hẹp, tắc động mạch chi dưới đối chiếu với chụp cắt lớp vi tính 64 dãy Xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất ngày càng được cải thiện, do đó tỷ lệ các bệnh liên quan đến chuyển hóa như đái tháo đường, tăng huyết áp, béo phì và xơ vữa mạch ngày càng tăng, vì thế mà tỷ lệ gặp trong lâm sàng ngày càng nhiều [3],[24]. Theo thống kê ở Mỹ hàng năm có trên 100.000 ca phẫu thuật hẹp tắc mạch chi dưới. Theo nghiên cứu GREA của Pháp tỷ lệ mắc bệnh toàn bộ của bệnh động mạch chi dưới ở độ tuổi từ 40-49 là 0,8%, tỷ lệ này tăng theo tuổi, 1,1% ở độ tuổi từ 50-59 và 3,7% ở độ tuổi từ 60-69. Trong vòng 50 năm trở lại đây bệnh dường như xuất hiện ở độ tuổi sớm hơn [13].
Tỷ lệ tử vong nói chung của bệnh nhân mắc bệnh động mạch chi dưới khoảng 20% sau 5 năm và 40-50% sau 10 năm. Tỷ lệ tử vong hàng năm 4-5% [13]. Mặc dù tổn thương động mạch chi dưới không đe dọa ngay đến tính mạng bệnh nhân nhưng làm giảm chất lượng cuộc sống, ngoài ra nó còn có rấtnhiều biến chứng như loét, hoại tử, thậm chí có thể dẫn tới phải cắt cụt chinếu không được chẩn đoán một cách chính xác và can thiệp sớm [3].
Để chẩn đoán hẹp, tắc động mạch chi dưới có nhiều phương pháp chẩn đoán như siêu âm Doppler, chụp xạ hình động mạch (Scintigraphy), chụp CLVT mạch máu đặc biệt là chụp CLVT 64 dãy, chụp động mạch bằng cộng hưởng từ hạt nhân, chụp mạch. Ngoài ra, chụp CLVT64 dãy động mạch chi dưới còn cho phép đánh giá các mảng xơ vữa lớn và các tổn thương động mạch chủ bụng hay động mạch chậu với độ nhạy từ 91-99% và độ đặc hiệu từ 83-99% so với chụp mạch [23],[25],[28],[33],[34] và dần thay thế chụp mạch trong chẩn đoán như một tiêu chuẩn vàng, chụp mạch chỉ áp dụng với những trường hợp cần can thiệp và thường chụp trước can thiệp. Tuy nhiên giá thành một ca chụp còn khá cao và hiện tại máy chụp CLVT 64 dãy còn chưa phổ biến, chỉ giới hạn ở những cơ sở y tế lớn như BV Bạch Mai, BV Việt Đức,… nên không tiến hành chụp sàng lọc đại trà được.
Vai trò của siêu âm Triplex trong chẩn đoán hẹp, tắc động mạch chi dưới đã được khẳng định trên lâm sàng với các ưu điểm như đây là một thăm dò không xâm nhập, không nguy hại cho bệnh nhân và cả Bác sỹ làm siêu âm, có thể làm đi làm lại nhiều lần, ít tốn kém hơn rất nhiều so với chụp CLVT 64 dãy và có thế áp dụng đại trà cho các tuyến cơ sở. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Nghiên cứu đặc điếm hình ảnh của siêu âm Triplex trong chẩn đoán hẹp, tắc động mạch chi dưới đối chiếu với chụp cắt lớp vi tính 64 dãy” với các mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm hình ảnh của siêu âm Triplex trong bệnh lý hẹp, tắc động mạch chi dưới.
2. Đánh giá giá trị chẩn đoán của siêu âm Triplex so sánh với chụp CLVT 64 dãy.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………………………………….. 1
Chương I. TỔNG QUAN…………………………………………………………………….. 3
1.1. Sơlược giải phẫu ứng dụng động mạch chi dưới:……………………………. 3
1.1.1. Vùng chậu……………………………………………………………………………. 4
1.1.2. Vùng đùi………………………………………………………………………………. 5
1.1.3. Vùng dưới khoeo…………………………………………………………………… 7
1.2. Triệu chứng lâm sàng và các nguyên nhân gây hẹp, tắc ĐM chi dưới…….. 8
1.2.1. Triệu chứng lâm sàng của hẹp tắc động mạch chi dưới………………. 8
1.2.2. Các nguyên nhân và yếu tốnguy cơgây hẹp, tắc động mạch chi dưới.9
1.3. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh áp dụng trong chẩn đoán, đánh
giá tình trạng hẹp, tắc động mạch và nguyên nhân………………………………. 13
1.3.1. Chụp mạch bằng cộng hưởng từ……………………………………………. 13
1.3.2. Chụp động mạch chi dưới…………………………………………………….. 14
1.3.3. Phương pháp xạhình động mạch (Scintigraphy)…………………….. 15
1.3.4. Chụp CLVT 64 dãy động mạch chi dưới……………………………….. 15
1.3.5. Siêu âm Triplex trong chẩn đoán hẹp, tắc động mạch chi dưới…. 20
1.4. Tình hình nghiên cứu hẹp, tắc động mạch chi dưới trong và ngoài nước…. 24
1.4.1. Các nghiên cứu trong nước…………………………………………………… 24
1.4.2. Các nghiên cứu nước ngoài…………………………………………………… 25
Chương II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………… 27
2.1. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………………… 27
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân…………………………………………….. 27
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừbệnh nhân………………………………………………. 27
2.2. Địa điểm nghiên cứu………………………………………………………………….. 27
2.3. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………………. 27
2.3.1. Thiết kết nghiên cứu…………………………………………………………….. 27
2.3.2. Phương pháp chọn mẫu………………………………………………………… 28
2.4 Phương tiện nghiên cứu……………………………………………………………… 28
2.5. Các biến sốnghiên cứu………………………………………………………………. 28
2.5.1. Đặc điểm chung……………………………………………………………………. 28
2.5.2. Đặc điểm tổn thương trên siêu âm Triplex…………………………………. 29
2.5.3. Đặc điểm tổn thương trên chụp CLVT 64 dãy………………………… 30
2.6. Thu thập thông tin, phân tích vảxửlý sốliệu……………………………….. 31
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu………………………………………………………….. 32
Chương III. KẾT QUẢNGHIÊN CỨU…………………………………………….. 33
3.1 Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu…………………………………………. 33
3.1.1. Phân bốbệnh nhân theo tuổi…………………………………………………. 33
3.1.2. Phân bốbệnh nhân theo giới tính…………………………………………… 34
3.1.3. Nguyên nhân gây bệnh và yếu tốnguy cơ………………………………. 34
3.1.4. Giai đoạn lâm sàng theo Leriche và Fontaine………………………….. 35
3.1.5. Thời gian có biểu hiện lâm sàng đến khi đi khám……………………. 36
3.2. Hình ảnh tổn thương động mạch chi dưới trên siêu âm Triplex………. 36
3.2.1. Tỷlệcác tổn thương trên siêu âm Triplex………………………………. 36
3.2.2. Tình trạng thành mạch và phân bốcác mảng xơvữa………………. 38
3.2.3. Liên quan giữa mức độhẹp, tắc động mạch và tốc độtối đa(Vs) đo
tại vịtrí tổn thương và phổmàu tại vịtrí tổn thương…………………………. 41
3.3. Giá trịcủa siêu âm Triplex so sánh với chụp CLVT 64 dãy trong chẩn
đoán hẹp, tắc động mạch chi dưới……………………………………………………… 43
Chương IV. BÀN LUẬN……………………………………………………………………. 50
4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu………………………………………… 50
4.1.1. Đặc điểm vềtuổi và giới………………………………………………………. 50
4.1.2. Yếu tốnguy cơvà nguyên nhân gây bệnh………………………………. 51
4.1.3. Giai đoạn lâm sàng………………………………………………………………. 53
4.2. Đặc điểm các mức độhẹp, tắc động mạch chi dưới trên siêu âm…….. 54
4.2.1. Nhận xét các mức độhẹp, tắc trên toàn hệ động mạch……………… 54
4.2.2. Nhận xét vềtình trạng thành mạch và các mảng xơvữa…………… 55
4.2.3 Liên quan giữa mức độhẹp, tắc động mạch trên siêu âm Triplex và tốc
độtối đa(Vs) đo tại vịtrí tổn thương và phổmàu tại vịtrí tổn thương……. 57
4.3. Giá trịcủa siêu âm Triplex trong chẩn đoán hẹp, tắc động mạch chi
dưới so sánh với chụp CLVT 64 dãy………………………………………………….. 59
4.3.1. Giá trịcủa siêu âm Triplex ở đoạn chủchậu…………………………… 59
4.3.2. Giá trịcủa siêu âm Triplex ở đoạn đùi khoeo………………………….. 61
4.3.3. Giá trịcủa siêu âm Triplex ở đoạn dưới khoeo………………………… 62
4.3.4. Giá trịcủa siêu âm Triplex ởtoàn bộchi dưới………………………… 64
KẾT LUẬN………………………………………………………………………………………. 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Bùi Văn Giang. (1997), Bước đầu nghiên cứu các thông số siêu âm Doppler của động mạch thận ở người bình thường 20-40 tuổi, Luận văn Thạc sỹ chuyên nghành CĐHA. Đại Học Y Hà Nội.
