Nghiên cứu đặc điểm hôi miệng có nguyên nhân từ miệng ở sinh viên Đại học Y Hà Nội từ 18-25 tuổi và đánh giá hiệu quả can thiệp

Nghiên cứu đặc điểm hôi miệng có nguyên nhân từ miệng ở sinh viên Đại học Y Hà Nội từ 18-25 tuổi và đánh giá hiệu quả can thiệp

Hơi thở có mùi hay còn gọi là hôi miệng đóng vai trò quan trọng trong đời sống của cá nhân và các mối tương tác xã hội [10]. Hôi miệng là một thuật ngữ xuất phát từ tiếng Latin Ilalitus (thở) và hậu tố tiếng Hy lạp osis (điều kiện, tác dụng và quá trình bệnh học), bằng tiếng Anh có nghĩa là hơi thở hôi [13]. Tất cả những thuật ngữ: hôi miệng (halitosis), hơi thở hôi (bad breath), hơi thở có mùi (oral malodor) đều dùng để mô tả một hơi thở có mùi không bình thường từ miệng [37]. Hôi miệng có thể gặp ở mọi lứa tuổi từ trẻ em đến người già, 10-30% thanh niên Nhật Bản và Mỹ bị hôi miệng [19], [25], [34]. Hôi miệng gây cản trở hoạt động bình thường của cá nhân, khả năng làm việc, sự tham gia những hoạt động xã hội, biểu lộ tình cảm, sự tập trung, thậm chí có những bệnh nhân còn có ý nghĩ muốn tự tử.

Ilôi miệng có một ý nghĩa xã hội rất lớn. Nhận thức của xã hội và mối quan tâm cho hiện tượng này được thể hiện qua sự tiêu tốn khoảng 850 triệu đô la cho nền công nghiệp sản xuất NXM ở Mỹ, mặc dù có báo cáo cho rằng các sản phẩm đó có thể không ảnh hưởng làm giảm hôi miệngệ Năm 1969, cộng đồng Mỹ đã tiêu tốn hơn 250 triệu đô la để điều trị bệnh hôi miệng [20]. Tỷ lệ mắc hôi miệng tại Nhật bản là 25%, tại Mỹ là trên 50% [31]. Một cuộc thăm dò giữa năm 1994-1995 tại Mỹ cho thấy 55-75 triệu người dân Mỹ quan tâm đến hôi miệng như là mối quan tâm chính [13]. Nghiên cứu trên 626 sĩ quan quân đội tuổi từ 18-25 tại Thụy sĩ (2009) cho thấy có đến 83% có hôi miệng [23].

Hôi miệng đã tồn tại với chúng ta hàng nghìn năm [29], tuy nhiên, trên thế giới, các nghiên cứu về hôi miệng mới tiến hành hơn 4 thập kỷ qua cho thấy tỷ lệ hôi miệng khoảng từ 22% đến hơn 50% [19]. Năm 1970, Tonzetich và cộng sự đã chỉ ra rằng hôi miệng liên quan với sự có mặt của hợp chất lưu huỳnh bay hơi « 

(Volatile sunfua compounds – VSCs) trong đó sunfiia hydro (H2S) và methylmecaptan (CH3SH) chiếm 90% [31], [32]ế Hôi miệng là bệnh có nhiều nguyên nhân bao gồm các nguycn nhân từ miệng và nguyên nhân ngoài miệng, trong đó 85- 90% là các nguyên nhân từ miệng.

Mặc dù hôi miệng được đánh giá là một trong những bệnh trên người trưởng thành có khả năng tìm được phương thức phòng và điều trị hiệu quả nhưng ở Việt Nam vẫn còn ít người biết về bệnh này [3]. Hiện nay thế giới đã có nhiều nghiên cứu về hôi miệng nhưng ở Việt Nam chưa có nghiên cứu cụ thể nào về vấn đề này. Vì vậy, để góp phần tìm hiểu về hôi miệng, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với tên gọi:

“NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÔI MIỆNG CÓ NGUYÊN NHÂN TỪ MIỆNG Ở SINH VIÊN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI TỪ 18-25 TUỔI VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CAN THIỆP ”

2ẳ MỤC TIÊU NGHIÊN cứu

Nghicn cứu này được tiến hành với 3 mục tiêu sau:

> Xác định tỷ lệ hôi miệng có nguyên nhân từ miệng ở sinh viên Đại học Y Hà Nội từ 18-25 tuổi.

> Xác định các v/ề khuẩn liên quan đến hôi miệng ở nhóm sinh viên trên.

> Đánh giá hiệu quả can thiệp trên những sinh viên bị hôi miệng.

3. TỐNG QUAN TÀI LIỆU

Hôi miệng đã được mô tả trong văn học hàng nghìn năm bởi các nhà văn Hy lạp, và Italia. Tuy nhiên những nghiên cứu về hôi miệng mới có từ 4 thập kỷ qua. Năm 1960, bác sĩ Joseph Tonzetich của Trường đại học British Columbia nghiên cứu về căn bệnh này đã chứng minh rằng hôi miệng liên quan với sự có mặt của các hợp chất lưu huỳnh bay hơi (VSCs) chủ yếu là sunfua hydro và methyl mecaptan [27].

Khởi xướng đầu tiên hướng tới chẩn đoán và điều trị bệnh hôi miệng là các nha sĩ tại Mỹ. Qua nhiều nghiên cứu họ đã phát hiện ra bệnh hôi miệng là kết quả của nhiều bệnh, hầu hết mùi hôi dều bắt nguồn từ bề mặt phía sau lưỡi. Hỗn hợp khí sunfiia là sản phẩm phân hủy các acid amine tại chỗ bởi các vi khuẩn kỵ khí, khí này bay hơi khi nhiệt độ tại khoang miệng tăng lên trên 37°c [17]ẽ

3.1 Nguyên nhân hôi miệng

Hôi miệng có thế liên quan cả với bệnh toàn thân và tình trạng miệng nhưng 85-90% là từ miệng như VSRM kém, mảng bám răng, sâu răng, viêm lợi, viêm quanh răng, tưa lưỡi, ung thư miệng [5]. Mảng bám răng và mảng bám lưỡi là nguồn gốc quan trọng gây ra mùi hôi, chủ yếu là từ bề mặt gốc lưỡi. Murata và cộng sự (2002) đã chứng minh rằng mảng bám lưỡi là nguyên nhân gây hôi miệng [24]. Mảng bám lưỡi bao gồm các tế bào biểu mô từ chất nhờn trong miệng, vi khuẩn, cặn thức ăn,vi sinh vật và leucocyte từ túi quanh răng tích tụ lại trên bề mặt lưỡi. Bề mặt gốc lưỡi là nơi thích họp nhất cho các vi khuẩn kỵ khí phát triển gây hôi miệng [8], Người la đã chứng minh được rằng làm sạch lưỡi làm giảm mức độ VSCs và giảm số lượng các vi khuẩn gây hôi miệng [8], [19]. Hơn 100 VK có thể bám vào một tế bào biểu mô ở trên gốc lưỡi so với hơn 25 VK bám trên một tế bào biểu mô ở miệng. Đặc biệt ở lưỡi có các vết nứt có thể tạo ra môi trường kém oxy và ngăn cản hoạt động rửa của nước bọt và tạo điều kiện cho sự phát triển của VK kỵ khí sản xuất ra VSCs [3]. Vệ sinh lưỡi nói chung và cạo lưỡi nói riêng làm giảm mức độ khí sunfua hydro trong miệng [6], [9].

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Danh mục các chữ viết tắt

Mục lục

TT ĐỀ MỤC TRANG

1. ĐẶT VẤN ĐÈ 1

2ẽ MỤC TIÊU NGHIÊN cứu 2

3. TỐNG QUAN TÀI LIỆU 3

3ẽl Nguyên nhân hôi miệng 3

3.1.1 Các nguyên nhăn từ miệng . 4 Jệ/.2 Các nguyên nhăn ngoài miệng 4

3.2 Vi khuẩn liên quan đến hôi miệng 5

3.2.1 Một số VK thường gặp 5

3.2.2 Kỹ thuật PCR 6

3.3 Bệnh sinh của hôi miệng 6

3.4 Phân loại hôi miệng 7

3.5 Đánh giá hôi miệng 7

3.5.1 Đo khỉ sunfua trong miệng bằng máy Halimeter 8 JỆ5ể2 Đánh giá cảm quan (OS – organoleptic score) 9 3.5.3 Phương pháp sắc ký khí 10

3.6 Chẩn đoán hôi miệng 10

3ề7 Điều trị hôi miệng J0

4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cửu 12

4.1 Đối tưọng nghiên cứu 12

4.2 Phương pháp nghiên cứu 12 4.2. ỉ Nghiên cứu mô tả cắt ngang 12

4.2.2 Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối 20 chứng

4.3 Các phương tiện nghiên cứu 26

4.4 Các chỉ tiêu nghicn cứu 26

4.5 Phương pháp thu thập số liệu 27

4.6 Phương pháp phân tích xử lý số liệu 27

4.7 Mầu phiếu thu thập số liệu nếu có

4.8 Địa điểm, thời gian nghiên cứu

5. Dự KIẾN KẾT QUẢ

5ếl Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

5.2 Đặc điểm của bệnh hôi miệng

5.3 Đặc điểm vi khuẩn liên quan đến hôi miệng

5.4 Đánh giá hiệu quả can thiệp

6. Dự KIẾN BÀN LUẬN

7. Dự KIẾN KÉT LUẬN

8. TÀI LIỆU THAM KHẢO

9. KẾ HOẠCH NGHIÊN cứu 9Ề1 Kế hoach về tiến đô

• •

9.2 Ke hoạch về nhân lực

9Ể3 Kế hoạch về tài chính 10 CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA ĐỀ CƯƠNG 

 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment