Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bướu nhân tuyến giáp ở người > 50 tuổi
Luận văn Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bướu nhân tuyến giáp ở người > 50 tuổi.Bướu nhân tuyến giáp (Thyroid nodules) là một tổn thương khu trú trong nhu mô tuyến giáp, nó có thể phân biệt trên siêu âm với nhu mô lành xung quanh [1] . Đây là một bệnh lý tuyến giáp khá thường gặp. Theo công bố của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO: World Health Organization) năm 1995 bướu nhân tuyến giáp chiếm 5% dân số toàn cầu [2], khám lâm sàng có thể phát hiện bướu nhân tuyến giáp ở khoảng 4% – 7% dân số , tỷ lệ mắc ở phụ nữ nhiều gấp 5 lần nam giới, lứa tuổi thường gặp là 36 – 55 tuổi. Tỷ lệ phát hiện bằng siêu âm lớn hơn rất nhiều, dao động từ 19 – 67% tùy nhóm nghiên cứu [3].
Triệu chứng lâm sàng của bướu nhân tuyến giáp rất kín đáo thậm chí không có triệu chứng. Bệnh thường phát hiện tình cờ khi đi khám sức khỏe định kỳ hoặc khi làm các thăm dò chẩn đoán hình ảnh như siêu âm Doppler mạch cảnh, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ cổ, ngực…Các triệu chứng: khối sưng phồng vùng cổ, nuốt vướng, nuốt nghẹn, khàn tiếng, khó thở.. chỉ biểu hiện rõ khi khối u to, chèn ép các cơ quan lân cận hoặc di căn hạch cổ trong bướu nhân ác tính.
Siêu âm tuyến giáp là một kỹ thuật đơn giản, an toàn, rẻ tiền nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán, theo dõi điều trị bướu nhân tuyến giáp.. Một số nghiên cứu gần đây của các tác giả cho thấy siêu âm có vai trò gợi ý tính chất ác tính của một nhân giáp từ đó lựa chọn được nhân giáp có khả năng ác tính cao để chọc hút kim nhỏ, làm tăng khả năng chẩn đoán chính xác của phương pháp này.
Chẩn đoán bản chất của bướu nhân tuyến giáp là mối quan tâm hàng đầu của các nhà lâm sàng, nó quyết định phương pháp điều trị cho bệnh nhân: theo dõi hay phẫu thuật. Chọc hút kim nhỏ là một kỹ thuật đơn giản, an toàn nhưng rất có giá trị, nó cung cấp các thông tin trực tiếp và đặc hiệu về một nhân tuyến giáp. Theo hướng dẫn của hội các thầy thuốc nội tiết lâm sàng Mỹ (AACE) thì đây là phương pháp “được tin tưởng và hiệu quả nhất hiện nay trong phân biệt các nhân giáp lành tính và ác tính” với độ chính xác lên tới 95% nếu người chọc có kinh nghiệm và người đọc có trình độ. Theo các nghiên cứu, kỹ thuật này có tỷ lệ âm tính giả từ 1 – 11 %, dương tính giả từ 1 – 8 %, độ nhạy 68 – 98 %, độ đặc hiệu 72 – 100% [4]. Ung thư tuyến giáp nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng sẽ giúp cải thiện tiên lượng bệnh, kéo dài thời gian sống và thậm chí là điều trị khỏi hoàn toàn.
Ngày nay, tuổi thọ trung bình của người dân trên Thế giới ngày càng cao. Tại Việt Nam năm 2012 Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số, khi đó tỷ lệ người cao tuổi chiếm 10% tổng dân số [5]. Do đó công tác bảo vệ sức khỏe, phòng bệnh và chữa bệnh cho lứa tuổi này trở nên quan trọng. Bướu nhân tuyến giáp là bệnh nội tiết phổ biến nhất và tăng lên ở người cao tuổi nhưng thường không được chẩn đoán. Theo nghiên cứu của các tác giả, ước tính xấp xỉ 50% số người trên 60 tuổi có bướu nhân tuyến giáp được phát hiện trên siêu âm, tuy nhiên chỉ có khoảng 5% là ác tính [6],[4]. Thường các bướu nhân này đã có tiền đề từ lứa tuổi 40 – 50 do đó cần phát hiện sớm khi bệnh còn ở giai đoạn yếu tố nguy cơ, giai đoạn tiền lâm sàng. Bệnh lý bướu nhân tuyến giáp trên đối tượng người cao tuổi triệu chứng kín đáo, rất khó thăm khám trên lâm sàng do ảnh hưởng của việc thay đổi tư thế và giải phẫu ở vùng cổ. Mặt khác, điều trị bướu nhân tuyến giáp ở người cao tuổi không giống so với người trẻ do các bệnh lý phối hợp và tùy thuộc chất lượng cuộc sống của từng bệnh nhân [7]. Ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu bệnh lý bướu nhân tuyến giáp ở người cao tuổi. Để hiểu rõ các đặc điểm bệnh lý bướu nhân tuyến giáp, có thêm kinh nghiệm về chẩn đoán bệnh bướu nhân tuyến giáp ở người cao tuổi, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bướu nhân tuyến giáp ở người > 50 tuổi”
Với 2 mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bướu nhân tuyến giáp ở người > 50 tuổi.
2. Đối chiếu hình ảnh siêu âm với kết quả tế bào học nhân tuyến giáp ở nhóm nghiên cứu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bướu nhân tuyến giáp ở người > 50 tuổi
1. Marqusee E et al (2000). Usefulness of Ultrasonography in the Management of Nodular Thyroid Disease. Ann Intern Med, 133(9), 696 – 700.
2. Pau A, Fitzgerald (1994). Endocrine Disorders Current Medical Diagnosis and treatmen, thirty – third editon, Printed in USA, 912 – 976.
3. Tan GH, Gharib (1997), Thyroid incidentalomas: Management approaches to nonpalpable nodules discovered incidentally on thyroid imaging. Ann Intern Med, 126, 226 – 231.
4. Nguyễn Quang Bảy (2008). Chẩn đoán và điều trị bướu nhân tuyến giáp. Y học lâm sàng, Nhà xuất bản trẻ, 23, 13 – 15.
5. UNFPA (2011). Già hóa dân số và người cao tuổi ở Việt Nam; thực trạng dự báo và gợi ý chính sách. Ageing report Vietnam.
6. Steven R.B, Shane O.L, Robert L.F (2010) Evaluation of a Thyroid nodule, Otolaryngol Clinical North America, 43, 229 – 238.
7. Nguyễn Hải Thủy (2001). Chẩn đoán và điều trị bệnh tuyến giáp, Nhà xuất bản y học, 79 – 99.
8. Trần Đức Thọ (2002). Bệnh học tuyến giáp, Bài giảng bệnh học Nội khoa tập 2, tái bản lần thứ 8, ed, Nhà xuất bản Y học, 201 – 222.
9. Phạm Văn Tuyến (2011). Nghiên cứu đặc điểm tế bào học và mô bệnh học ung thư biểu mô tuyến giáp Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
10. Đỗ Xuân Hợp (1971). Giải phẫu tuyến giáp., Giải phẫu đại cương, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 446-450.
11. Nguyễn Quang Quyền (1997). Atlas giải phâu người (dịch từ Atlas of Human Anatomy của Frank H. Netter). Nhà xuất bản Y học, Hà Nội,
82 – 84.
12. Cooper DS et al (2009). Revised American Thyroid Association Management Guidelines for Patients with Thyroid Nodules and Differentiated Thyroid Cancer. The American Thyroid Association Guidelines Taskforce. Thyroid. 19(117).
13. Fritze D và Doherty G.M (2010). Surgical maagement of cervical lymph nodes in differentiated thyroid. Otolaryngology clinical North America, 43, 285 – 300.
14. Phạm Thị Minh Đức (2001). Sinh lý nội tiết, Bài giảng sinh lý học, Nhà xuất bản y học, 1, 70 – 79.
15. Manfred Blum (1972). Clinical applications of thyroid echography”, N. Eng. J. Med, 287(23), 1164 – 1173.
16. Manfred Blum (1995). Why do clinical continue to debate the use of levothyroxin in the Diagnosis and m anagement of thyroid noudules. Ann. Inter. Med, 122(1), 63 – 66.