2. Dương Đức Hoàng. (1996), Nghiên cứu một số bệnh động mạch chi dưới bằng phương pháp Siêu âm Doppler màu ở người bình thường và bệnh nhân tắc nghẽn động mạch chi dưới, Luận văn Thạc sỹ y học chuyên nghành CĐHA. Đại Học Y Hà Nội.
3. Dương Đức Hoàng. (2006), Nghiên cứu các đặc điểm lâm sàng và siêu âm Doppler ở bệnh nhân động mạch chi dưới mạn tính, Luận án Tiến sỹ y học. Đai học Y Hà Nội.
4. Lê Văn Hùng. (2001), Nghiên cứu giá trị của siêu âm Triplex đối chiếu với chụp mạch trong chẩn đoán hẹp tắc động mạch chi dưới, Luận văn Thạc sỹ Y học chuyên nghành CĐHA. Đại Học Y Hà Nội.
5. Nguyễn Văn Huy. (2003), “Bài giảng Giải phẫu học cơ thể người”, tập I. Nhà xuất bản Y học.
6. Nguyễn Văn Huy. (2011), “Giải phẫu người”. Tập I. Nhà xuất bản Y học.
7. Phạm Khuê, Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt. (2000), “Vữa xơ động mạch, Bài giảng bệnh học nội khoa tập II”. Nhà xuất bản Y học.
8. Hoàng Đức Kiệt. (2002), “Dự án tăng cường năng lực bệnh viện Bạch Mai – JICA”. Bệnh viện Bạch Mai.
9. Hoàng Kỷ, Phạm Minh Thông, Bùi Văn Giang. (1999), Vai trò siêu âm Doppler và chụp mạch trong chẩn đoán bệnh lý mạch máu chi dưới. Tạp chí tổng hội Y dược học Việt Nam. 236-237(6,7), p. 133-138.
10. Trịnh Văn Minh. (2011), “Giải phẫu học người”. Tập I. Nhà xuất bản Y học.
11. Nguyễn Phước Bảo Quân. (2002), “Siêu âm bụng tổng quát”. Nhà Xuất Bản Y Học.
12. Nguyễn Quang Quyền. (2011), “Bài giảng Giải phẫu học”. Tập I. Nhà xuất bản Y học.
13. Phạm Thắng. (1999), “Bệnh động mạch chi dưới”. Nhà xuất bản Y học.
14. Phạm Minh Thông, Nguyễn Duy Huề. (2010), “Bài giảng chẩn đoán hình ảnh”, Đại học Y Hà Nội. Nhà xuất bản Y học.
15. Phạm Minh Thông, Phạm Mạnh Cường, Đào Danh Vĩnh. (2012), “Siêu âm Doppler màu trong thăm khám mạch máu tạng và mạch ngoại biên”, trang 101-121. Nhà xuất bản Y học.
16. Nguyễn Lân Việt, Nguyễn Quang Tuấn, Ngô Quý Châu. (2012), “Bệnh học nội khoa, viêm tắc động mạch chi dưới”, tập I. Nhà xuất bản Y học. Trang 125-130.
17. Nguyễn Anh Vũ. (2010), “Siêu âm tim mạch cập nhật chẩn đoán”. Đại cương về siêu âm tim mạch. NXB Bệnh viện Đại học Y Dược Huế.