Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân hen phế quản điều trị tại trung tâm dị ứng miễn dịch lâm sàng
Luận văn Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân hen phế quản điều trị tại trung tâm dị ứng miễn dịch lâm sàng BV Bạch Mai 7/2014-4/2015/ Cung Quang Hưng. Hen Phế Quản là một trong những bệnh viêm đường hô hấp mạn tính khá phổ biến và ngày càng gia tăng được phản ánh nhiều qua y văn thế giới cũng như ở Việt Nam. Bệnh đặc trưng bằng các cơn hen tái phát (khó thở, thở rít, khò khè, ho, nặng ngực,…) có thể hồi phục tự nhiên hoặc sau sử dụng thuốc giãn phế quản. [1]
Hen phế quản là một bệnh được đề cập từ lâu, từ thời Trung Quốc cổ đại hơn 5000 năm trước và nghiên cứu từ rất sớm (từ thời Hypocrates) cả về chẩn đoán, điều trị và dự phòng. Tuy nhiên cơ chế bệnh sinh còn nhiều vấn đề chưa sáng tỏ nên việc điều trị còn nhiều khó khăn. [1]
Năm 1902, phát hiện sốc phản vệ của Richet đã làm cơ sở cho việc nghiên cứu cơ chế chẩn đoán điều trị hen và các bệnh dị ứng. Và từ đó đã mở ra thời kì nghiên cứu về cơ chế bệnh sinh cũng như đề ra các phương pháp chẩn đoán, điều trị hen rõ ràng hơn.
Ngày nay, với tiến bộ của khoa học kỹ thuât trong y học, bệnh nguyên và cơ chế bệnh sinh hen phế quản đã có những bước tiến mới. Trong chẩn đoán và điều trị hen phế quản cũng đạt được những kết quả đáng nể. Do xuất hiện trên thị trường những thuốc giãn phế quản thế hệ mới có tác dụng kéo dài nhằm cắt cơn hay dự phòng cơn hen, ngoài ra còn có nhiều những thuốc và cách thức mới như liệu pháp miễn dịch đặc hiệu,…nên mặc dù diễn biến phức tạp, nhiều trường hợp đã qua khỏi cơn hen nặng và có hiệu quả tối ưu kiếm soát các triệu chứng của hen phế quản.
Tren thế giới, tỉ lệ mắc hen trung bình hiện nay là khoảng 4-16% dân số mỗi nước [2]. Theo báo cáo của tổ chức y tế thế giới, hiện trên thế giới có khoảng 300 triệu người mắc hen, ước tính đến năm 2025 con số đó sẽ tăng lên 400 triệu người. Con số mắc hen vẫn không ngừng gia tăng mỗi năm, chi phí điều trị rất lớn. Hen thực sự trở thành vấn đề sức khỏe toàn cầu, gánh nặng cho bệnh nhân, gia đình và cả xã hội. [3]
Độ lưu hành bệnh cứ mỗi năm lại tăng lên 2 lần, tỉ lệ tử vong do hen ngày càng tăng lên[4]. Còn ở Việt Nam, theo báo cáo gần đây thì tỉ lệ mắc hen vào khoảng 5% dân số. Bệnh viện Bạch Mai đưa ra con số cao hơn, 6-7%
[5] . Theo tác giả Hoàng Thị Lâm và công sự tỷ lệ mắc hen phế quản tại khu vực Hà Nội, bao gồm thành thị và nông thôn chiếm 5,6% và không cso sự sai khác lớn theo giới [6]. Nhiều nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra, hen phế quản trong cộng đồng không giảm đi mà còn ngày càng cao. Từ năm 1961 đến năm 1995, số người mắc hen đã tăng 3 lần ở Việt Nam. Số trẻ em nhỏ hơn 15 tuổi mắc bệnh cũng tăng lên vào khoảng 10%. Số bệnh nhân hen phải nhập viện và cấp cứu cũng tăng lên nhiều so với trước kia. Thời gian vừa qua, số bệnh nhân hen được điều trị dù đã được kiếm soát chặt chẽ hơn, xong vẫn còn nhiều bệnh nhân được điều trị theo các tuyến y tế cơ sở địa phương vẫn còn khá tùy tiện, thậm chí lạm dụng thuốc, họ cũng không có được hiểu biết về bệnh và ý thức sử dụng thuốc, cũng như cách điều trị một cách rõ ràng [7].
Bắt đầu từ năm 1992, chiến lược toàn cầu phòng chống hen đã được hình thành và hoàn chỉnh qua mỗi năm, tạo nên sự thống nhất giữa việc chẩn đoán và điều trị hen trên phạm vi toàn thế giới. Việc phối hợp “hai trong một” nghĩa là một dụng cụ hít có hai loại thuốc corticoid hít (ICS) và thuốc cường beta2 tác dụng kéo dài làm nền tảng của phòng chống hen ngoài cộng đồng. Nhưng số người mắc hen vẫn không giảm mà ngày một gia tăng, trở thành gánh nặng cho chính bản thân, gia đình và xã hội. Đồng thời số người mắc cơn hen kịch phát phải nhập viện cũng ngày càng gia tăng.
Vẫn đề đặt ra là, tại sao việc tìm ra nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh và điều trị hen đã có những bước tiến đáng kể. Đồng thời công tác dự phòng hen trong cộng đồng cũng đã có những bước tiến đáng kể trên phạm vị toàn cầu và ở Việt Nam [2], vậy mà vẫn còn những bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu vì tình trạng hen nặng: khó thở nặng, có rối loạn thông khí, rối loạn khuếch tán khí phải can thiệp cấp cứu vì suy hô hấp [8]. Đặc biệt điều này rất dễ xảy ra ở trẻ em và người cao tuổi.
Để góp phần tìm hiều, nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị của bệnh hen phế quản, đề tài của chúng tôi được thực hiện với 2 mục tiêu sau:
1. Tìm hiểu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân Hen phế quản được điều trị tại Trung tâm Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng bệnh viện Bạch Mai (7/2014-4/2015)
2. Bước đầu đánh giá điều trị ở bệnh nhân hen phế quản trong nghiên cứu trên
TÀI LIỆU THAM KHẢO Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân hen phế quản điều trị tại trung tâm dị ứng miễn dịch lâm sàng BV Bạch Mai 7/2014-4/2015/ Cung Quang Hưng
[1] N. N. An, “Đại cương về các bệnh dị ứng.,” trong Bách khoa toàn thư bệnh học tập 1, Hà Nội, NXB Y học, 1991, pp. tr 131-140.
[2] GINA, GINA Pocket Guide for Physicians and Nurses, GINA, 2012.
[3] “Kiểm soát Hen và COPD theo GINA và GOLD 2006,” in Hội thảo chuyên đề của hội Hen, Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng Việt Nam, 2002.
[4] A. N. Nang, “About the Prevalence of Asthma and Allergic diseases in Vietnam,” Journal of Allergy and Clinical Immunology, vol. 107 N2, February 2001, part 2.
[5] Trần Quỵ, Nguyễn Chí Phi, và cộng sự, “Khảo sát mô hình bệnh tật tại Bệnh viện Bạch Mai thông qua số lượng bệnh nhân điều trị nội trú trong năm 1998,” in Công trình khoa học Bệnh viện Bạcch Mai 1999-2000, Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai, 2002, pp. 310-318.
[6] Lâm HT, Ronmark E, Tuong NV, Ekerljung L, Chuc NT, Lundback B, “Increase in asthma and a high prevalence of bronchitis: results from a population study among adults in urban and rural Vietnam,” Karolinska Institutet, Stockholm, 2010.
[7] Nguyễn Năng An, Lê Văn Khang, Phan Quang Đoàn và cộng sự, “Một số đặc điểm dịch tễ học Hen phế quản ở một số tỉnh miền bắc Việt Nam,” in Hội thảo Hen Phế Quản quốc tế, Hà Nội, 2000.
[8] B. X. Tám, “Quan niệm mới về cơ chế bệnh sinh và điều trị HPQ bằng khí dung,” Tạp chí Y học Quân sự, vol. Lớp sau đại học, pp. 51-56, 2001.
[9] P. Crosta, “http://www.medicalnewstoday.com/,” Medical News Today,
2003. [Online]. Available:
http://www.medicalnewstoday.com/info/asthma/asthma-history.php. [Accessed September 2007].
[10] N. N. An, “Tập bài giảng Dị ứng miễn dịch lâm sàng,” Bộ môn dị ứng trường Đại học Y HÀ Nội, 2006, pp. 27-40.
[11] G. v. GOLD, “Kiểm soát Hen và COPD,” in Hội thảo chuyên đề của hội Hen, Dị ứng – Miễn dịch Lâm sàng Việt Nam, Hà Nội, 2006.
[12] B. K. Thuận, Nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng khí máu và thông khí phổi trong Hen phế quản ở trẻ em, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa II, 2004.
[13] Nguyễn Năng An, Lê Văn Khang, Phan Quang Đoàn, Vũ Minh Thục, Chuyên đề dị ứng học tập 1, Hà Nội: NXB Y học, 2002.
[14] Nguyễn Năng An, Lê Anh Tuấn, Phạm Lê Tuấn, “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Hen phế quản tại cộng đồng,” Sở Y tế Hà Nội, Hà Nội, 2001.
[15] Nguyễn Năng An, Trịnh Mạnh Hùng, Nguyễn Hoàng Phương, in Chẩn đoán và điều trị HPQ theo quy ước quốc tế tại khoa DƯ – MDLS bệnh viện Bạch , 1997.
[16] N. N. An, “Phác đồ mới điều trị dự phòng dài hạn sử dụng và xử trí hen,” Thông tin Y học lâm sàng bệnh viện Bạch Mai, pp. 1-6, 2002.
[17] B. X. Tám, “Quan niệm mới về cơ chế bệnh sinh và điều trị HPQ bằng khí dung,” Tạp chí Y học Quân sự, no. Lớp sau đại học, pp. 51-56, 2001.
[18] V. T. Tâm, “Góp phần nghiên cứu tình hình một số đặc điểm lâm sàng và miễn dịch của người HPQ tại viện Lao và các bệnh viện phổi từ 1987¬1992,” in Luận văn tốt nghiệp BSCKII, Hà Nội, 1993, pp. 1-44.
[19] N. N. An, “Hen phế quản,” in Chuyên đề dị ứng học, 1997, pp. 50-67.
[20] T. T. K. Oanh, “Một số đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị cơn hen nặng tại khoa DƯ-MDLS Bệnh viện Bạch Mai 2000-2001,” in Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ y khoa, Hà Nội, 2001, pp. 1-23.
[21] Nguyễn Năng An, Lê Văn Khang, Phan Quang Đoàn và cộng sự, “Một số đặc điểm dịch tễ học Hen phế quản ở một số tỉnh miền bắc Việt Nam,” in Hội thảo Hen Phế Quản quốc tế, Hà Nội, 2000.
[22] GINA, “Global Strategy For Asthma Management and Prevention,” GINA, 2014, p. 21.
[23] Ohta K, Bousquet PJand et al, “Prevalence and impact of rhinitis in asthma. SACRA, a cross-sectional nation-widestudy in Japan,” Allergy,
vol. 66, no. 2011, pp. 1287-1295, 2011.
[24] N. N. An, “Mấy vấn đề cơ bản trong các phản ứng dị ứng và bệnh dị ứng,” Hà Nội, NXB Y học , 1975, pp. 160-195.
[25] T. t. đ. t. v. b. d. c. b. y. tế, Hen Phế Quản, Thành phố Hồ Chí Minh: Hội bệnh phổi Pháp – Việt, 2002.
[26] Boushey H.a, Corry D.B, Fahy J.V, “Asthma,” in Textbook of Respiratory Medicine, 3rd ed., Medicine, 2002, pp. 1247-1278.
[27] D. R.P, “Asthma,” in Textbook of Medicine, 18th ed., vol. 1, Med, 1998, pp. 403-410.
[28] N. H. Trường, Bước đầu chẩn đoán phân biệt giữa hen phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, Hà Nội: Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú bệnh viện khóa XXII, 2001.
[29] Ahmed T, Chediak A.D, “Status Asthmaticus,” in Cardiopulmonary Critical Care, 3rd ed., 1998, pp. 529-580.
[30] A. J.K, “Asthma,” in Textbook of Respiratory Medicine, 2nd Edition, 1994, pp. 1288-1319.
[31] N. N. An, “Chương trình khởi động ngày HPQ toàn cầu,” Thời sựy học, vol. 3, pp. 172-173, 2001.
[32] N. N. An, “Mấy thành tựu chủ yếu trong nghiên cứu cơ chế và điều trị Hen Phế Quản,” in Công trình nghiên cứu khoa học bệnh viện Bạch Mai 1999-2000, Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai, 2000, pp. 466-470.
[33] Fernandez E, Martin Richard, “Treatment of Acute, Severe Asthma,” in Seminars in Respiratory Medicine, vol. 8, Med, 1987, pp. 227-238.
[34] L. a. B. I. National Heart, “Asthma Management and Prevention,” NHLBI/WHO Workshop report, 1995.
[35] Martin RJ, Kraft, “Noctural Asthma,” in Medical Progress, 1997.
[36] N. N. An, “Kiểm soát hen triệt để và kiếm soát hen tốt,” Tài liệu sinh hoạt CLB phòng chống Hen Hà Nội, Hà Nội, 2007.
[37] Trần Quỵ, Nguyễn Chí Phi và cộng sự, “Khảo sát mô hình bện tật Bệnh viện Bạch Mai thông qua số lượng bệnh nhân điều trị nội trú trong năm 1998,” in Công trình nghiên cứu khoa học Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai, 1999-2000, pp. 310-318.
[38] Đ. T. T. Lan, “Kết quả nghiên cứu tình hình và tỷ lệ các bệnh dị ứng tại phòng khám dị ứng – miễn dịch lâm sàng bệnh viên Bạch Mai trong những năm gần đây (1992-1997),” in Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa II, Hà Nội, 1998, pp. 3-6,49-51.
[39] Andrew J.S, Peter D.P, “The Genetics of Asthma,” in AmJ.Respir.Crit, Care med, 2000, pp. 202-206.
[40] Buss W.W, Reed C.E, “Asthma: Definition and Pathogenesis,” in Allergy principles and practice, Mosby Boston, 1993, pp. 1137-1201.
[41] D. R.P, “Asthma,” in Textbook of Medicine, 18th Edition, pp. 403-410.
[42] H. S.T, “The Cellular and Mediator basis of Asthma in Relation to Natural history,” in Supplyment to the Lancet: Asthma, 1997, pp. 5-9.
[43] “Asthma Management and Prevention,” pp. 50-63.
[44] F. OL, “Immediate Hyperexensitivity,” in Basic and Clinical Immunology, 1997, pp. 197-227.
[45] Fish JE, Peters SP, “Asthma: Clinical presentation and management,” in Fishma’s pulmonary diseases and disorders, 3th Edition, New York, Mc Graw Hill, 1998, pp. 362-393.
[46] Gentry S.E, Schnerder S.M, “Acute Asthma in adults principles and practice of Emergomy Medicine, 3rd Edition,” 1992, pp. 1447-1455.
[47] A. J.K, “Asthma,” in Textbook of Respiratory Medicine, 2nd ed., vol. 2, 1994, pp. 1288-1319.
[48] N. Triển, “Hướng dẫn xử trí và dự phòng hen phế quản,” Thời sự y dược học, vol. 1, pp. 20-28, 2001.
[49] Madison J.M, Irwin R.S, “Status Asthmaticus,” in Intensive Care Medicine, 4th ed., 1999, pp. 592-605.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 4
1.1. Vài nét lịch sử 4
1.2. Định nghĩa về Hen Phế Quản 6
1.3. Dịch tễ học 8
1.4. Phân loại về hen 8
1.4.1. Phân loại theo Rackemann cải biên năm 2000 8
1.4.2. Phân loại hen theo mức độ 10
1.4.3. Đánh giá độ nặng của hen phế quản 10
1.5. Cơ chế bệnh sinh của hen 11
1.5.1. Viêm là quá trình chủ yếu trong hen 12
1.5.2. Co thắt phế quản 13
1.5.3 Gia tăng tính đáp ứng đường thở 14
1.6. Dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng trong hen 15
1.6.1. Khai thác tiền sử dị ứng 15
1.6.2. Triệu chứng cơ năng 15
1.6.3. Triệu chứng thực thể 17
1.6.4. Triệu chứng cận lâm sàng 17
1.7. Chẩn đoán hen 20
1.7.1. Chẩn đoán xác định 20
1.7.2. Chẩn đoán phân biệt 20
1.7.3. Chẩn đoán thể bệnh 22
1.7.4 Chẩn đoán mức độ 22
1.8. Điều trị hen phế quản 24
1.8.1. Điều trị cắt cơn tại bệnh viện 24
1.8.2. Điểu trị dự phòng tại cộng đồng 22
1.9. Nguy cơ và hậu quả do hen phế quản gây ra 26
1.9.1. Đối với người bệnh 26
1.9.2. Đối với gia đình 26
1.9.3. Tổn thất về kinh tế rất lớn 26
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 27
2.2. Đối tượng nghiên cứu 27
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu 27
2.2.2. Tiêu chuẩn tuyển chọn 27
2.2.3. Tiêu chuẩn loại trừ 28
2.2. Phương pháp nghiên cứu 28
2.2.1. Tiến cứu mô tả 28
2.2.2. Phương tiện nghiên cứu 28
2.2.3. Cách thức tiến hành 28
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 30
3.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 30
3.1.1. Đặc điểm về tuổi của bệnh nhân trong nghiên cứu: 30
3.1.2. Đặc điểm về giới 31
3.1.3. Đặc điểm về địa lý 32
3.1.4. Tiền sử bản thân bệnh nhân 32
3.1.5. Tiền sử gia đình có bệnh dị ứng 33
3.1.6. Một số yếu tố làm bùng phát cơn hen 34
3.1.7. Yếu tố thai nghén với các bệnh nhân HPQ 35
3.2. Đặc điểm lâm sàng người bệnh HPQ 35
3.3. Đặc điểm cận lâm sàng 37
3.3.1. Dấu hiệu X-Quang 37
3.3.2. Đặc điểm về chức năng hô hấp: 38
3.3.3. Xét nghiệm máu 39
3.3.4. Phân bổ Kali máu của bệnh nhân 40
3.3.5. Các đặc điểm dị ứng đặc hiệu trên cận lâm sàng 40
3.3.7. Kết quả khí máu động mạch 41
3.4. Điều trị hen phế quản 42
3.4.1 Các thuốc dự phòng dã dùng trước khi vào viện: 42
3.4.2. Thuốc điều trị HPA tại khoa Dị ứng – MDLS 43
3.4.3. Thời gian điều trị tại khoa Dị ứng – MDLS 46
3.4.4. Kết quả điều trị 46
PHẦN 4: BÀN LUẬN 47
4.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 47
4.1.1. Đặc điểm về tuổi của bệnh nhân trong nghiên cứu 47
4.1.2. Đặc điểm về giới 47
4.1.3. Đặc điểm về địa lý 48
4.1.4. Tiền sử bản thân bệnh nhân 48
4.1.5. Tiền sử gia đình 49
4.1.6 Một số các yếu tố làm bùng phát cơn hen 49
4.2 Một số đặc điểm lâm sàng 50
4.2.1. Triệu chứng lâm sàng 50
4.2.2. Phân loại mức độ cơn hen của bệnh nhân lúc vào viện 51
4.3. Dấu hiệu cận lâm sàng 52
4.3.1. Kết quả X-quang 52
4.3.2. Chức năng hô hấp 53
4.3.3. Công thức máu 54
4.3.4. Giá trị Kali máu 55
4.3.5. Giá trị IgE của bệnh nhân hen phế quản 55
4.3.6. Kết quả khí máu động mạch 55
4.4. Điều trị hen phế quản 56
4.4.1. Các thuốc dự phòng trước khi vào viện 56
4.4.2. Các thuốc sử dụng trong điều trị HPQ 57
4.4.3. Thời gian nằm viện 60
4.4.4. Kết quả điều trị 60