Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh hẹp tắc động mạch chi dưới trên siêu âm Doppler ở bệnh nhân Đái tháo đường
Luận văn y học Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh hẹp tắc động mạch chi dưới trên siêu âm Doppler ở bệnh nhân Đái tháo đường.Cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế và xã hội, bệnh lý Đái tháo đường có khuynh hướng gia tăng rõ rệt. Tình trạng tăng Glucose mạn tính kéo dài sẽ gây ra nhiều biến chứng, cả biến chứng cấp tính và biến chứng mạn tính. Biến chứng mạn tính là các biến chứng mạch máu nhỏ và mạch máu lớn. Mạch máu nhỏ như các mạch máu mắt, thận, thần kinh. Mạch máu lớn như mạch máu não, tim, mạch chi. Tổn thương mạch máu chi dưới là hậu quả của biến chứng mạn tính kéo dài âm thầm [1].
Biến chứng mạch máu chi dưới ở bệnh nhân ĐTĐ thường là xơ vữa gây hẹp, tắc với các triệu chứng như mạch yếu, chân tay lạnh, nhiễm trùng bàn chân, vết thương lâu lành, đau cách hồi, đau cẳng chân lúc nghỉ…. Bệnh nhân ít bị tử vong do bản thân bệnh động mạch chi dưới mà thường là do bệnh kèm theo [2]. Tuy nhiên nó lại gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và có thể gây tàn phế. Khả năng cắt cụt chi vào khoảng 3% ở tất cả bệnh nhân theo đánh giá tại trung tâm y khoa Mayo Clinic trước khi sử dụng phương pháp nối mạch [3].
Bệnh nhân thường đi khám và được phát hiện ở giai đoạn cuối, thậm chí đã có hoại tử chi. Vì vậy vấn đề phát hiện sớm đóng vai trò hết sức quan trọng trong điều trị và tiên lượng.
Với sự phát triển không ngừng của chẩn đoán hình ảnh, ngày càng có nhiều phương pháp để chẩn đoán bệnh hẹp tắc động mạch chi dưới như chụp mạch máu (DSA), chụp cắt lớp vi tính đa dãy có dựng hình, siêu âm Doppler. Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng. Chụp mạch có thể đánh giá toàn bộ hình thái cây động mạch nhưng là phương pháp thăm dò chảy máu nên có thể có những tai biến như máu tụ, giả phình mạch… Chụp CLVT đa dãy ưu điểm cũng tương tự, vỡi kỹ thuật tái tạo hình ảnh theo không gian 3 chiều, phương pháp này cũng giúp xác định vị trí, chiều dài, mức độ hẹp của động mạch, tuy nhiên bệnh nhân phải chịu ảnh hưởng của tia X, không thăm dò được tình trạng huyết động mạch máu và khó áp dụng được nhiều lần. Siêu âm Doppler vẫn là phương pháp được lựa chọn đầu tiên, vì nó phổ biến, dễ thực hiện, không gây hại, ít tốn kém và có thể thực hiền được nhiều lần [4], [5].
Đã có nhiều tác giả nước ngoài cũng như ở Việt Nam nghiên cứu giá trị của của siêu âm Doppler màu trong chẩn đoán bệnh động mạch chi dưới so với chụp mạch, nhưng ở nhiều nhóm đối tượng khác nhau. Tổn thương mạch máu chi dưới ở bệnh nhân tiểu đường có liên quan phức tạp với nhau giữa các thành phần trong hội chứng chuyển hoá, do đó có những nét khác biệt. Vì vậy chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh hẹp tắc động mạch chi dưới trên siêu âm Doppler ở bệnh nhân Đái tháo đường” với những mục tiêu sau:
1. Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh của hẹp tắc động mạch chi dưới trên siêu âm siêu âm Doppler ở bệnh nhân đái tháo đường.
2. Nhận xét vai trò của siêu âm trong đánh giá hẹp tắc động mạch chi dưới qua đối chiếu với chụp cắt lớp vi tính đa dãy đầu dò.
MỤC LỤC
Chương 1. TỔNG QUAN 3
1.1. Dịch tễ học bệnh đái đường 3
1.2. Định nghĩa, chẩn đoán, phân loại bệnh ĐTĐ 3
1.3. Chẩn đoán lâm sàng bệnh viêm tắc động mạch chi dưới 5
1.3.1. Triệu chứng cơ năng 5
1.3.2. Triệu chứng thực thể 5
1.4. Giải phẫu hệ động mạch chi dưới 6
1.5. Sinh lý dòng chảy và những rối loạn huyết động trong hẹp tắc động mạch chi dưới 9
1.5.1. Sinh lý dòng chảy 9
1.5.2. Dòng chảy lớp 9
1.5.3. Dòng chảy rối 10
1.6. Các phương pháp thăm dò hẹp tắc động mạch chi dưới 11
1.6.1. Đo dao động thành mạch 11
1.6.2. Phương pháp y học hạt nhân 12
1.6.3. Đo áp lực oxy ngoài da 12
1.6.4. Ghi biến thiên thể tích 12
1.6.5. Đo huyết áp từng đoạn chi 12
1.6.6. Chụp mạch bằng cộng hưởng từ 13
1.6.7. Siêu âm trong lòng mạch 13
1.6.8. Chụp động mạch chi dưới 13
1.6.9. Chụp cắt lớp vi tính đa dãy 13
1.6.10.Siêu âm 15
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.1. Đối tượng nghiên cứu 22
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh: 22
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 22
2.2. Phương pháp nghiên cứu 22
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: 22
2.2.2. Biến số, chỉ số nghiên cứu 23
2.2.3. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu 23
2.2.4. Các bước nghiên cứu và cách thu thập số liệu 24
2.2.5. Xử lý số liệu: 28
Chương 3. DỰ KIẾN KẾT QUẢ 29
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 29
3.1.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới và độ tuổi 29
3.1.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo thời gian phát hiện ĐTĐ 29
3.1.3. Phân giai đoạn lâm sàng theo Leriche và Fontaine 30
3.2. Giá trị của siêu âm Doppler trong chẩn đoán hẹp tắc động mạch chi dưới 30
3.2.1. Ở đoạn đùi kheo 30
3.2.2. Ở đoạn dưới khoeo 33
3.2.3. Toàn bộ chi dưới 35
3.3. Hình ảnh tổn thương động mạch chi dưới 36
3.3.1. Tỷ lệ tổn thương trên chụp MSCT 64 36
3.3.2. Vị trí mảng xơ vữa 36
3.3.3. Phân bố tổn thương theo vị trí chi 37
3.4. Liên quan giữa giai đoạn lâm sàng và hình ảnh tổn thương động mạch 37
Chương 4. DỰ KIẾN BÀN LUẬN 38
4.1. Về đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 38
4.2. Về giá trị của siêu âm Doppler trong chẩn đoán hẹp tắc động mạch chi dưới 38
4.3. Về hình ảnh tổn thương của động mạch chi dưới 38
4.4. Về mối liên quan giữa giai đoạn lâm sàng và hình ảnh tổn thương động mạch 38
DỰ KIẾN KẾT LUẬN 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới 29
Bảng 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi 29
Bảng 3.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo thời gian phát hiện ĐTĐ 29
Bảng 3.4. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giai đoạn bệnh 30
Bảng 3.5. Phân bố vị trí tổn thương trên siêu âm đối chiếu với MSCT 64 ở mức đùi – khoeo 30
Bảng 3.6. Giá trị chẩn đoán của siêu âm ở đoạn đùi – khoeo 32
Bảng 3.7. Phân bố vị trí tổn thương trên siêu âm đối chiếu với MSCT 64 ở mức dưới khoeo 33
Bảng 3.8. Giá trị chẩn đoán của siêu âm ở đoạn dưới khoeo 34
Bảng 3.9. Phân bố vị trí tổn thương trên siêu âm đối chiếu với MSCT 64 toàn bộ chi dưới 35
Bảng 3.10. Giá trị chẩn đoán của siêu âm ở toàn bộ chi dưới 35
Bảng 3.11. Vị trí mảng xơ vữa 36
Bảng 3.12. Tính chất mảng xơ vữa 36
Bảng 3.13. Phân bố tổn thương theo vị trí chi 37
Bảng 3.14. Liên quan giữa giai đoạn bệnh với mức độ tắc hẹp và độ lan rộng theo số lượng vị trí 37
Bảng 3.15. Liên quan giữa giai đoạn bệnh và tuần hoàn bàng hệ (THBH) 37
DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Giải phẫu động mạch đùi chung, đùi sâu, đùi nông, khoeo 6
Hình 2. Giải phẫu động mạch chày trước và động mạch mu chân 7
Hình 3. Giải phẫu động mạch khoeo, chày sau, động mạch mác 8
Hình 4. Sơ đồ các lớp dòng chảy 10
Hình 5. Sơ đồ dòng rối do hẹp 10
Hình 6: Tư thế và vị trí siêu âm động mạch vùng đùi 25
Hình 7: Tư thế và vị trí siêu âm động mạch vùng cẳng chân 26
Hình 8: Vị trí đặt đầu dò siêu âm động mạch lớn chi dưới 27