17. Fujimoto, Oka A, Omoto (1967). Ultrasound scanning of thyroid gland as new diagnostic approach, Ultrasonic, 5, 177.
18. Mardell R.J, Gamlen IR (1983). Thyroid function test in clinical practice. Pub. Wright and sons Ltd., Bristol, England, 71 – 76.
19. Gupta KL (1995). Neoplasma of the thyroid gland. Clin – Geriatr Med. 11(2), 271 – 290.
20. Brander A et al (1989). Thyroid gland: Us screenig in midle – aged women with no previous thyroid disease. Radiology, 173(2), 507 – 510.
21. Phạm Hoàng Anh, Nguyễn Mạnh Quốc, Nguyễn Bá Đức (2001). Tình hình bệnh ung thư ở Việt Nam năm 2000. Tạp chí thông tin Y Dược, 2, 19-26.
22. Đặng Trần Duệ (1992). Phòng và chữa bệnh bướu cổ lưu hành ở đồng bằng Bắc Bộ. Tạp chí các rối loạn thiếu hụt iod, 5(4), 9 -11.
23. Trần Minh Hậu và Cộng sự (1997). Tình hình bướu cổ ở học sinh tuổi học đường tại Thái Bình. Y học thực hành, 7(337), 15 – 17.
24. Tạ Văn Bình (1999). Đặc điểm bướu giáp nhân đánh giá bằng siêu âm và điều trị một vài loại bướu giáp nhân bình giáp. Luận án Tiến sỹ Y học Hà Nội.
25. Michael W, Tumbrige (1986). The epidemiology of thyroid diseases, Werner’s the thyroid a fundamental and clinical text, 625 – 633.
26. Serra M và các cộng sự. (1995). Thyroid pathology in health center. Aten-primaria, 15(7), 457 – 460.
27. Phạm Khuê (2013). Bệnh học Lão Khoa, tái bản lần thứ 3, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, 50.
28. Hugo S, Franzisha G (1986). Simple and nodular sporadic goiter, Werner’s the thyroid a fundamental and clinical text, the 5th edition, ed, 696 – 704
29. Wong FL et al (1996). Benign thyroid tumors: general risk factors and theis effects on radiation risk estimation. American Journal of Epidemiology, 144(8), 728 – 730.
30. Mazzaferri EL (1993). Management of a solitary thyroid nodule. N Engl J Med, 328, 553 – 559.
31. Lewis E.B. (2003). Disease of the thyroid, Humana Press Inc, United States of America, 217 – 238.
32. Hegedus L, Bonnema S.J, Bennedbaek FN (2003). Management of Simple Nodular Goiter: Current Status and Future Perspectives. Endocr Rev, 24, 102 – 113.
33. James E et al (1986). Pathology of thyroid diseases. Werner’s the thyroid a fundamental ad clinical text, the 5th edition, 651 – 668.
34. Lê Văn Quang (1998). Tổng quan về các phương pháp thăm dò chức năng tuyến giáp. Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, 2(4), 196 – 202.
35. Wemeau JL, Caron P, Schwart C (2002). Effets of thyroid- stimulating hormone suppression with levothyroxine in reducing the volume of solitary thyroid nodules and improving extranodular nonpalpable changes: a randomized, double- blind, placebo- controlled trial by the Frence Thyroid Research Group. J Clin Endocrinol Metab. 87, 4928- 4934.
36. Kuma K, Matsuzuka F, Kobayashi A (1992). Outcome of long stading thyroid nodules. World J surg, 16, 583-588.
37. Martin Schlumberger, Furio Pacini (2006). Thyroid Tumors, 11-63, 111-127.
38. Nguyễn Thị Minh An, Trần Ngọc Ân và cs (2001). Nội khoa cơ sở – triệu chứng học nội khoa tập 2, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
39. Sheila S (2010). Role of ultrasonography in thyroid disease. Otolaryngology clinical North America. 43, 239 – 255.
40. Shlomo Melmed và các cộng sự. (2011). Nontoxic goiter; diffuse and nodular, EndoEcrinology, 12.
41. Manfred Blum (1986). Ultralsonography and computed tomography of the thyroid gland. Werner’s the thyroid a fundamental and clinical text,, the fifth edition, 576 – 591.
42. Jin Young Kwak, Kyung Hwa Han et al (2011). Thyroid Imaging Reporting and Data System for US Features of Nodules: A Step in Establishing Better Stratification of Cancer Risk. Radiology. 260(3), 892-899.
43. Kim D.L, Song K, Kim S.K (2008). High prevalence of carcinoma in ultrasonography – guided fine needle aspiration cytology of thyroid nodules. Endocrine Journal, 55(1), 135 – 142.
44. Meer S.G et al (2012). Not the number but the location of lymph nodes matters for recurrence rate and disease – free survival in patients with differentiated thyroid cancer. World journal of sugica. 36, 1262 – 1267.
45. Lee M.J et al (2011). Cytological results of ultrasound – guided fine needle aspiation cytology for thyroid nodules: emphasis on correlation with sonographic findings. Yonsei medical journal. 52(5), 838 – 844.
46. Frate M.C et al (2005). Management of Thyroid Nodules Detected at US: Society of Radiologists in Ultrasound Consensus Conference Statement. Radiology. 237(3), 794 – 800.
47. Nguyễn Vượng (1981). Chẩn đoán tế bào học một số bệnh tuyến giáp qua chọc hút bằng kim nhỏ, Luận án phó tiến sĩ y học.
48. Gharib H, Papini E, Daniel S (2010). American Association of Clinical Endocrinologists, Associazione Medici Endocrinologi, and European Thyroid Association Medical Guidelines for Clinical practice for the Diagnosis and Management of Thyroid Nodule. Endocrine practice. 16(1).
49. Gharib H, Goellner JR (1993). Fine – needle aspiration biopsy of the thyroid: an appraisal. Ann Intern Med, 118, 282 – 289.
50. Ali S.Z, Cibas E.S (2010). The Bethesda system for reporting thyroid cytopathology. Springer, New York, 1 – 5.
51. Gharib H, Papini E et al (2006). American association of clinical endocrinologists and asociazione medici endocrinnologi. Medical guidelines for clinical practice for the diagnosis and management of thyroid nodules. Endocrine practice. 12(1), 63 – 102.
52. Vũ Văn Nguyên (2012). Đối chiếu lâm sàng với hình ảnh siêu âm xác định bướu nhân tuyến giáp tại phòng khám nội tiết bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương. Y học thực hành, 929-930, 233-237.
53. Vũ Bích Nga. (2013). Đặc điểm bướu nhân tuyến giáp qua chọc hút tế bào bằng kim nhỏ dưới hướng dẫn siêu âm. Tạp chí y học thực hành. 6(874), 20 – 22.
54. Moon WJ et al (2008). Benign and malignant thyroid nodules: US differentiation multicenter retrospective study. Radiology, 247(3), 762-770.
55. ĐỖ Thanh Bình và cs (2004). Đánh giá tình hình bướu giáp nhân ở người trên 40 tuổi tại phường Hải Thành bằng siêu âm. Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học, hội nghị khoa học toàn quốc chuyên nghành Nội Tiết và chuyển hóa, 222- 232.
56. Nguyễn Thị Hoa Hồng (2012). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, siêu âm, tế bào học và kết quả mô bệnh học của bướu nhân tuyến giáp, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Đại học Y Hà Nội.
57. McDougall I.R (2006). Management of thyroid cancer and related nodular disease. Springer-Verlag, London, 95-134.
58. Struve W, Haupt S (1993). Influence of frequency of previous pregnancies on the prevalence of thuyroid in women without clinical evidence of thyroid disease, Thyroid. 3(1), 7 – 9.
59. Vũ Hạc (1992). Các chất sinh bướu cổ. Tạp chí các rối loạn thiếu hụt iod 5, 26 – 29.
60. Nguyễn Trần Lâm (2006). Tìm hiểu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bướu nhân tuyến giáp, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ đa khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
61. Đặng Bích Ngọc (2012). Nhận xét vai trò của siêu âm và chọc hút kim nhỏ dưới sự hướng dẫn của siêu âm trong chẩn đoán ung thư tuyến giáp, Khóa luận tốt nghiệp bác sĩ đa khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
62. Rojeski MT, Gharib H (1985). Nodular thyroid disease: Evaluation and Management. NEngl Med, 313, 428-436.
63. Trịnh Thị Thu Hồng, Vương Thừa Đức (2010). Giá trị siêu âm trong dự đoán ung thư bướu giáp đa nhân. Tạp chí y học TP Hồ Chí Minh, 14, 55-59.
64. Lê Hồng Cúc (2002). Phát hiện sớm ung thư tuyến giáp bằng siêu âm kết hợp với chọc hút tế bào bằng kim nhỏ. Tài liệu toàn văn hội nghị chẩn đoán hình ảnh và y học hạt nhân TP Hồ Chí Minh, 3.
65. Douglas S (2002). Non- palpable Thyroid Nodules- Managing an Epidemic. The Journal of Clinical Endocrinology and Metabolisme. 87(5), 1983- 1940.
66. Marqusee E và et al (2000). Usefulness of Ultrasonography in the Management of Nodular Thyroid Disease. Ann Intern Med, November. 133(9), 696 – 700.
67. David S.C (2008). Medical management of thyroid disease, Informa Healthcare USA, New York, 203-227.
68. Trần Xuân Bách (2006). Nghiên cứu chẩn đoán và bước đầu đánh giá kết quả phẫu thuật u lành tuyến giáp, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội.
69. Nguyễn Xuân Phong (2011). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và một số xét nghiệm trong ung thư biểu mô tuyến giáp, Luận văn thạc sỹ y học
70. Fracker D.L, Skarulis M, Livolsi V. Thyroid nodules, cancer of the endocrine system, Principe and pratice of oncology, 6, 1500-1535.
71. Trần Thúy Hong (2013). Đặc điểm hình ảnh và giá trị của siêu âm trong chẩn đoán các tổn thương khu trú tuyến giáp, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
72. Cibas E.S (2010). Fine-Needle Aspiration in the Work-Up of Thyroid Nodules. Otolaryngology clinical North America, 43, 257-271.
73. Jones K. (2001). Management of nodular thyroid disease. BMJ, 323, 293 – 294.
74. Ahmet S.C, Kamil P (2008). Comparison of palpation versus ultrasound guided fine-needle aspiration biopsies in the evaluation of thyroid nodules. BMC research notes, 1 – 5.
75. Robert A, Sofferman, Anil T. Ahuja (2012). Ultrasound of the Thyroid and Parathyroid Glands. Springer publisher.
76. Lê Trung Thọ và cs (2000). Nhận xét một số bệnh tuyến giáp qua chẩn đoán tế bào học tại BV Bạch Mai trong 10 năm (1990 – 1999). Tạp chí nội tiết và các rối loạn chuyển hóa: NXB Y học, 44 – 51.
77. Gandolfi P.P et al (2004). The incidence of thyroid carcinoma in multinodular goiter: retrospective analysis. Acta bio medica ateneo parmense, 75, 114 – 117.
78. Madison D (1998). The work – up for solitary thyroid nodules: A logical approach. Women Health Primary Care, 1(18), 641 – 644.
79. Trần Ngọc Lương, Mai Văn Sâm (2004). Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị phẫu thuật của 249 trường hợp ung thư tuyến giáp tại bệnh viện Nội Tiết Trung Ương. Hội nghị Khoa học toàn quốc chuyên ngành Nội Tiết và chuyển hóa. Lần thứ 2.
80. Alper O et al (2012). The diagnostic efficiency of ultrasound in characterization for thyroid nodules: how many criteria are required to predict malignancy. Medical ultrasonography, 14(1), 24-28.
81. Papini E et al (2002). Risk of malignancy in nonpalpable thyroid nodules: predictive value of ultrasound and color-Doppler features. J Clin Endocrinol Metab, 87, 1941- 1946.
82. Iannuccilli JD, Cronan JJ, Monchik JM (2004). Risk for malignancy of thyroid nodules as assessed by sonographic criteria: the need for biopsy J ultrasound Med. 23, 1455- 1464.
83. John I. Lew, Carmen C và Solorzano (2010). Use of Ultrasound in the Management of Thyroid Cancer. The Oncologist, 15, 253-258.
84. Yoon DY et al (2007). Peripheral calcifi cation in thyroid nodules, J Ultrasound Med, 26, 1349-55.
85. Kim BM et al (2008). Sonographic differentiation of thyroid nodules with eggshell calcifi – 45cations. J Ultrasound Med, 27, 1425 – 1430.
86. Phạm Minh Thông (2011). Siêu âm tuyến giáp, Siêu âm tổng quát, tái bản lần thứ 2, Nhà xuất bản Đại Học Huế, 464 – 482.
87. Berni A et al (2002). Malignant thyroid nodules: comparison between color Doppler diagnosis and histological examination of surgical samples. Chir Ital. 54, 6437.
88. Frates MC et al (2003). Can color Doppler sonography aid in the prediction of malignancy of thyroid nodules?. J Ultrasound Med, 22, 127 – 131.
89. Wienke JR et al (2003). Sonographic features of benign thyroid nodules: interobserver reliability and overlap with malignancy. J
Ultrasound Med, 22, 1027 – 1031.
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Mô học 3
1.2. Giải phẫu tuyến giáp 3
1.2.1. Động mạch 4
1.2.2. Tĩnh mạch 5
1.2.3. Thần kinh 6
1.2.4. Bạch huyết 6
1.3. Sinh lý học tuyến giáp 6
1.3.1. Sinh tổng hợp hormon T3, T4 6
1.3.2. Tác dụng của T3, T4 7
1.3.3. Điều hòa bài tiết T3, T4 7
1.4. Giải phẫu và sinh lý tuyến giáp ở người cao tuổi 8
1.5. Những hiểu biết về bệnh bướu nhân tuyến giáp 9
1.5.1. Dịch tễ học 9
1.5.2. Sinh lý bệnh bướu nhân tuyến giáp 11
1.5.3. Phân loại bướu nhân tuyến giáp 15
1.5.4. Triệu chứng lâm sàng 16
1.5.5. Cận lâm sàng 17
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
2.1. Đối tượng nghiên cứu 31
2.2. Phương pháp nghiên cứu 32
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 32
2.2.2. Chọn mẫu nghiên cứu 32
2.2.3. Công cụ thu thập số liệu 32
2.2.4. Kỹ thuật thu thập số liệu 32
2.2.5. Nội dung nghiên cứu 32
2.2.6. Đạo đức nghiên cứu 40
2.2.7. Xử lý số liệu 40
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 42
3.1. Đặc điểm lâm sàng 42
3.1.1. Đặc điểm về tuổi 42
3.1.2. Đặc điểm về giới 42
3.1.3. Các yếu tố nguy cơ 43
3.1.4. Triệu chứng cơ năng 43
3.1.5. Số lượng bướu nhân 44
3.1.6. Vị trí của bướu nhân tuyến giáp trên khám lâm sàng 44
3.1.7. Phân độ tuyến giáp trên lâm sàng 45
3.1.8. Tính chất của bướu nhân tuyến giáp trên lâm sàng 45
3.1.9. Tình trạng chức năng tuyến giáp trên lâm sàng 46
3.1.10. Hạch cổ trên lâm sàng 46
3.2. Đặc điểm cận lâm sàng 47
3.2.1. Đặc điểm bướu nhân tuyến giáp trên siêu âm 47
3.2.2. Kết quả xét nghiệm nồng độ TSH và FT4 huyết thanh 50
3.2.3. Kết quả chẩn đoán tế bào học 51
3.3. Đối chiếu triệu chứng lâm sàng, hình ảnh siêu âm với kết quả tế bào học 51
3.3.1. Đối chiếu số lượng nhân trên siêu âm với kết quả tế bào học 52
3.3.2. Mối liên quan giữa các triệu chứng tại chỗ của bướu nhân với
đường kính của nhân trên siêu âm 52
3.3.3. Đối chiếu số lượng nhân trên siêu âm với kết quả khám số lượng
nhân trên khám lâm sàng 53
3.3.4. Đối chiếu đường kính trung bình của bướu nhân tuyến giáp với kết
quả tế bào học 54
3.3.5. Đối chiếu đặc điểm siêu âm của bướu nhân tuyến giáp trên siêu âm
với kết quả tế bào học 55
3.4. Các dấu hiệu gợi ý bản chất bướu nhân tuyến giáp trên lâm sàng, siêu âm .. 56 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 57
4.1. Về đặc điểm lâm sàng 57
4.1.1. Tuổi 57
4.1.2. Về giới 58
4.1.3. Về các yếu tố nguy cơ 58
4.1.4. Về lý do đi khám bệnh và triệu chứng lâm sàng 59
4.2. Đặc điểm cận lâm sàng 66
4.3. Kết quả tế bào học 70
4.4. Đối chiếu kết quả siêu âm với kết quả tế bào học 73
KẾT LUẬN 78
KIẾN NGHỊ 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Bảng 1.1. Phân loại độ to của bướu nhân tuyến giáp 16
Bảng 3.1. Phân bố bệnh theo nhóm tuổi 42
Bảng 3.2. Các yếu tố nguy cơ 43
Bảng 3.3. Triệu chứng cơ năng 43
Bảng 3.4. Số lượng bướu nhân phát hiện qua khám lâm sàng 44
Bảng 3.5. Vị trí của bướu nhân tuyến giáp trên khám lâm sàng 44
Bảng 3.6. Tính chất của bướu nhân tuyến giáp trên lâm sàng 45
Bảng 3.7. Tình trạng chức năng tuyến giáp trên lâm sàng 46
Bảng 3.8. Đặc điểm bướu nhân tuyến giáp trên siêu âm 47
Bảng 3.9. Hạch cổ trên siêu âm 48
Bảng 3.10. Nồng độ TSH và FT4 50
Bảng 3.11. Kết quả chọc hút tế bào kim nhỏ bướu nhân tuyến giáp 51
Bảng 3.12. Đối chiếu số lượng nhân trên siêu âm với kết quả tế bào học 52
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa các triệu chứng tại chỗ của bướu nhân với
đường kính của nhân trên siêu âm 52
Bảng 3.14. Đối chiếu số lượng nhân trên siêu âm với kết quả khám số lượng
nhân trên khám lâm sàng 53
Bảng 3.15. Đối chiếu ĐKTB bướu nhân tuyến giáp trên siêu âm với kết qủa tế
bào học 54
Bảng 3.16. Đối chiếu đặc điểm siêu âm của bướu nhân tuyến giáp trên siêu
âm với kết quả tế bào học 55
Bảng 3.17. Các dấu hiệu gợi ý bản chất bướu nhân tuyến giáp 56
Biểu đồ 3.1: Đặc điểm về giới 42
Biểu đồ 3.2: Phân độ tuyến giáp 45
Biểu đồ 3.3: Phân bố kích thước bướu nhân tuyến giáp 50
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Mô học tuyến giáp bình thường 3
Hình 1.2. Tuyến giáp nhìn từ trước 4
Hình 1.3. Mạch máu tuyến giáp 5
Hình 1.4. Hình ảnh vôi hóa nhỏ trên siêu âm 20
Hình 1.5. Các hình thái tổn thương ác tính của bướu giáp nhân 21
Hình 1.6. Các hình thái tổn thương lành tính của bướu tuyến giáp 22
Hình 1.7. Hình ảnh đám tế bào nang giáp lành tính 27
Hình 1.8. Hình ảnh UTBM thể nhú với chất nhiễm sắc dạng hạt mịn, nhân
khía, thể giả vùi trong nhân 27
Hình 3.1. Hình ảnh khối nhân đặc, giảm âm, có canxi hóa vi thể, 48
Hình 3.2. Hình ảnh khối nhân đặc, có tăng sinh mạch trung tâm trên siêu âm màu 48
Hình 3.3. Hình ảnh khối nhân đặc, giảm âm mạnh, bờ nham nhở không đều, có tăng sinh mạch ngoại vi trên siêu âm màu
ĐẶT VẤN ĐỀ