Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh PET/CT trên bệnh nhân ung thư thanh quản-hạ họng

Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh PET/CT trên bệnh nhân ung thư thanh quản-hạ họng

Luận văn Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh PET/CT trên bệnh nhân ung thư thanh quản – hạ họng.Ung thư thanh quản hạ họng (UTTQ – HH) là tổn thương ác tính xuất phát từ lớp biểu mô Malpighi bao phủ vùng thanh quản-hạ họng bao gồm Ung thư thanh quản (UTTQ) và Ung thư hạ họng (UTHH). Ở giai đoạn sớm tổn thương tại một vùng, nhưng ở giai đoạn muộn chúng lan sang nhau và khó phân biệt xuất phát điểm tại đâu vì vậy người ta gọi chung là ung thư thanh quản – hạ họng.

UTTQ – HH là bệnh ít phổ biến trên thế giới, chiếm khoảng 20-25% các ung thư vùng đầu cổ. Ở Pháp và Ân Độ UTTQ – HH chiếm khoảng 12,15% trong tổng số các ung thư đường tiêu hóa trên, đường hô hấp trên và chiếm 1% các loại ung thư [1]. Tại Mỹ UTTQ – HH chiếm khoảng 10% trong các ung thư đường tiêu hóa trên khoảng 0,5% các khối u ác tính [2].
Tại Việt Nam, UTTQ – HH xếp thứ hai trong các ung thư vùng đầu mặt cổ, sau ung thư vòm họng [3]. Bệnh gặp nhiều ở nam giới (tỷ lệ nam/nữ là 5/1) và ít gặp ở tuổi dưới 40, nhóm tuổi hay gặp nhất là khoảng 50 – 70 tuổi [4][5].Các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới việc hình thành UTTQ – HH là: hút thuốc lá, nghiện rượu, các viêm nhiễm mạn tính vùng thanh quản – hạ họng [6].
Mô bệnh học chủ yếu là ung thư tế bào biểu mô phủ (Carcinoma). Có tới trên 90% là ung thư biểu mô vảy với mức độ biệt hóa khác nhau [7].
Do đặc điểm cấu trúc và vị trí giải phẫu vùng thanh quản – hạ họng phức tạp, triệu chứng bệnh UTTQ – HH thường không rõ ràng nên khi được phát hiện thường ở giai đoạn muộn, có khoảng trên 80% bệnh nhân đến khi ở giai đoạn III-IV [4].
Ở giai đoạn muộn khi tổn thương không còn khu trú vị trí giải phẫu, đã xâm lấn ra xung quanh hoặc lan rộng. Phương pháp điều trị kinh điển giai đoạn này trên thế giới cũng như Việt Nam gồm phẫu thuật cắt TQ-HH một phần hoặc toàn bộ tùy thuộc vào mức độ xâm lấn, nạo vét hạch cổ kết hợp với xạ trị. Bệnh nhân phải chấp nhận mất chức năng phát âm vĩnh viễn cũng như thẩm mỹ do tồn tại một ống thở suốt đời gây ảnh hưởng trầm trọng tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Chẩn đoán sớm UTTQ – HH cũng như xác định đúng giai đoạn bệnh có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân UTTQ – HH. Với sự phát triển của nên y học ngày nay, chẩn đoán hình ảnh có vai trò hết sức quan trọng và cần thiết trong chẩn đoán ung thư. Nó không chỉ giúp xác định giai đoạn bệnh mà còn là công cụ hỗ trợ hữu hiệu giúp việc thực hiện điều trị, đặc biệt trong xạ trị và phẫu thuật. Chẩn đoán hình ảnh cũng có vai trò quan trọng trong tiên lượng và theo dõi bệnh sau điều trị.
Bên cạnh những phương tiện chẩn đoán hình ảnh được sử dụng phổ biến hiện nay như X.Quang, siêu âm, CT, MRI thì cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật mới sử dụng đồng vị phóng xạ để chẩn đoán và điều trị như SPECT, PET/CT ra đời đã đưa y học bước lên một bước tiến mới. Từ bắt đầu những năm 70, hệ thống PET đầu tiên ra đời và đến giữa những năm 80, PET bắt đầu được sử dụng làm công cụ chẩn đoán, năm 1998 hình thành tổ hợp PET/CT. Từ đó đến nay, với những cải tiến kỹ thuật thường xuyên, PET/CT đã đóng góp vai trò quan trọng trong chẩn đoán và xử lý những bệnh lý về tim mạch, rối loạn thần kinh, đặc biệt là trong chẩn đoán, xác định giai đoạn, theo dõi di căn và đáp ứng điều trị của các bệnh nhân ung thư.
Nghiên cứu giá trị của PET/CT đối với ung thư hạ họng thanh quản được nhiều tác giả trên thế giới đề cập đến. Ở Việt Nam PET/CT mới được áp dụng từ năm 2009. Tuy nhiên ở Việt Nam, ngoài một số bài viết của tác giả Mai Trọng Khoa, chưa có nghiên cứu nào về PET/CT trên bệnh nhân ung thư thanh quản – hạ họng. Trên cơ sở đó, chúng tôi thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh PET/CT trên bệnh nhân ung thư thanh quản – hạ họng” với các mục tiêu sau:
1.    Mô tả đặc điểm hình ảnh PET/CT trên bệnh nhân ung thư thanh quản – hạ họng.
2.    Đánh giá vai trò của PET/CT trong chẩn đoán, phân loại giai đoạn ung thư thanh quản-hạ họng 
 Tài liệu tham khảo
1.    Trần Hữu Tuân (2003): Ung thư hạ họng. Bách khoa thư bệnh học tập III. Nhà xuất bản Y học Hà Nội. 465 – 471.
2.    Adelstein DJ (2005): Squamous cell head and neck cancer.Reccent Clinical Progess and Prospects for the Future. Publisher: Totwa: Humana. Chapter 6 (p79-92); chapter 13 (p187-195); chapter 17 (p239-291).
3.    Nguyễn Bá Đức (2010); Tình hình mắc ung thư tại Việt Nam qua số liệucủa 6 vùng ghi nhận giai đoạn 2004 – 2008. Tạp chí ung thư học Việt Nam số 1- 2010. Hội phòng chống ung thư việt Nam. Tr 73- 80.
4.    Trần Hữu Tước (1984), Ung thư hạ họng thanh quản, Nhà xuất bản Y học, 34- 35.
5.    Vandenbrouck C, Eschwege F, De La Rochefordiere A, et al (1987):
Squamos cell carcinoma of the pyriform sinus: Retrospective study of 351 cases treated at the institute Gutstave – Roussy. Head and neck surg: 10, 4-13.
6.    Trần Hữu Tuân (2008): Ung thư hạ họng. Tai Mũi Họng quyển 2. Nhà xuất bản Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 306-321.
7.    Kinsella TJ 1996. An approach to the radiosensitization of human tumors. Cancer JSci Am; 2: (p 184-193).
8.    Đoàn Trung Hiếu ( 2011), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học của hạch cổ di căn trong ung thư vòm mũi họng, Luận văn thạc sỹ y học, trường Đại học Y Hà Nội, tr 7-8.
9.    Nhan Trừng Sơn ( 2008), Tai mũi họng quyển 2, Nhà xuất bản y học thành phố Hồ Chí Minh, tr 575-577.
10.    Bùi Viết Linh ( 2002), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả diều trị ung thư thanh quản bằng phẫu thuật và xạ trị, Luận văn thạc sỹ y học, trường Đại học Y Hà Nội. 15; 46-50.
11.    Xue – ying Deng et al (2009): Regional invition of hypopharyngeal cancer carcinoma based on CT – a report of 65 case. Chinese journal of cancer, 2009. 28(6).
12.    Nguyễn Bá Đức (2012). Chấn đoán và điều trị bệnh ung thư. Nhà xuất bản y học, page 133-155.
13.    Phạm Hoàng Anh, Nguyễn Mạnh Quốc, Nguyễn Bá Đức và CS (2001), Tình hình bệnh ung thư ở Việt Nam, Tạp chí thông tin Y Dược, 2 , Viện thông tin thư viện Y học TW, 19-26.
14.    Chong V.F.H (1998), Imaging: Imaging issues: UICC Workshop on naasophatyngeal cancer, p 64-65: Singapor cancer society.
15.    Chong V.F.H, Fan YF ( 1997), Imaging: Pathologycal anatomy, Armuar publishing Pte Ltd Singapor 1997, p 50-64.
16.    Suresh K, Mukherji (1998): New imaging techniques: UICC Workshop on nasopharyngeal cancer: p 66-71: Singapor cancer society.
17.    Mai Trọng Khoa, Atlas PET/CT một số bệnh ung thư người Việt Nam. Nhà xuất bản y học (2012).
18.    Mai Trọng Khoa và Cs: Ứng dụng kỹ thuật xạ trị điều biến liều ( Jo- IMRT) trong điều trị ung thư vòm mũi họng tại trung tâm y học hạt nhân và ung bướu- Bệnh viện Bạch Mai: Tạp chí y học thực hành, số 2, tr45-51 (2011).
19.    Võ Tấn (1976), Ung thư thanh quản, Tai Mũi Họng thực hành Tập3, NXB Y học, 277-278.
20.    T.B. Lynch: PET/CT in clinical practice, Head and neck cancer- chap6, p116-135, Springer- Verlag London Limited, 2007.
21.    Trần Hữu Tuân (2000), Ung thư hạ họng thanh quản, Bách Khoa thư bệnh học, NXB Từ điển Bách Khoa, 472-784.
22.    Trần Hữu Tước (1984), Ung thư hạ họng thanh quản, NXB Y học, 34- 35. 
23.    Cancer Group Institute (2005), Larynx cancer, Cancer Group Institute- North Miami Beach, Florida, 3162.
24.    Vũ Quang Huy (2013), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nội soi, cắt lớp vi tính, mô bệnh học ung thư biểu mô hạ họng và đánh giá kết quả sau phẫu thuật,luận văn thạc sỹ y học, trường Đại học y Hà Nội. Tr57-60.
25.    PGS. Lê Văn Lợi (2001), Các phẫu thuật thông thường TMH tập 2, phẫu thuật cắt thanh quản, NXB Y học, 179 và 193.
26.    PGS.TS Nguyễn Ngọc Dinh (2004), Lâm sàng TMH, chương 3. Bệnh học thanh quản, Nhà xuất bản y học, 313-319.
27.    Rapopor A, Franco El 9 1993): Prognostic factors and relative risk in hypopharyngeal cancer. Related parameters concerning stage, therapeutics and evolution. Revista paulista de medicina, 111. p337-343.
28.    Nguyễn Đình Phúc, Phạm Thị Kư, Phạm Thị Thông và CS (1999), “ Đặc điểm lâm sàng của ung thư thanh quản và hạ họng thanh quản qua 132 bệnh nhân tại khoa B1 viện Tai – Mũi – Họng TW từ 1995 – 1998”, Tạp chí thông tin y dược – Số đặc biệt chuyên đề ung thư, Viện thông tin thư viện Y học TW,48 – 50.
29.    Downey et al: Prediction of survival: Multivariate analysis. Jclin Oncol 2004; 11: 3255 – 66.
30.    Freudenberg LS, Fischer M, Antoch G, Jentzen W, Guitzeit , Rosenbaum SJ, Bockisch A, Egehhof (2005). Dual modality of 18F – Fluorodeoxyglucose positron emission tomography in patients with cervial carcinoma of unknow primary. Med Princ Pract 14, 155 – 160.
31.    Nanni C, Rubello D, Castelluci P, Farsad M, Franchi R, Tosso S, Bariel C, Rampin L, Nibal O, Fanti S. Role of 18F – FDG PET/CT imaging for the detection of an unknow primary tumor: preliminary result in 21 patients. Eur J Nucl Med Mol Imaging 32, 589 – 592, (2005).
32.    Hanal A, et al. (2002). Evaluation of 18 – FDG fluorodeoxyglucose positron mission tomography and computed tomography with histopathologic coretlation in initial staging of head and neck cancer. Ann surg, 23, 208 – 217. 
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN    3
1.1.    Đại cương về ung thư thanh quản – hạ họng    3
1.1.1.     Giải phẫu vùng thanh quản- hạ họng:    3
1.1.2.    Sinh lý vùng thanh quản, hạ họng:    5
1.1.3.    Hệ hạch cổ    5
1.1.4.     Dich tễ học của ung thư thanh quản- hạ họng:    6
1.1.5.    Về bệnh căn, và yếu tố nguy cơ    7
1.1.6.    Triệu chứng lâm sàng của ung thư thanh quản – hạ họng    7
1.1.7.    Triệu chứng cận lâm sàng    9
1.1.8.    Y học hạt nhân ghi hình trong ung thư thanh quản – hạ họng:    10
1.1.9.    Phân loại giai đoạn bệnh ung thư thanh quản – hạ họng    12
1.1.10.    Điều trị ung thư thanh quản- hạ họng    14
1.2.    Vai trò của y học hạt nhân trong chẩn đoán và điều trị ung thư thanh
quản – hạ họng    16
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    21
2.1.    Đối tượng nghiên cứu    21
2.2.    Phương pháp nghiên cứu:    21
2.3.    Các bước nghiên cứu    22
2.3.1.    Sơ đồ nghiên cứu    22
2.3.2.    Hệ thống thiết bị, thuốc và quy trình chụp PET/CT    22
2.3.3.    Các thông tin cần thu thập trong quá trình nghiên cứu:    24
2.3.4.    Xử lý số liệu    25
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    26
3.1.    Đặc điểm đối tượng nghiên cứu    26 
3.1.1.    Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi và giới    26
3.1.2.    Tiền sử sử dụng thuốc lá, thuốc lào, rượu bia của bệnh nhân    28
3.1.3.    Lý do khiến bệnh nhân đi khám    29
3.1.5.    Thời gian từ khi có triệu chứng đến khi được chẩn đoán xác định.29
3.1.6.    Phân loại bệnh nhân theo mô bệnh học:    30
3.1.6.    Phân loại giai đoạn bệnh nhân nghiên cứu trước chụp PET/CT …. 31
3.2.    Đặc điểm hình ảnh PET/CT trên bệnh nhân UTHH-TQ    32
3.2.1.     Khối u nguyên phát    32
3.2.2.     Hạch di căn    33
3.2.3.    Di căn xa trên PET/CT    35
3.2.4.    Hình ảnh hấp thu FDG của bệnh nhân ung thư thanh quản hạ họng . 36
3.3.    Vai trò của PET/CT trong chẩn đoán, phân loại giai đoạn ng thư thanh
quản – hạ họng    37
3.3.1.    Đối với u nguyên phát    37
3.3.2.    Đối với hạch di căn    37
3.3.3.    Đánh giá giai đoạn bệnh của bệnh nhân nghiên cứu trước và sau
chụp PET/CT    38
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN    39
4.1.    Đặc điểm lâm sàng của ung thư thanh quản- hạ họng    39
4.1.1.    Về tuổi và giới:    39
4.1.2.    Liên quan tới rượu và thuốc lá:    40
4.1.3.    Đặc điểm lâm sàng    41
4.1.4.    Thời gian đi khám bệnh:    42
4.1.5.    Đặc điểm mô bệnh học:    42
4.2.    Dặc điểm hình ảnh UTTQ-HH trên PET/CT    42
4.2.1.    Vị trí khối u nguyên phát    42
4.2.2.    Di căn hạch cổ:    43
4.2.3.    Di căn xa    43
4.2.4.    Hấp thu FDG của khối u nguyên phát và hạch di căn    43
4.2.5.    Mối liên quan giữa kích thước khối u nguyên phát hạch di căn với
mức độ hấp thu FDG    43
4.3.    Giá trị của PET/CT trong chẩn đoán và phân loại giai đoạn ung thư thanh quản – hạ họng    44
4.3.1.    Đối với chẩn đoán ung thư thanh quản- hạ họng    44
4.3.2.    Đánh giá giai đoạn TNM trước và sau chụp PET/CT    45
KẾT LUẬN    46
KIẾN NGHỊ    48
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BN    : Bệnh nhân
DCPX    : Dược chất phóng xạ
TB    : Trung bình
TCYTTG    : Tổ chức y tế thế giới
UTBM    : Ung thư biểu mô
UTCRNP    : Ung thư chưa rõ nguyên phát
UTTQ    : Ung thư thanh quản.
UTTQHH    : Ungthư thanh quản – hạ họng
UTHH    : Ung thư hạ họng
YHHN    : Y học hạt nhân
Bảng 3.1: Phân bố    bệnh nhân theo tuổi    26
Bảng 3.2: Phân bố    bệnh nhân theo giới    27
Bảng 3.3: Tiền sử sử dụng thuốc lá, thuốc lào, rượu bia của bệnh nhân    28
Bảng 3.4: Lý do chính khiến bệnh nhân đi khám:    29
Bảng 3.5: Thời gian từ khi có triệu chứng đến khi được chẩn đoán    29
Bảng 3.6: Phân bố theo mô bệnh học của bệnh nhân ung thư thanh quản – hạ họng .. 30 Bảng 3.7: Phân loại giai đoạn bệnh nhân nghiên cứu trước khi chụp PET/CT …. 31
Bảng 3.8: Phân bố    vị trí khối u nguyên phát trên PET/CT    32
Bảng 3.9: Kích thước của khối u thanh quản – hạ họng nguyên phát    32
Bảng 3.10: Giá trị maxSUV tại khối u thanh quản – hạ họng nguyên phát … 33 Bảng 3.11: Tỷ lệ di căn hạch cổ trong ung thư thanh quản -hạ họng trên PET/CT . 33
Bảng 3.12: Vị trí hạch cổ di căn trong ung thư thanh quản- hạ họng    34
Bảng 3.13: Kích thước hạch di căn trong ung thư thanh quản – hạ họng    34
Bảng 3.14: Giá trị maxSUV tại hạch di căn trong ung thư thanh quản – hạ họng .. 35
Bảng 3.15: Tỷ lệ di căn xa trên PET/CT    35
Bảng 3.16: Phân bố vị trí di căn xa trên PET/CT    35
Bảng 3.17: Giá trị maxSUV tại vị trí di căn xa    36
Bảng 3.18: Hình ảnh hấp thu FDG của bệnh nhân ung thư thanh quản – hạ họng .. 36 Bảng 3.19: Tỷ lệ phát hiện được u nguyên phát của CT hoặc MRI và PET/CT. .. 37
Bảng 3.20: Tỷ lệ phát hiện hạch di căn trên CT hoặc MRI và PET/CT    37
Bảng 3.21: Đánh giá giai đoạn TNM trước và sau chụp PET/CT    38 
DANH MỤC BIỂU

Biểu đồ 3.1: Phân bố bệnh nhân theo độ tuổi    27
Biểu đồ 3.2 và 3.3. Phân bố bệnh nhân theo giới của Ung thư thanh quản và
Ung thư hạ họng    28
Biểu đồ 3.4. Phân bố thời gian từ khi có triệu chứng dến khi được chẩn đoán
của bệnh nhân ung thư thanh quản – hạ họng    30
Biểu đồ 3.5. Phân bố theo mô bệnh học của bệnh nhân ung thư thanh quản – hạ họng    31 
Hình 1.1. Hình ảnh cơ của thanh quản    3
Hình 1.2. Thanh quản nhìn từ trên xuống    4
Hình 1.3. Giải phẫu vùng thanh quản – hạ họng    4
Hình 2.1. Hình ảnh máy chụp PET/CT tại trung tâm y học hạt nhân và ung bướu bệnh viện Bạch Mai    22

Leave a Comment