Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng bệnh tâm thần phân liệt đáp ứng kém với thuốc an thần kinh cổ điển và kết quả điều trị bằng thuốc Clozapine
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng bệnh tâm thần phân liệt đáp ứng kém với thuốc an thần kinh cổ điển và kết quả điều trị bằng thuốc Clozapine.Tâm thần phân liệt (Schizophrenia) là một bệnh loạn thần nặng và phổ biến, căn nguyên chưa hoàn toàn rõ ràng, có tính chất tiến triển với những rối loạn đặc trưng về tư duy, tri giác và cảm xúc, dẫn đến những rối loạn cơ bản về tâm thần và nhân cách theo kiểu phân liệt. Bệnh thường khởi phát ở lứa tuổi trẻ (20 – 40 tuổi), vì vậy ảnh hưởng lớn đến khả năng lao động và học tập của bệnh nhân và họ dần trở thành gánh nặng cho bản thân, gia đình và xã hội [1], [2].
Theo các thống kê của nhiều nước, tỷ lệ mắc bệnh tâm thần phân liệt là 0,3 – 1,5% dân số. Ở Việt Nam theo chương trình quốc gia về chăm sóc sức khoẻ tâm thần năm 2002, tỷ lệ mắc là 0,47% dân số [3], [4], [5].
Đến nay, việc điều trị bệnh tâm thần phân liệt còn gặp nhiều khó khăn. Mặc dù đã có nhiều loại thuốc an thần kinh không biệt định cho kết quả điều trị tốt, nhưng ở Việt Nam, thuốc điều trị chủ yếu là thuốc an thần kinh cổ điển. Kaplan H.I. và cộng sự. (1994), cho rằng chỉ có 60 – 70 % số bệnh nhân tâm thần phân liệt đáp ứng tốt với an thần kinh cổ điển. Như vậy, khoảng 30 – 40% số bệnh nhân còn lại đáp ứng kém hoặc không đáp ứng với an thần kinh cổ điển [2].
Theo Sadock B. J. và cộng sự. (2007), với bệnh nhân tâm thần phân liệt, sau khi điều trị 4 – 6 tuần bằng một thuốc an thần kinh đủ liều mà các triệu chứng không thuyên giảm thì được coi là đáp ứng điều trị kém với điều trị. Tác giả nhấn mạnh rằng, cần thay thuốc an thần kinh cổ điển bằng thuốc an thần kinh không biệt định (thuốc an thần kinh mới) hoặc sử dụng sốc điện để nâng cao hiệu quả điều trị. Có nhiều loại thuốc an thần kinh không biệt định được tác giả khuyên dùng như Risperidone, Olanzapine, Quetiapine… nhưng hiệu quả nhất vẫn là Clozapine [3].
Stephen M.S. (2003) cho rằng, cùng một liều thuốc như nhau, nhưng nồng độ thuốc trong máu của các bệnh nhân khác nhau thì hiệu quả điều trị cũng không giống nhau. Tác giả cho rằng, nếu điều trị bằng thuốc cho kết quả hạn chế thì cần phải định lượng nồng độ thuốc trong máu để có cơ sở vững chắc điều chỉnh thuốc cho chính xác [4].
Ở Việt Nam, Bùi Tiến Dũng đã nghiên cứu về tâm thần phân liệt mạn tính và điều trị bằng Clozapine. Song chưa có nghiên cứu nào về tình trạng đáp ứng kém với thuốc an thần kinh cổ điển ở bệnh nhân tâm thần phân liệt và định lượng thuốc Clozapine trong huyết tương để đánh giá hiệu quả điều trị [6].
Từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng bệnh tâm thần phân liệt đáp ứng kém với thuốc an thần kinh cổ điển và kết quả điều trị bằng thuốc Clozapine” nhằm các mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng bệnh tâm thần phân liệt đáp ứng kém với thuốc an thần cổ điển.
2. Đánh giá kết quả điều trị tâm thần phân liệt đáp ứng kém với thuốc an thần kinh cổ điển bằng thuốc Clozapine theo thang PANSS.
3. Tìm hiểu mối liên quan giữa nồng độ thuốc Clozapine huyết tương với kết quả điều trị tâm thần phân liệt đáp ứng kém với thuốc an thần kinh cổ điển theo thang PANSS.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng bệnh tâm thần phân liệt đáp ứng kém với thuốc an thần kinh cổ điển và kết quả điều trị bằng thuốc Clozapine
1. Phùng Thanh Hải, Cao Tiến Đức, Bùi Quang Huy (2018). Đặc điểm lâm sàng tâm thần phân liệt đáp ứng kém với an thần kinh cổ điển. Tạp chí Y học Việt Nam, 465 (1): 27-30.
2. Phùng Thanh Hải, Cao Tiến Đức, Bùi Quang Huy (2018). Kết quả thang PANSS trên bệnh nhân tâm thần phân liệt đáp ứng kém, được điều trị bằng Clozapine. Tạp chí Y học Việt Nam, 466 (1): 8-12.
3. Phùng Thanh Hải, Bùi Quang Huy, Cao Tiến Đức (2018). The association between dose of Clozapine and PANSS scale in patients with schizophrenia poorly responsive to classic neuroleptiques. Tạp chí Y Dược học Quân sự, 43 (7): 151-157
MỤC LỤC Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng bệnh tâm thần phân liệt đáp ứng kém với thuốc an thần kinh cổ điển và kết quả điều trị bằng thuốc Clozapine
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
Danh mục hình
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Một số vấn đề chung về tâm thần phân liệt 3
1.1.1. Khái niệm về tâm thần phân liệt 3
1.1.2. Một số đặc điểm dịch tễ học 3
1.1.3. Bệnh sinh của tâm thần phân liệt 4
1.2. Đặc điểm lâm sàng tâm thần phân liệt đáp ứng kém với thuốc an thần kinh cổ điển 7
1.2.1. Các triệu chứng dương tính 7
1.2.2. Nhóm triệu chứng âm tính 10
1.2.3. Các triệu chứng khác 12
1.2.4. Đáp ứng điều trị bệnh tâm thần phân liệt với thuốc an thần kinh cổ điển 12
1.3. Điều trị tâm thần phân liệt đáp ứng kém với thuốc an thần kinh cổ điển 16
1.3.1. Thuốc an thần kinh cổ điển 16
1.3.2. Một số thuốc an thần kinh cổ điển thường dùng 17
1.3.3. Thuốc an thần kinh mới 18
1.3.4. Một số thuốc an thần mới thường dùng 19
1.3.5. Một nghiên cứu điều trị tâm thần phân liệt đáp ứng kém với thuốc an thần kinh cổ điển 25
1.3.6. Thang đánh giá hội chứng dương tính và âm tính 30
1.4. Định lượng nồng độ thuốc Haloperidol và Clozapine trong huyết tương 31
1.4.1. Haloperidol 31
1.4.2. Clozapine 32
1.4.3. Phương pháp định lượng nồng độ Haloperidol và Clozapine 34
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
2.1. Đối tượng nghiên cứu 35
2.1.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 35
2.1.2. Phân nhóm đối tượng nghiên cứu 35
2.1.3. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân nghiên cứu 36
2.1.4. Tiêu chuẩn loại trừ 37
2.2. Phương pháp nghiên cứu 37
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 37
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 38
2.2.3. Công cụ chẩn đoán lâm sàng, thang PANSS và định lượng nồng độ Clozapine huyết tương 38
2.2.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt theo ICD-10 40
2.2.5. Phương pháp nghiên cứu lâm sàng tâm thần phân liệt đáp ứng kém với thuốc an thần kinh cổ điển 42
2.2.6. Phương pháp định lượng nồng độ Haloperidol và Clozapine huyết tương ở bệnh nhân tâm thần phân liệt 46
2.2.7. Đánh giá mối liên quan giữa lâm sàng theo thang PANSS với nồng độ Clozapine huyết tương 48
2.3. Phương pháp xử lý số liệu, phân tích và đánh giá kết quả 50
2.4. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 50
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 51
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 51
3.2. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu 54
3.2.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 54
3.2.2. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu 57
3.3. Kết quả điều trị của đối tượng nghiên cứu theo thang PANSS 64
3.3.1. Kết quả điều trị của đối tượng nghiên cứu bằng Haloperidol theo thang PANSS 64
3.3.2. Kết quả điều trị của đối tượng nghiên cứu bằng Clozapine theo thang PANSS 71
3.4. Mối liên quan giữa nồng độ Clozapine huyết tương và kết quả điều trị của đối tượng nghiên cứu theo thang PANSS 86
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 94
4.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 94
4.2. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu 96
4.3. Kết quả điều trị của đối tượng nghiên cứu theo thang PANSS 105
4.3.1. Kết quả điều trị Haloperidol của đối tượng nghiên cứu theo thang PANSS 105
4.3.2. Kết quả điều trị của đối tượng nghiên cứu bằng Clozapine theo thang PANSS 109
4.4. Mối liên quan giữa nồng độ Clozapine huyết tương với kết quả điều trị của đối tượng nghiên cứu theo thang PANSS 120
KẾT LUẬN 124
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ 126
NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 126
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng Tên bảng Trang
3.1. Lứa tuổi hiện tại của đối tượng nghiên cứu 51
3.2. Tình trạng hôn nhân của đối tượng nghiên cứu 53
3.3. Tuổi khởi phát của đối tượng nghiên cứu 54
3.4. Thời gian phát hiện bệnh của đối tượng nghiên cứu 54
3.5. Số đợt cấp của đối tượng nghiên cứu 55
3.6. Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tâm thần của đối tượng nghiên cứu 56
3.7. Phả hệ gia đình có người mắc bệnh tâm thần 57
3.8. Nhân cách tiền bệnh lý của đối tượng nghiên cứu 58
3.9. Các nhóm triệu chứng âm tính của đối tượng nghiên cứu 58
3.10. Các triệu chứng cùn mòn cảm xúc của đối tượng nghiên cứu 59
3.11. Các triệu chứng ngôn ngữ nghèo nàn của đối tượng nghiên cứu 59
3.12. Các triệu chứng lãnh đạm, thiếu ý chí và chú ý của đối tượng nghiên cứu 60
3.13. Các triệu chứng giảm thích thú của đối tượng nghiên cứu 60
3.14. Các triệu chứng ảo giác của đối tượng nghiên cứu 61
3.15. Tính chất các loại ảo thanh của đối tượng nghiên cứu 61
3.16. Các rối loạn hình thức tư duy của đối tượng nghiên cứu 62
3.17. Các rối loạn nội dung tư duy của đối tượng nghiên cứu 62
3.18. Các triệu chứng rối loạn hành vi dị kỳ của đối tượng nghiên cứu 63
3.19. Kết quả điều trị của đối tượng nghiên cứu bằng Haloperidol 64
3.20. Điểm trung bình thang PANSS với Haloperidol ở nhóm nghiên cứu qua 2 lần khảo sát 65
3.21. Điểm trung bình thang P- PANSS với Haloperidol ở nhóm nghiên cứu qua 2 lần khảo sát 66
Bảng Tên bảng Trang
3.22. Điểm trung bình thang N-PANSS với Haloperidol ở nhóm nghiên cứu qua 2 lần khảo sát 67
3.23. Điểm trung bình thang G-PANSS với Haloperidol ở nhóm nghiên cứu qua 2 lần khảo sát 68
3.24. Điểm trung bình thang S-PANSS với Haloperidol ở nhóm nghiên cứu qua 2 lần khảo sát 70
3.25. Kết quả điều trị của đối tượng nghiên cứu bằng thuốc Clozapine 71
3.26. Các tác dụng không mong muốn của đối tượng nghiên cứu được điều trị bằng Clozapine 72
3.27. Điểm trung bình thang PANSS với Clozapine ở nhóm nghiên cứu qua 3 lần khảo sát 73
3.28. Điểm trung bình thang P- PANSS với Clozapine ở nhóm nghiên cứu qua 3 lần khảo sát 75
3.29. Điểm trung bình thang N- PANSS với Clozapine ở nhóm nghiên cứu qua 3 lần khảo sát 76
3.30. Điểm trung bình thang G- PANSS với Clozapine ở nhóm nghiên cứu qua 3 lần khảo sát 77
3.31. Điểm trung bình thang S- PANSS với Clozapine ở nhóm nghiên cứu qua 3 lần khảo sát 79
3.32. Điểm trung bình của 5 cụm triệu chứng thang PANSS với Clozapine ở nhóm nghiên cứu qua 3 lần khảo sát 80
3.33. Điểm trung bình triệu chứng vô lực thang PANSS với Clozapine ở nhóm nghiên cứu qua 3 lần khảo sát 81
3.34. Điểm trung bình triệu chứng rối loạn tư duy thang PANSS với Clozapine ở nhóm nghiên cứu qua 3 lần khảo sát 82
Bảng Tên bảng Trang
3.35. Điểm trung bình triệu chứng rối loạn hoạt động thang PANSS với Clozapine ở nhóm nghiên cứu qua 3 lần khảo sát 83
3.36. Điểm trung bình triệu chứng Paranoid thang PANSS với Clozapine ở nhóm nghiên cứu qua 3 lần khảo sát 84
3.37. Điểm trung bình triệu chứng trầm cảm thang PANSS với Clozapine ở nhóm nghiên cứu qua 3 lần khảo sát 85
3.38. Liên quan giữa nồng độ Clozapine huyết tương với điểm trung bình thang PANSS qua 3 thời điểm khảo sát 86
3.39. Liên quan giữa nồng độ Clozapine huyết tương với điểm trung bình thang P-PANSS qua 3 thời điểm khảo sát 88
3.40. Liên quan giữa nồng độ Clozapine huyết tương với điểm trung bình thang N- PANSS qua 3 thời điểm khảo sát 89
3.41. Liên quan giữa nồng độ Clozapine huyết tương với điểm trung bình thang G- PANSS qua 3 thời điểm khảo sát 91