Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, đánh giá hiệu quả của các phác đồ điều trị bệnh sán lá gan nhỏ tại bệnh viện và tại cộng đồng Lào
Bệnh sán lá gan nhỏ (SLGN) là một trong những bệnh ký sinh trùng lây nhiễm theo đường ăn uống và gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ con người. Người bị mắc bệnh SLGN là do ăn phải cá nước ngọt chứa ấu trùng SLGN chưa được nấu chín [4], [5], [6].
Tại nơi ký sinh ở ống mật, ống tụy, SLGN gây phản ứng viêm, tăng sinh to chức liên kết, dẫn tới xơ chai thành ống mật, ống tụy dầy lên có thể gây tắc, lâu dài rất dễ dẫn đến xơ gan, ung thư gan, mật. Kết quả nghiên cứu gây nhiễm trên động vật của một số tác giả cho thấy: SLGN gây hiện tượng thiếu máu, tăng bạch cầu ái toan. Tại vị trí ký sinh trong đường mật, sán không những gây kích thích thường xuyên đối với gan, mà còn chiếm chất dinh dưỡng, gây độc và dị ứng. Đối với trứng và xác chết của SLGN tạo nên sỏi đường mật. Hiện nay, người ta đã xác định được một số loài sán lá gan nhỏ có vai trò gây bệnh thường gặp là Opisthorchis viverrini, Clonorchis sinensis, và Opisthorchis felinenus [8], [39].
Trên thế giới, bệnh SLGN đang gây ảnh hưởng trực tiếp đến ít nhất 23 triệu người và là mối đe dọa sức khoẻ của hàng trăm triệu người khác. Theo thống kê WHO [147] có khoảng 19 triệu người Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và khu vực miền Bắc Việt Nam nhiễm Clonorchis sinensis; 1,5 triệu người ở Liên Xô (cũ), Nam ẹu, Trung ẹu và Đông ẹu nhiễm Opisthorchis felinenus và hơn 3 triệu người Thái Lan, Lào, Campuchia, miền Nam Việt Nam nhiễm Opisthorchis viverrini. Ớ Việt Nam, đến năm 2008 theo Nguyễn Văn Chương, Nguyễn Văn Đề sán lá gan nhỏ đã được phát hiện ít nhất ở 25 tỉnh, trong đó 15 tỉnh phía Bắc và 10 tỉnh miền Trung – Tây Nguyên với tỷ lệ nhiễm từ 0,2 – 37% [17], [22], [27].
Ớ Lào, từ trước cho đến nay cộng đồng dân cư vẫn còn tập quán và thói quen ăn gỏi cá sống hoặc chưa được nấu chín. Do vậy, người nhiễm SLGN chiếm một tỷ lệ cao. Thời gian gần đây qua điều tra cơ bản về các bệnh giun sán trong phạm vi toàn nước Lào cho thấy tỷ lệ nhiễm bệnh SLGN còn cao, ở một số điểm điều tra tới khoảng 95 – 97% (Rattanaxay Phetsuvanh 1998) [116], [151]. Theo báo cáo tình hình bệnh nhân vào khám và điều trị tại bệnh viện 103 – Viêng Chăn cho thấy, bệnh nhân nhiễm SLGN, chiếm khoảng 15 – 20% tong số bệnh nhân vào viện (trung bình khoảng 550 – 650 bệnh nhân/năm). Bệnh nhân nhiễm SLGN vào viện thường do phát hiện tình cờ, dựa vào kết quả xét nghiệm trong phân có trứng sán. Hoặc bệnh nhân đến khám lại sau khi đã điều trị sán lá gan nhỏ nhưng chưa khỏi. Nguyên nhân do bệnh tiến triển thầm lặng, triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng không đặc hiệu, việc chẩn đoán, điều trị còn chưa thống nhất và đánh giá tiêu chuẩn khỏi bệnh cũng chưa được rõ rệt [11], [127], [128].
Trong một số nghiên cứu mới đây (2004), chúng tôi đã nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, hiệu quả điều trị và tác dụng không mong muốn của các phác đồ sử dụng Praziquantel 75mg/kg/ngày trong 1 ngày và 2 ngày. Kết quả cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về hiệu quả điều trị và tác dụng không mong muốn của 2 phác đồ nói trên [11]. Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu có hạn, chúng tôi chỉ mới dừng lại đánh giá ở mức ngắn hạn và chưa có khả năng ứng dụng rộng rãi trong cộng đồng. Mặt khác, ở Lào còn có nhiều cộng đồng dân cư đang có tập quán, thói quen ăn cá sống lâu đời, nên việc điều tra nghiên cứu cộng đồng cũng là rất cần thiết. Tại huyện Champhon thuộc tỉnh Savannakhett, cộng đồng dân cư có thói quen ăn cá sống. Điều kiện vệ sinh môi trường còn kém, người dân chưa có nhận thức đầy đủ về công tác phòng bệnh, và hàng năm còn có nhiều trường hợp vào viện điều trị do nhiễm bệnh sán lá gan nhỏ gây nên. Đây là một trong những vùng dịch tễ nhiễm các loại SLGN lưu hành. Do vậy tại Lào, việc tiến hành một nghiên cứu để phát hiện những trường hợp nhiễm sán lá gan nhỏ ở địa phương và đánh giá hiệu quả các biện pháp can thiệp là rất thiết thực và cấp bách.
Vỡ những lý do trờn, chỳng tụi tiến hành nghiờn cứu đề tài:
“Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, đánh giá hiệu quả của các phác đồ điều trị bệnh sán lá gan nhỏ tại bệnh viện và tại cộng đồng Lào ”
Với các mục tiêu sau:
1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân sán lá gan nhỏ tại bệnh viện 103 – Viêng Chăn – Lào.
2. Đánh giá hiệu quả và tác dụng không mong muốn của 2 phác đồ: Praziquantel 75mg/kg/1 ngày cho 1 ngày và Praziquantel 25mg/kg/1ngày cho 3 ngày tại bệnh Viện 103 – Viêng Chăn.
3. Xác định tỷ lệ nhiễm trứng sán lá gan nhỏ tại 3 trường học huyện Champhon tỉnh Savannakhett (Lào) và đánh giá hiệu quả của phác đồ điều trị bằng Praziquantel 75mg/kg cho 1 ngày tại cộng đồng.
Cơ sở khoa học của việc lựa chọn 2 phác đổ A và B.
Theo nhiều tác giả: Thời gian bán thải của Praziquantel là 4 – 5 giờ Liều:
– Phác đổ A Praziquantel 75mg/kg chia 3 lần trong ngày cách nhau 8 giờ, để duy trì nổng đô thuốc liên tục trong ngày.
– Phác đổ B Praziquantel 75mg/kg/ngày chia 3 ngày thuốc được duy trì cách nhau 24 giờ.
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đổ
Danh mục các hình ảnh
ĐẶT VẤN ĐỂ 1
TỔNG QUAN TÀI LIÊU 4
1.1. Lịch sử nghiên cứu bệnh sán lá gan nhỏ 4
1.1.1. Trên thế” giới 4
1.1.2. Tại Lào 5
1.2. Một số đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan nhỏ 6
1.2.1. Đặc điểm phân bố các loài sán lá gan nhỏ 6
1.2.2. Phương thức lây truyền 11
1.3. Đặc điểm về ký sinh trùng 14
1.3.1. Phân loại sán lá gan nhỏ 14
1.3.2. Đặc điểm hình thể các loại sán lá gan nhỏ 14
1.3.3. Đặc điểm sinh học 16
1.3.4. Vật chủ trung gian của sán lá gan nhỏ 18
1.3.5. Vật chủ chính của sán lá gan nhỏ 19
1.4. Tác hại của sán lá gan nhỏ đối với người 20
1.4.1. Toàn thân 20
1.4.2. Tại chỗ 20
1.5. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 22
1.5.1. Đặc điểm sinh bênh và giải phẫu bênh lý 22
1.5.2. Quá trình phát sinh bênh sán lá gan nhỏ 24
1.5.3. Cơ chế gây bênh sán lá gan nhỏ và tổn thương về giải
phẫu bênh 25
1.5.4. Các thể bênh 25
1.5.5. Các giai đoạn bênh 26
1.5.6. Triệu chứng lâm sàng 27
1.5.7. Triêu chứng cận lâm sàng 28
1.6. Các thuốc điều trị bệnh sán lá gan nhỏ 30
1.6.1. Các thuốc đã được sử dụng 30
1.6.2. Praziquantel 33
1.6.3. Một số tác dụng không mong muốn thường gặp của
Praziquantel 35
1.6.4. Thuốc ưu tiên hiên nay 36
1.7. Các biện pháp phòng chống 39
1.7.1. Tuyên truyền giáo dục 39
1.7.2. Phát hiên bênh và điều trị bênh 39
1.7.3. Khống chế nhiễm ở vật chủ trung gian và vật chủ cuối cùng…. 40
1.7.4. Vê sinh ngoại cảnh 40
CHƯƠNG 2: Đối TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu.. 41
2.1. Địa điểm nghiên cứu 41
2.2. Đối tượng nghiên cứu 41
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn bênh nhân 42
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ 42
2.3. Phương pháp nghiên cứu 42
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 43
2.3.2. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bênh nhân
sán lá gan nhỏ 44
2.3.3. Đánh giá hiệu quả và tác dụng không mong muốn của 2
phác đổ điều trị tại Bệnh viện 45
2.3.4. Đánh giá tỷ lệ nhiễm và hiệu quả điều trị bệnh nhân
nhiễm sán lá gan nhỏ tại 3 trường học phổ thông huyện Champhon – Savannakhett 48
2.3.5. Phương pháp tiến hành 50
2.3.6. Các chỉ số đánh giá 53
2.4. Vật liệu và thiết bị dùng trong nghiên cứu 54
2.4.1. Các phương pháp dùng trong nghiên cứu 54
2.4.2. Máy móc, thiết bị và dụng cụ dùng trong nghiên cứu 55
2.4.3. Dụng cụ, sinh phẩm, hoá chất để định loại sán lá gan nhỏ. 56
2.5. Các kỹ thuật dùng trong nghiên cứu 56
2.5.1. Kỹ thuật phát hiện và định lượng trứng sán bằng Kato – Katz. 56
2.5.2. Kỹ thuật đãi phân thu hổi sán lá gan nhỏ 57
2.5.3. Kỹ thuật ép, nhuộm sán lá gan nhỏ làm tiêu bản 58
2.5.4. Kỹ thuật định loại sán trưởng thành 58
2.5.5. Kỹ thuật xét nghiệm huyết học 59
2.5.6. Kỹ thuật xét nghiệm sinh hoá 59
2.5.7. Kỹ thuật siêu âm gan – mật 59
2.6. Sai số và cách khắc phục 59
2.7. Thời gian nghiên cứu 60
2.8. Lực lượng tham gia nghiên cứu 60
2.8.1. Các đơn vị, cơ quan tham gia nghiên cứu 60
2.8.2. Các cơ quan phối hợp nghiên cứu 60
2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 60
2.10. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 61
2.10.1. Phương pháp thu thập số liêu 61
2.10.2. Phương pháp xử lý số liêu 61
CHƯƠNG 3: KÊT QUẢ NGHIÊN cứu 62
3.1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân sán lá gan nhỏ tại Bệnh viện 103 □ Viêng Chăn 62
3.1.1. Một số thông tin chung của bênh nhân sán lá gan vào điều
trị tại Bênh viên 103 — Viêng Chăn 62
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bênh nhân sán lá gan
nhỏ tại bênh viên 64
3.2. Đánh giá hiệu quả và tác dụng không mong muốn của 2
phác đổ điều trị tại bệnh viện 69
3.2.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của 2 nhóm trước điều
trị 69
3.2.2. Kết quả định loại sán lá gan nhỏ thu được sau điều trị 73
3.2.3. Hiệu quả của phác đổ điều trị bênh nhân sán lá gan nhỏ
bằng Praziquantel tại bênh viên 7 5
3.2.4. Tác dụng không mong muốn của Praziquantel trong điều
trị 88
3.3. Tỷ lệ nhiễm trứng sán và hiệu quả điều trị sán lá gan nhỏ tại 3 trường học phổ thông thuộc Huyện Champhon tỉnh Savannakhett – Lào 92
3.3.1. Tỷ lê nhiễm và cường độ nhiễm trứng sán tại 3 trường
phổ thông 92
3.3.2. Kết quả điều trị sán lá gan nhỏ bằng Praziquantel 75 mg/kg
cân nặng cho 1 ngày tại 3 trường phổ thông thuộc huyên Champhon 94
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 96
4.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh sán lá gan nhỏ 96
4.1.1. Một số đặc điểm, liên quan tái quá trình lây nhiễm bênh
sán lá gan nhỏ 96
4.1.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bênh sán lá gan nhỏ 101
4.1.3. Xét nghiêm ký sinh trùng bênh sán lá gan nhỏ 105
4.2. Hiệu quả và tác dụng không mong muốn của phác đổ
điều trị bệnh nhân sán lá gan nhỏ tại bệnh viện 107
4.2.1. Hiêu quả điều trị 107
4.2.2. Tác dụng không mong muốn của 2 phác đổ điều trị 113
4.3. Tỷ lệ nhiễm trứng sán và hiệu quả điều trị sán lá gan nhỏ tại 3 trường học huyện Champhon tỉnh, Savanakhett
Lào □□□□□□□□□□□□□□□□□□□□□□… 115
4.3.1. Tỷ lê nhiễm trứng sán ở 3 trường học phổ thông 115
4.3.2. Hiêu quả điều trị tại 3 trường học phổ thông 116
4.3.3. Kết quả phỏng vấn sau dùng Praziquantel theo 2 phác
đổ điều trị tại bênh viên 117
KẾT LUẬN 118
KHUYÊN NGHỊ 120
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN cúu ĐÃ CÔNG
Bố CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIÊU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích