Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của thấp tim và hiệu lực của phòng thấp cấp II tại Hải Phòng
Luận án Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của thấp tim và hiệu lực của phòng thấp cấp II tại Hải Phòng. Thấp tim và các di chứng van tim do thấp là một trong những vấn đề vẫn đang đợc sự quan tâm của ngành y tế. Đây còn là nguyên nhân gây tử vong và tàn phế lớn nhất trong các bệnh lý tim mạch và
là gánh nặng cho gia đình và xã hội ở các nớc đang phát triển. Thấp tim là hậu quả của viêm nhiễm do liên cầu khuẩn (LCK) tan máu nhóm A. Bệnh gây tổn thơng ở nhiều cơ quan, chủ yếu ở các mô liên kết, đặc biệt là ở khớp xơng, tim, hệ thần kinh, mạch máu, da và mô dới da. Bệnh dễ bị tái phát, mỗi đợt thấp tái phát dễ
gây thêm tổn thơng các van tim. Theo Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) tại Hội nghị phòng thấp tổ chức tại Geneve từ 30-3 đến 4- 4 năm 1987, bệnh này có thể dự phòng bằng cách tiêm benzathin penicillin cứ 3 – 4 tuần một lần.
Trên thế giới, mỗi năm có khoảng 20 triệu trẻ em bị thấp tim, trong đó khoảng 0,5 triệu tử vong và hàng chục triệu trẻ em tàn tật vì di chứng van tim do thấp, gặp chủ yếu ở các nớc đang phát triển. ở Việt Nam, tỷ lệ thấp
tim ở các tỉnh phía Bắc ở lứa tuổi 5 – 15 tuổi là 4,5, tỷ lệ bệnh nhân (BN) bị các bệnh van tim do thấp còn chiếm tỷ lệ cao tại các bệnh viện. Tại Hải Phòng, thấp tim và các bệnh van tim do thấp chiếm tỷ lệ tới 3,8 dân số. Hàng năm tại bệnh viện Việt Tiệp số BN bị thấp tim và các bệnh tim do thấp còn chiếm tới 50% tổng số BN tim mạch và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho BN Tim mạch nói chung.
Đề tài của chúng tôi “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của thấp tim và hiệu lực của phòng thấp cấp II tại Hải Phòng” đợc đặt ra để tìm hiểu tình hình của bệnh thấp tim cấp và các bệnh van tim do thấp, kết quả của việc phòng thấp cấp II ở Hải Phòng với hy vọng giúp cho ngành Y tế hiểu đợc thực trạng để đề ra những chủ trơng nhằm hạn chế tiến triển của bệnh.
2 mục tiêu nghiên cứu đợc đặt ra:
1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của thấp tim cấp và các bệnh van tim do thấp.
2. Đánh giá hiệu lực của việc phòng thấp cấp II tại Hải Phòng. 2
Đóng góp mới của luận án:
1. Đây là nghiên cứu về bệnh cảnh lâm sàng của thấp tim cấp và các bệnh van tim do thấp những năm đầu của thế kỷ 21 tại một địa phơng là thành phố Hải Phòng, về hiệu quả của chơng trình phòng thấp cấp II lần đầu tiên đợc thực hiện tại thành phố này.
2. Nghiên cứu cũng cho thấy trong thời gian qua đã có 64 BN bị thấp tim cấp vào điều trị tại Bệnh viện Việt Tiệp. Con số này cha cao so với tổng số BN nhập viện nhng phản ảnh vẫn còn tình trạng nhiễm LCK tan máu nhóm A gây viêm họng cho lớp thanh thiếu niên, từ đó gây bệnh thấp tim, đòi hỏi phải có kế hoạch phòng thấp cấp I tốt để ngăn chặn sự hình thành bệnh thấp tim cho lứa tuổi này. Việc phòng thấp cấp II là có hiêu quả, tỷ lệ tái phát chỉ có 3% xảy ra ở những BN không tuân thủ việc tiêm phòng nhng nếu quản lý BN
tốt hơn thì sẽ hạn chế tối đa bệnh tái phát. Tuy các BN bị thấp tim và các bệnh van tim do thấp đợc dự phòng thấp bằng benzathin penicillin G nhng vẫn còn 13% số BN có nhiễm LCK nhóm A và có 11,8% có kháng penicillin. Kết quả nghiên cứu này sẽ là cơ sở để n nghiên cứu về vai trò của LCK nhóm A ở những BN thấp tim và các bệnh van tim do thấp đang đợc phòng thấp cấp II.
Cấu trúc của luận án
Luận án dài 121trang, 36 bảng, 11 biểu đồ, 2 hình ảnh minh họa, ngoài ra còn có 28 trang phụ lục về danh mục các bài báo liên quan đến công trình, tài liệu than khảo, danh sách các đối tợng nghiên cứu Về bố cục, ngoài các phần đặt vấn đề, kết luận, kiến nghị, luận án gồm 4 chơng: Chơng1: Tổng quan (38 trang). Chơng 2: Đối tợng và
phơng pháp nghiên cứu (14 trang). Chơng 3: Kết quả nghiên cứu (30 trang). Chơng 4: Bàn luận (32 trang). Luận án sử dụng 162 tài liệu tham khảo (tiếng Việt: 85, tiếng Anh: 75, tiếng Pháp: 02).