Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của chụp cắt lớp vi tính 64 dãy trong chẩn đoán u tuyến thượng thận
Luận văn Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của chụp cắt lớp vi tính 64 dãy trong chẩn đoán u tuyến thượng thận. Tuyến thượng thận là một tuyến nội tiết nằm ở khoang sau phúc mạc, gồm hai tuyến nhỏ nằm ở phía trên thận, trong khoang quanh thận và được bọc bởi lớp xơ mỏng. Tuyến thượng thận bình thường có hình chữ V hoặc chữ Y gồm hai phần là vỏ thượng thận và tủy thượng thận, chúng có nguồn gốc phôi thai học và chức năng nội tiết khác nhau. Vỏ thượng thận sản xuất cortisol, aldosteron, androgen có tác dụng điều chỉnh một số chức năng, điều hòa lượng muối và nước trong cơ thể. Tủy thượng thận sản xuất hormon catecholamine đóng một vai trò trong việc phản ứng với stress cấp tính nặng hoặc đột ngột [1].
U tuyến thượng thận (UTTT) phát sinh từ phần vỏ hoặc phần tủy của tuyến thượng thận, gồm nhiều loại tùy thuộc vào bản chất, có loại lành tính hay ác tính, có loại u tăng tiết các hormon làm rối loạn các hoạt động của cơ thể nhưng cũng có loại u không tăng tiết mà chỉ được phát hiện tình cờ [1].
Trong những năm gần đây, sự phát hiện u tuyến thượng thận trên CLVT đã trở nên phổ biến, ngay cả khi BN không có biểu hiện triệu chứng tăng tiết hormon, với tỷ lệ dao động từ 0,35 đến 5% trong các nghiên cứu [2],[3],[4]. Mặc dù trên CLVT phần lớn các UTTT được phát hiện là u tuyến vỏ thượng thận lành tính và không tăng tiết hormon chiếm 94%, ngoài ra các UTTT phát hiện tình cờ cũng chiếm 80-95% trong các nghiên cứu không có biểu hiện tăng tiết hormon [1],[4]. Do đó, chẩn đoán phân biệt trên CLVT giữa u tuyến vỏ thượng thận (ACA) và không phải u tuyến vỏ thượng thận (NACA) trở nên quan trọng đối với tiên lượng BN và sự lựa chọn phương pháp điều trị, bởi các ACA lành tính không cần hỗ trợ thêm các phương pháp CĐHA khác hay can thiệp phẫu thuật, ngược lại các NACA cần phải hỗ trợ các phương pháp khác như CHT, sinh thiết, PET-CT và kiểm tra hình ảnh định kỳ để theo dõi tiến triển cũng như phải can thiệp phẫu thuật. Vai trò của CLVT trong chẩn đoán phân biệt đã được nhiều tác giả nghiên cứu, tính chính xác của CLVT trước và sau tiêm thuốc cản quang đã được báo cáo [2],[5],[6],[7],[8],[9].
CLVT đa dãy đầu thu (Multi-Detector Tomography Computer – MDCT) với ưu điểm là thời gian chụp ngắn, tốc độ quét nhanh, giảm hình ảnh giả, tái tạo mỏng, dựng đa mặt phẳng, dựng 3D.. .cung cấp một cách toàn diện hơn về các đặc điểm UTTT, cũng như chẩn đoán phân biệt ACA với NACA, giúp đưa ra các chiến lược điều trị đối với UTTT, đặc biệt đóng góp cho sự an toàn và hiệu quả của phẫu thuật nội soi UTTT [10],[11],[12].
Tại Việt Nam đã có một số công trình của các tác giả Đỗ Trung Quân và Hoàng Đức Kiệt (1996) [13], Nguyễn Duy Huề và Nguyễn Đình Minh năm 2003 [14] nghiên cứu về hình ảnh CLVT của UTTT. Tuy nhiên, vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào về đặc điểm hình ảnh UTTT trên CLVT đa dãy, cũng như vai trò của CLVT đa dãy trong chẩn đoán bệnh lý này.
Chính vì lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của chụp cắt lớp vi tính 64 dãy trong chẩn đoán u tuyến thượng thận” với 2 mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm hình ảnh của u tuyến thượng thận trên cắt lớp vi tính
64 dãy.
2. Nghiên cứu giá trị của cắt lớp vi tính 64 dãy trong chẩn đoán u tuyến thượng thận.
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. GIẢI PHẪU CẮT LỚP VI TÍNH TUYẾN THƯỢNG THẬN
Tuyến thượng thận nằm ở vị trí trước trên của thận, trong khoang quanh thận và được bao quanh bởi tổ chức mỡ.
Hình 1.1. Tuyến thượng thận bình thường
A. Hình ảnh cắt ngang [15] B. Hình ảnh cắt đứng ngang [16]
1.1.1. Hình dạng và liên quan
Trên hình ảnh cắt ngang, tuyến thượng thận có thể xuất hiện với hình tam giác, hình vệt thẳng, hoặc hình chữ V ngược hay hình chữ Y. Mỗi nhánh có bề ngoài nhẵn với đường bờ thẳng hoặc cong lõm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của chụp cắt lớp vi tính 64 dãy trong chẩn đoán u tuyến thượng thận
1. Blake M.A and Boland G.W.L (2009). Adrenal Imaging, Humana Press, Totowa.
2. Angelelli G, Mancini M.E, Moschetta M et al (2013). MDCT in the differentiation of adrenal masses: comparison between different scan delays for the evaluation of intralesional washout. Scientific World Journal, 2013, 957680.
3. Koo H.J, Choi H.J, Kim H.J et al (2014). The value of 15-minute delayed contrast-enhanced CT to differentiate hyperattenuating adrenal masses compared with chemical shift MR imaging. Eur Radiol, 24 (6),
1410- 20.
4. Sangwaiya M.J, Boland G.W, Cronin C.G et al (2010). Incidental adrenal lesions: accuracy of characterization with contrast-enhanced washout multidetector CT–10-minute delayed imaging protocol revisited in a large patient cohort. Radiology, 256 (2), 504-10.
5. Korobkin M,Brodeur FJ,Francis IR et al (1996). Delayed enhanced CT for differentiation of benign from malignant adrenal masses. Radiology, 200 (3), 737-42.
6. Korobkin M, Brodeur F.J, Francis I.R et al (1998). CT time-attenuation washout curves of adrenal adenomas and nonadenomas. AJR Am J Roentgenol, 170 (3), 747-52.
7. Caoili E.M, Korobkin M, Francis I.R et al (2000). Delayed enhanced CT of lipid-poor adrenal adenomas. AJR Am J Roentgenol, 175 (5),
1411- 5.
8. Szolar D.H, Korobkin M, Reittner P et al (2005). Adrenocortical carcinomas and adrenal pheochromocytomas: mass and enhancement loss evaluation at delayed contrast-enhanced CT. Radiology, 234 (2), 479-85.
9. Park S.H, Kim M.J, Kim J.H et al (2007). Differentiation of adrenal adenoma and nonadenoma in unenhanced CT: new optimal threshold value and the usefulness of size criteria for differentiation. Korean J Radiol, 8 (4), 328-35.
10. Johnson P.T, Horton K.M, Fishman E.K (2009). Adrenal mass imaging with multidetector CT: pathologic conditions, pearls, and pitfalls.
Radiographics, 29 (5), 1333-51.
11. Johnson P.T, Horton K.M, Fishman E.K (2009). Adrenal imaging with
multidetector CT: evidence-based protocol optimization and
interpretative practice. Radiographics, 29 (5), 1319-31.
12. Northcutt B.G, Raman S.P, Long C et al (2013). MDCT of Adrenal
Masses: Can Dual-Phase Enhancement Patterns Be Used to
Differentiate Adenoma and Pheochromocytoma? AJR Am J Roentgenol, 201 (4), 834-9.
13. Đỗ Trung Quân, Hoàng Đức Kiệt (1996). Giá trị của chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán bệnh lý tuyến thượng thận. Tạp chí y học Việt nam, 9, 71-73.
14. Nguyễn Duy Huề, Nguyễn Đình Minh (2003). Chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán u tuyến thượng thận: nhân 55 trường hợp. Y học thực hành, 5, 32-35.
15. William E.B and Clyde A.H (2012). Adrenal glands and kidneys, Fundamentals of Diagnostic Radiology- 4 Volume Set. Wolters Kluwer, Alphen aan den Rijn, 796-804.
16. Eljamel S, Budak M.J, Szewczyk-Bieda M.J et al (2012). Adrenal Glands -the Little Organs of the Great Importance. European Society of Radiology, ECR 2012 (C-2070), 143.
17. Ma G, Liu S.W, Zhao Z.M et al (2008). Sectional anatomy of the adrenal gland in the coronal plane. Surg Radiol Anat, 30 (3), 271-80.
18. Nguyễn Đình Minh (2003). Nghiên cứu giá trị của chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán u tuyến thượng thận, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
19. Matsuura T,Takase K,Ota H et al (2008). Radiologic anatomy of the right adrenal vein: preliminary experience with MDCT. AJR Am J Roentgenol, 191 (2), 402-8.
20. WHO (World Health Organization) (2004). World Health Organization Classification of Tumours. Pathology and Genetics Tumours of Endocrine Organs. DeLellis RA, Lloyd RV, Heitz PU and Eng C ed. IARC Press, Lyon.
21. Lloyd R.V (2011). Adrenal cortical tumors, pheochromocytomas and paragangliomas. Mod Pathol, 24 Suppl 2, 58-65.
22. Lonergan G.J, Schwab C.M, Suarez E.S et al (2002). Neuroblastoma,
ganglioneuroblastoma, and ganglioneuroma: radiologic-pathologic
correlation. Radiographics, 22 (4), 911-34.
23. Kloos R.T, Gross M.D, Francis I.R et al (1995). Incidentally discovered adrenal masses. Endocr Rev, 16 (4), 460-84.
24. Reznek R.H, Armstrong P (1994). The adrenal gland. Clin Endocrinol (Oxf), 40 (5), 561-76.
25. Mayo-Smith WW, Boland G.W, Noto R.B et al (2001). State-of-the-art adrenal imaging. Radiographics, 21 (4), 995-1012.
26. Korobkin M, Brodeur F.J, Yutzy G.G et al (1996). Differentiation of adrenal adenomas from nonadenomas using CT attenuation values. AJR Am JRoentgenol, 166 (3), 531-6.
27. Lee M.J, Hahn P.F, Papanicolaou N et al (1991). Benign and malignant adrenal masses: CT distinction with attenuation coefficients, size, and observer analysis. Radiology, 179 (2), 415-8.
28. Pena C.S, Boland G.W, Hahn P.F et al (2000). Characterization of
indeterminate (lipid-poor) adrenal masses: use of washout
characteristics at contrast-enhanced CT. Radiology, 217 (3), 798-802.
29. Jhaveri K.S, Lad S.V, Haider M.A (2007). Computed tomographic histogram analysis in the diagnosis of lipid-poor adenomas: comparison to adrenal washout computed tomography. J Comput Assist Tomogr, 31 (4), 513-8.
30. Wajchenberg B.L, Albergaría Pereira M.A, Medonca B.B et al (2000). Adrenocortical carcinoma: clinical and laboratory observations. Cancer, 88 (4), 711-36.
31. Ng L, Libertino J.M (2003). Adrenocortical carcinoma: diagnosis, evaluation and treatment. J Urol, 169 (1), 5-11.
32. Fishman E.K, Deutch B.M, Hartman D.S et al (1987). Primary adrenocortical carcinoma: CT evaluation with clinical correlation. AJR
Am JRoentgenol, 148 (3), 531-5.
33. Cuevas C, Raske M, Bush W.H et al (2006). Imaging primary and secondary tumor thrombus of the inferior vena cava: multi-detector computed tomography and magnetic resonance imaging. Curr Probl Diagn Radiol, 35 (3), 90-101.
34. Lumachi F, Marchesi P, Miotto D et al (2011). CT and MR imaging of the adrenal glands in cortisol-secreting tumors. Anticancer Res, 31 (9), 2923-6.
35. Nguyễn Khoa Diệu Vân (2012). Các rối loạn của tuyến thượng thận, Nội tiết học trong thực hành lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 105-173.
36. Peppercorn P.D, Reznek R.H (1997). State-of-the-art CT and MRI of the adrenal gland. Eur Radiol, 7 (6), 822-36.
37. Lê Thị Vân Anh (2007). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và
kết quả điều trị một số loại u tuyến thượng thận thường gặp, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
38. Van Erkel A.R,Van Gils A.P, Lequin M et al (1994). CT and MR distinction of adenomas and nonadenomas of the adrenal gland. J Comput Assist Tomogr, 18 (3), 432-8.
39. Mai Thế Trạch và Nguyễn Thy Khuê (2003). U tuyến thượng thận, Nội tiết học đại cương, Nhà xuất bản Y học, Thành phố HCM, 257-268.
40. Martin M.A.N, Hammer G.D (2006). Pheochromocytoma: An Update on Risk Groups, Diagnosis, and Management. The hospital Physician. Turner white communications Inc.
41. Chabbert V, Otal P, Colombier D et al (2000). Imaging techniques for pheochromocytomas and paragangliomas. Feuillets de Radiologie, 40 (2), 107-121.
42. Izquierdo R.S, Brufau B.P, Cafaia R.O (2012). Adrenal, Learning Genitourinary and Pelvic Imaging, Springer Berlin Heidelberg, Berlin, 23-44.
43. Boland G.W, Blake M.A, Hahn P.F et al (2008). Incidental adrenal
lesions: principles, techniques, and algorithms for imaging
characterization. Radiology, 249 (3), 756-75.
44. Wedmid A, Palese M (2010). Diagnosis and treatment of the adrenal cyst. Curr Urol Rep, 11 (1), 44-50.
45. Abou El-Ghar M, Refaie H, El-Hefnawy A et al (2011). Adrenal Hemangioma: Findings at Multidetector CT with Short Review of the Literature. Case Rep Radiol, 2011, 601803.
46. Kieger A.J, Nikolaidis P, Casalino D.D (2011). Adrenal gland hemangioma. J Urol, 186 (6), 2415-6.
47. Behan M, Martin E.C, Muecke E.C et al (1977). Myelolipoma of the adrenal: two cases with ultrasound and CT findings. AJR Am J Roentgenol, 129 (6), 993-6.
48. Kumagae Y, Fukukura Y, Takumi K et al (2013). Distinguishing adrenal adenomas from non-adenomas on dynamic enhanced CT: a comparison of 5 and 10 min delays after intravenous contrast medium injection. Clin Radiol, 68 (7), 696-703.
49. Hoàng Đức Kiệt (1996). Một số nhận xét nhân 29 trường hợp u thượng thận. Tạp chíy học Việt nam, 9, 68-70.
50. Suzuki Y, Sasagawa, Suzuki H et al (2001). The role of ultrasonography in the detection of adrenal masses: comparison with computed tomography and magnetic resonance imaging. Int Urol Nephrol, 32 (3), 303-6.
51. Trojan J, Schwarz W, Sarrazin C et al (2002). Role of ultrasonography in the detection of small adrenal masses. Ultraschall Med, 23 (2), 96-100.
52. Blake M.A, Cronin C.G, Boland G.W (2010). Adrenal imaging. AJR Am JRoentgenol, 194 (6), 1450-60.
53. Kapoor A, Morris T, Rebello R (2011). Guidelines for the management of the incidentally discovered adrenal mass. Can Urol Assoc J, 5 (4), 241-7.
54. Đỗ Ngọc Giao (1999). Nghiên cứu giá trị của siêu âm trong chan đoán bệnh u tuyến thượng thận. Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
55. Shiozawa M, Sata N, Endo K et al (2009). Preoperative virtual simulation of adrenal tumors. Abdom Imaging, 34 (1), 113-20.
56. Mohamed R.E, Abodewan K.A-e-W, Amin M.A (2013). Diagnostic value of delayed washout rate of contrast-enhanced multi-detector computed tomography in adrenal incidentalomas. Alexandria Journal of Medicine, (0)
57. Anagnostis P, Karagiannis A, Tziomalos K et al (2009). Adrenal incidentaloma: a diagnostic challenge. Hormones (Athens), 8 (3), 163-84.
58. Szolar D.H, Kammerhuber F.H (1998). Adrenal adenomas and nonadenomas: assessment of washout at delayed contrast-enhanced CT.
Radiology, 207 (2), 369-75.
59. Ctvrtlik F, Herman M, Student V et al (2009). Differential diagnosis of incidentally detected adrenal masses revealed on routine abdominal CT.
Eur J Radiol, 69 (2), 243-52.
60. Boland G.W, Hahn P.F, Pena C et al (1997). Adrenal masses: characterization with delayed contrast-enhanced CT. Radiology, 202 (3), 693-6.
61. Ichikawa T, Ohtomo K, Araki T et al (1996). Ganglioneuroma: computed tomography and magnetic resonance features. Br J Radiol, 69 (818), 114-21.
62. Caoili E.M, Korobkin M, Francis I.R et al (2002). Adrenal masses: characterization with combined unenhanced and delayed enhanced CT.
Radiology, 222 (3), 629-33.
63. Blake M.A, Krishnamoorthy S.K, Boland G.W et al (2003). Low- density pheochromocytoma on CT: a mimicker of adrenal adenoma. AJR Am J Roentgenol, 181 (6), 1663-8.
64. Yoon J.K, Remer E.M, Herts B.R (2006). Incidental pheochromocytoma mimicking adrenal adenoma because of rapid contrast enhancement loss. AJR Am J Roentgenol, 187 (5), 1309-11.
65. Chiche L, Dousset B, Kieffer E et al (2006). Adrenocortical carcinoma extending into the inferior vena cava: presentation of a 15-patient series and review of the literature. Surgery, 139 (1), 15-27.
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ACA : U tuyến vỏ thượng thận (Adrenal cortical adenoma)
ACC : Ung thư biểu mô vỏ thượng thận (Adrenal cortical carcinoma)
APW : Tỷ lệ % rửa trôi tuyệt đối (Absolute percentage washout)
BN : BN
CĐHA : Chẩn đoán hình ảnh
CHT : Cộng hưởng từ
CLVT : Cắt lớp vi tính
CS : Cộng sự
GPB : Giải phẫu bệnh
HC : Hội chứng
Hormon : Nội tiết tố
KTTB : Kích thước trung bình
MDCT : CLVT đa dãy đầu thu (Multi Detector Computer Tomography)
NACA : Không phải u tuyến vỏ thượng thận (Non adrenal cortical adenoma)
RPW : Tỷ lệ % rửa trôi tương đối (Relative percentage washout)
THA : Tăng huyết áp
TMCD : Tĩnh mạch chủ dưới
TTTB : Tỷ trọng trung bình
UTTT : U tuyến thượng thận
ĐẶT VẤN ĐỀ Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của chụp cắt lớp vi tính 64 dãy trong chẩn đoán u tuyến thượng thận
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Giải phẫu cắt lớp vi tính tuyến thượng thận 4
1.2. Giải phẫu bệnh u tuyến thượng thận 7
1.3. Chẩn đoán u tuyến thượng thận 10
1.4. Tình hình nghiên cứu về UTTT trên cắt lớp vi tính 24
1.5. Các phương pháp CĐHA u tuyến thượng thận 26
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 31
2.2. Phương pháp nghiên cứu 31
2.3. Các bước tiến hành nghiên cứu 36
2.4. Xử lý và phân tích số liệu 37
2.5. vấn Đề ĐẠO ĐỨC 39
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 40
3.1. Một số Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 40
3.2. Đặc điểm của UTTT trên CLVT 64 dãy 42
3.3. Giá trị của CLVT 64 dãy trong chẩn đoán UTTT 48
Chương 4: BÀN LUẬN 55
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 55
4.2. Đặc điểm của UTTT trên CLVT 56
4.3. Giá trị của CLVT 64 dãy trong chẩn đoán UTTT 66
KẾT LUẬN 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân UTTT trong nghiên cứu 40
Bảng 3.2. Phân bố giới của UTTT theo nhóm GPB 40
Bảng 3.3. T uổi trung bình của BN UTTT 41
Bảng 3.4. Cận lâm sàng của BN UTTT 41
Bảng 3.5. Vị trí phân bố UTTT 42
Bảng 3.6. Kích thước UTTT 42
Bảng 3.7. Liên quan kích thước với tăng tiết hormon 43
Bảng 3.8. Liên quan kích thước với đặc điểm hoại tử 44
Bảng 3.9. Cấu trúc UTTT theo GPB 44
Bảng 3.10. Giới hạn của UTTT theo GPB 44
Bảng 3.11. Tỷ trọng trung bình UTTT trước và sau tiêm thuốc cản quang 45
Bảng 3.12. Tỷ trọng trung bình của ACA và NACA sau tiêm thuốc 46
Bảng 3.13. Giá trị chẩn đoán u tuyến vỏ thượng thận theo KT ở ngưỡng 3,29cm 48
Bảng 3.14. Giá trị chẩn đoán u tuyến vỏ thượng thận theo TTTT ở ngưỡng 24 HU … 50
Bảng 3.15. Giá trị chẩn đoán u tuyến vỏ thượng thận theo APW ở ngưỡng 57,6% 51
Bảng 3.16. Giá trị chẩn đoán u tuyến vỏ thượng thận theo RPW ở ngưỡng 43,7% 52
Bảng 3.17. Giá trị chẩn đoán ACA trên 39 khối UTTT 53
Bảng 3.18. Giá trị trong đánh giá thâm nhiễm của 39 khối UTTT 53
Biểu đồ phân tán của 17 ACA và 22 NACA theo kích thước 43
Biểu đồ phân tán của 17 u tuyến vỏ thượng thận và 20 không phải u
tuyến vỏ thượng thận theo tỷ trọng trước tiêm thuốc cản quang 46
Phân tán tỷ trọng sau tiêm thuốc cản quang của 17 ACA và 10
pheochromocytoma thì động mạch 47
Phân tán tỷ trọng sau tiêm thuốc cản quang của 17 ACA và 10
pheochromocytoma thì tĩnh mạch 47
Đường cong ROC của kích thước UTTT 48
Đường cong ROC cho tỷ trọng trước tiêm của 17 u tuyến vỏ
thượng thận và 20 không phải u tuyến vỏ thượng thận 49
Phân tán của 17 ACA và 20 NACA theo APW 50
Phân tán của 17 ACA và 20 NACA theo RPW 50
Đường cong ROC cho tỷ lệ phần trăm rửa trôi thuốc tuyệt đối và tương đối trong chẩn đoán u tuyến vỏ thượng thận 51
Hình 1.1. Tuyến thượng thận bình thường 4
Hình 1.2. Hình ảnh cắt đứng ngang tuyến thượng thận bình thường 5
Hình 1.3. Hình dạng bình thường của tuyến thượng thận và các kích thước
tương tứng 6
Hình 1.4. Tĩnh mạch thượng thận phải 7
Hình 1.5. U tuyến vỏ thượng thận 8
Hình 1.6. Ung thư biểu mô vỏ thượng thận 9
Hình 1.7. Pheochromocytoma 9
Hình 1.8. U cận hạch sau phúc mạc 9
Hình 1.9. U tuyến thượng thận khác 10
Hình 1.10. Hình ảnh cắt đứng ngang ACA bên trái ở thì tĩnh mạch và động mạch10
Hình 1.11. ACA ở thì trước tiêm, tĩnh mạch và thì muộn 15 phút sau tiêm 11
Hình 1.12. Ung thư biểu mô vỏ thượng thận bên phải 13
Hình 1.13. Pheochromocytoma xuất huyết và hoại tử 17
Hình 1.14. U hạch thần kinh 18
Hình 1.15. U mỡ tủy bào tuyến thượng thận trái 19
Hình 1.16. U hạch thượng thận trái 21
Hình 1.17. Nang thượng thận phải với vôi hóa vách trong nang 23
Hình 4.1. U tuyến vỏ thượng thận 57
Hình 4.2. U tuyến vỏ thượng thận 57
Hình 4.3. Pheochromocytoma 58
Hình 4. 4. U tuyến vỏ thượng thận 58
Hình 4.5. U tuyến vỏ thượng thận 60
Hình 4.6. Pheochromocytoma 60
Hình 4.7. U tuyến vỏ thượng thận 62
Hình 4.8. Pheochromocytoma 62
U tuyến vỏ thượng thận
Pheochromocytoma
Pheochromocytoma
Schwannoma
Pheochromocytoma
U mỡ tủy bào
U tuyến vỏ thượng thận
Pheochromocytoma
U hạch thần kinh
U tuyến vỏ thượng thận
U tuyến vỏ thượng thận
Ung thư biểu mô vỏ thượng thận
Di căn tuyến thượng thận
U hạch thần kinh tuyến thượng thận Di căn tuyến thượng thận phải