NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI ĐẦU TINH TRÙNG Ở NHỮNG NGƯỜI NAM GIỚI TRONG CÁC CẶP VỢ CHỒNG THIỂU NĂNG SINH SẢN
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI ĐẦU TINH TRÙNG Ở NHỮNG NGƯỜI NAM GIỚI TRONG CÁC CẶP VỢ CHỒNG THIỂU NĂNG SINH SẢN
TRẦN ĐỨC PHẤN, VŨ THỊ HỒNG LUYẾN,
NGUYỄN ĐỨC NHỰ, VŨ THỊ HUYỀN
TÓM TẮT
Thiểu năng sinh sản (TNSS) là tình trạng bệnh lý thường gặp. Xét nghiệm tinh dịch là cần thiết để chẩn đoán và theo dõi điều trị. Trong xét nghiệm tinh dịch thì phân tích hình thái đầu tinh trùng có nhiều chỉ số. Câu hỏi đặt ra là chỉ số nào quan trọng, cần phải lưu ý. Qua nghiên cứu đặc điểm hình thái đầu tinh trùng (TT) ở 120 người nam giới đến xét nghiệm tại bộ môn Y sinh học – Di truyền, đại học Y Hà Nội từ tháng 11/2010 đến tháng 5/2011. Chúng tôi rút ra một số
kết luận sau: Trong các bệnh nhân TNSS, độ tuổi từ 25-30 là cao nhất (48,1%) sau đó giảm dần ở các nhóm tuổi cao hơn. Những người đã từng có con đến xét nghiệm tinh dịch có độ tuổi từ 25-30 chiếm tỉ lệ thấp nhất: 18,2%, độ tuổi từ 41-48 chiếm tỉ lệ cao nhất: 34,1%. Bệnh nhân TNSS nguyên phát chiếm 78,9%, TNSS thứ phát 21,1%. Tỉ lệ đầu TT bình thường ở nhóm chứng là 58,0% cao hơn so với nhóm TNSS là 45,9%. Tỉ lệ đầu TT vô định hình ở nhóm chứng là 25,3% thấp hơn nhóm TNSS là 33,7%. Tỉ lệ đầu TT bình thường ở nhóm TNSS NP là 45,8% thấp hơn so với nhóm TNSS TP là 46,6%. Trong khi tỉ lệ đầu TT vô định hình ở nhóm TNSS NP là 34,3% cao hơn so với nhóm TNSS TP là 31,7%
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Quán Anh (2009), “Tinh trùng”, Bệnh học giới tính nam. NXB Y học, tr. 72-122.
2. Trần Đức Phấn, Phan Thị Hoan, Nguyễn Xuân Tùng (2010), Sử dụng máy CASA trong xét nghiệm tinh dịch và những điểm cần lưu ý khi trả lời kết quả xét nghiệm tinh dịch. Y học thực hành. 727 (7), tr. 56 – 61.
3. Trần Đức Phần, Trịnh Văn Bảo, Hoàng Thu Lan (2002), “Đặc điểm tinh dịch của những người nam giới trong các cặp vợ chồng thiểu năng sinh sản”, Y học thực hành, 407(1), tr. 38-41.
4. Mai Đắc Việt, Trần Huy Ngọc, Mai Đức Thuận (2000), “Nghiên cứu số lượng, chất lượng tinh trùng của 100 thanh niên khỏe mạnh”, Công trình nghiên cứu y học quân sự, Học viên quân Y (2) tr. 6-11
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất