Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của trẻ mắc hội chứng Prader-Willi tại Bệnh viện Nhi Trung ương
Luận văn Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của trẻ mắc hội chứng Prader-Willi tại Bệnh viện Nhi Trung ương.Hội chứng Prader Willi (Prader-Willi Syndrome – PWS) là một hội chứng di truyền có cơ chế di truyền phức tạp, ảnh hưởng nặng nề đến phát triển thể chất, tâm thần vận động do mất sự hoạt động bình thường của đoạn gen PWS 15q11.2-q13 trên NST 15 có nguồn gốc từ bố [10], [12], [50].
Biểu hiện lâm sàng của PWS phức tạp, nặng nề và thay đổi qua từng giai đoạn phát triển. Ở giai đoạn sơ sinh, trẻ có biểu hiện giảm trương lực cơ, bú kém, ăn uống khó khăn dẫn đến tình trạng chậm tăng cân. Giai đoạn trẻ nhỏ, biểu hiện chậm phát triển trí tuệ mức độ từ trung bình đến nặng, chậm lớn. Giai đoạn trẻ lớn và dậy thì có biểu hiện béo phì trung tâm, kém phát triển bộ phận sinh dục ngoài, thiểu năng tuyến sinh dục, tính tình bướng
bỉnh, khó kiểm soát, bộ mặt bất thường. Giai đoạn trưởng thành biểu hiện chứng thèm ăn không kiểm soát được, béo phì, tiểu đường, các biến chứng tim mạch, hô hấp, đường tiêu hóa. Mặc dù đã có một vài công bố về khả năng sinh con của bệnh nhân PWS nhưng hầu hết các bệnh nhân này đều vô sinh [25].
Cơ chế di truyền của PWS: 70-75% các trường hợp mắc PWS do mất đoạn lớn ở nhánh dài vùng gần tâm NST 15 đoạn 15q11.2-q13 có nguồn gốc từ bố; 25% các trường hợp do cả 2 NST 15 đều có nguồn gốc từ mẹ (maternal uniparental disomy 15 – UPD); dưới 1% còn lại là các trường hợp do khiếm khuyết sự in dấu di truyền hoặc do mất đoạn rất nhỏ hoặc các đột biến ở trung tâm in dấu di truyền; do bất thường NST 15 dạng chuyển đoạn hay các dạng bất thường về cấu trúc khác [5], [10], [20].
Trên cơ sở phân biệt các nhóm cơ chế di truyền trong các gia đình có con mắc PWS đề ra việc tư vấn di truyền và chẩn đoán trước sinh cho những lần sinh sau nhằm tránh sinh ra những em bé bị bệnh với biểu hiện lâm sàng nặng nề.
Kỹ thuật lai huỳnh quang tại chỗ (FISH) được áp dụng để phát hiện mất đoạn 15q11.2-q13 của NST 15. Kỹ thuật này được áp dụng tại Việt Nam từ năm 2007. Nếu kỹ thuật FISH không phát hiện được mất đoạn thì bước tiếp theo là sử dụng phương pháp phân tích ADN methylation có thể phát hiện được 99% các trường hợp mắc PWS [42].
Điều trị PWS bao gồm can thiệp về nuôi dưỡng do giảm trương lực cơ gây bú kém; điều trị tinh hoàn ẩn; tập phục hồi về cơ, phát âm; kiểm soát ăn nhiều, hạn chế béo phì khi lớn, sử dụng hormon tăng trưởng GH.
Chẩn đoán sớm những bệnh nhân mắc PWS có vai trò rất quan trọng trong việc điều trị, quản lý chăm sóc và theo dõi bệnh nhân tốt hơn, góp phần làm giảm tỷ lệ bệnh béo phì, giảm tỷ lệ tử vong do những biến chứng nghiêm trọng về hô hấp, đái tháo đường, tim mạch… Điều này không chỉ nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân mà còn giảm bớt gánh nặng cho gia đình, xã hội và những người chăm sóc trẻ.
Trên thế giới PWS được miêu tả đầu tiên trên những bệnh nhân béo phì do nguyên nhân di truyền vào năm 1956 do Prader, Labhart và Willi. Từ đó đến nay đã có rất nhiều tiến bộ vượt bậc trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh lý này.
Tại Việt Nam, PWS vẫn còn được coi là một hội chứng rối loạn di truyền hiếm gặp, chưa có nhiều nghiên cứu về PWS, đặc biệt về lâm sàng với số lượng bệnh nhân lớn. Do vậy, để có thể phát hiện và can thiệp điều trị sớm trẻ mắc PWS, chúng tôi tiến hành đề tài này với mục tiêu:
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của trẻ mắc hội chứng Prader – Willi tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Định nghĩa 3
1.2. Lịch sử nghiên cứu 3
1.3. Cơ sở di truyền của PWS 4
1.3.1. Cấu trúc nhánh dài NST số 15 đoạn gần tâm 4
1.3.2. Sự in dấu di truyền 5
1.3.3 Các nhóm cơ chế di truyền gây PWS 6
1.4. Sự tương quan giữa kiểu gen và kiểu hình 9
1.5. Dịch tễ học 10
1.6. Biểu hiện lâm sàng 11
1.6.1. Giảm trương lực cơ và bất thường hệ thống thần kinh 11
1.6.2. Chậm phát triển tinh thần – vận động 13
1.6.3. Chứng cuồng ăn vô độ và béo phì 13
1.6.4. Thiểu năng sinh dục 14
1.6.5. Tầm vóc ngắn 15
1.6.6. Rối loạn hành vi và tâm thần 16
1.6.7. Rối loạn giấc ngủ 16
1.6.8. Tuổi thọ 16
1.6.9. Các đặc điểm khác 17
1.7. Cận lâm sàng 19
1.7.1. Các xét nghiệm đặc hiệu 19
1.7.2. Xét nghiệm khác 21
1.8. Biến chứng và các bệnh phối hợp 21
1.9. Chẩn đoán 22
1.9.1. Chẩn đoán xác định 22
1.9.2. Chẩn đoán phân biệt 22
1.9.3. Chẩn đoán trước sinh 23
1.10. Điều trị 23
1.10.1. Hỗ trợ ăn uống 23
1.10.2. Điều trị tinh hoàn ẩn 23
1.10.3. Tập phục hồi về cơ 24
1.10.4. Kiểm soát chứng ăn nhiều, béo phì và những biến chứng 24
1.10.5. Sử dụng hormon tăng trưởng GH 24
1.10.6. Các biện pháp điều trị hỗ trợ khác 24
1.11. Biểu hiện lâm sàng theo lứa tuổi 25
1.11.1. Giai đoạn sơ sinh đến dưới 2 tuổi 25
1.11.2. Giai đoạn từ 2 đến dưới 6 tuổi 25
1.11.3. Giai đoạn từ 6 đến dưới 12 tuổi 25
1.11.4. Giai đoạn từ 12 đến tuổi trưởng thành 26
1.12. Tình hình nghiên cứu PWS ở Việt Nam 26
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1 Đối tượng nghiên cứu 27
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 27
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 29
2.2 Phương pháp nghiên cứu 29
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 29
2.2.2. Phương pháp chọn mẫu 29
2.2.3. Các chỉ số nghiên cứu 29
2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu và đánh giá 31
2.3. Xử lý số liệu 38
2.4. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 38
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 39
3.1. Đặc điểm nhóm nghiên cứu 39
3.1.1. Tuổi lúc chẩn đoán 39
3.1.2. Phân bố theo giới 40
3.1.4 Tiền sử gia đình 40
3.1.5. Tiền sử sản khoa 41
3.1.5 Tuổi thai 42
3.1.6 Cân nặng lúc sinh 42
3.2. Đặc điểm lâm sàng 43
3.2.1. Sự phát triển thể chất 43
3.2.2. Sự phát triển tinh thần – vận động 43
3.2.3. Giảm trương lực cơ 44
3.2.4. Chứng ăn nhiều không kiểm soát 44
3.2.5. Thiểu năng sinh dục 45
3.2.6. Bộ mặt bất thường và giảm sắc tố da 45
3.3. Đặc điểm cận lâm sàng 46
3.3.1. Xét nghiệm GH 46
3.3.2. Xét nghiệm các hormon sinh dục 46
3.3.3. Siêu âm ổ bụng tìm tinh hoàn 46
3.3.4. Xét nghiệm glucose máu lúc đói 47
3.3.5. Xét nghiệm HbA1C 47
3.3.6. Xquang tuổi xương 48
3.4. Các biến chứng: 48
3.5. Tỷ lệ tử vong 49
3.6. Diễn biến lâm sàng theo lứa tuổi 50
Chương 4: BÀN LUẬN 55
4.1. Đặc điểm của nhóm nghiên cứu 55
4.1.1. Tuổi lúc chẩn đoán 55
4.1.2. Giới 55
4.2. Một số đặc điểm dịch tễ 56
4.2.1. Tiền sử gia đình 56
4.2.2. Tiền sử sản khoa 56
4.3. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng 56
4.3.1. Sự phát triển thể chất 56
4.3.2. Sự phát triển tinh thần- vận động 58
4.3.3. Giảm trương lực cơ 58
4.3.4. Biểu hiện ăn nhiều không kiểm soát 58
4.3.5. Thiểu năng sinh dục 59
4.3.6. Bộ mặt bất thường và biểu hiện giảm sắc tố 59
4.3.7. Các biến chứng thường gặp 60
4.3.8. Tỷ lệ tử vong 60
KẾT LUẬN 61
KHUYẾN NGHỊ 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC