Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, đánh giá kết quả điều trị polyp mũi tái phát do viêm mũi-xoang và một số yếu tố liên quan

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, đánh giá kết quả điều trị polyp mũi tái phát do viêm mũi-xoang và một số yếu tố liên quan

Luận án Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, đánh giá kết quả điều trị polyp mũi tái phát do viêm mũi-xoang và một số yếu tố liên quan.Polyp mũi được ghi nhận sớm nhất trong y văn của người Ai Cập vào khoảng năm 2000 trước công nguyên [123] (khoảng 4000 năm trước đây).

Polyp mũi là một tổn thương giả u, lành tính khư trú tại niêm mạc mũi xoang [9],[18],[59]. Tỷ lệ polyp mũi chiếm khoảng 1-4% dân số [82],[90], [106]. Tỷ lệ polyp mũi với viêm mũi dị ứng là khoảng 1,5-1,7% [20]. Tỷ lệ mắc polyp mũi tăng lên theo tuổi và cao nhất ở tuổi từ 40-60. Polyp mũi liên quan phổ biến nhất với viêm mũi xoang mạn tính [72].

Polyp mũi do viêm mũi – xoang hay viêm mũi – xoang có polyp tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng diễn biến kéo dài dai dẳng, tác động nhiều tới chức năng thở của người bệnh, làm cho bệnh nhân mệt mỏi ảnh hưởng tới sinh hoạt cũng như khả năng lao động và học tập của người bệnh. Đồng thời làm giảm chức năng ngửi ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh.

Mặc dù, trên thế giới đã có rất nhiều giả thuyết nghiên cứu về nguyên nhân của polyp mũi được tiến hành qua rất nhiều năm, nhưng vẫn còn nhiều tranh cãi và chưa xác định được nguyên nhân [59]. Tuy nhiên hầu hết các tác giả đều thống nhất rằng polyp mũi là kết quả của sự viêm nhiễm phù nề kéo dài dẫn đến hiện tượng thoái hóa đa ổ của niêm mạc mũi xoang [109]. Các phương pháp chẩn đoán và những chiến lược điều trị đã có nhiều tiến bộ, nhất là sự ra đời của phẫu thuật nội soi chức năng mũi – xoang. Ngày nay, chúng ta đã vượt qua hầu hết những khó khăn trong chẩn đoán và tiến bộ vượt bậc trong điều trị phẫu thuật viêm mũi – xoang có polyp. Mặc dù vậy, chúng ta vẫn phải đối mặt với sự tái diễn của bệnh và cần thiết phải phẫu thuật lại, do cơ chế bệnh sinh chưa rõ ràng [28]. Do vậy, cho tới ngày nay, sự tìm kiếm giải pháp điều trị triệt để polyp mũi vẫn là mục tiêu quan trọng [59].

Viêm mũi – xoang có polyp tái phát sau phẫu thuật chiếm tỷ lệ rất cao, đặc biệt cao hơn nhiều trên những người có cơ địa dị ứng, hen và không dung nạp aspirin [55],[86],[125], do vậy vấn đề điều trị gặp nhiều khó khăn.

Ở Việt Nam, với khí hậu nhiệt đới có độ ẩm cao, nóng và môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, bệnh về mũi – xoang ngày càng gia tăng và polyp mũi ngày càng nhiều. Tỷ lệ tái phát sớm sau phẫu thuật còn rất cao: Theo Lê Thị Hà [3] năm 2002, tái phát polyp sau 3 tháng là 20%, sau 6 tháng là 39,4%, sau 1 năm là 53.4%. Theo Ngô Thùy Nga [11] năm 2006, tái phát polyp sau phẫu thuật 3 tháng ở nhóm có tiền sử bệnh lý liên quan là 45% và nhóm không có bệnh lý liên quan là 27,28%. Trên thế giới, năm 1980 theo Virolaineu và Puhakka [3] tái phát trong năm đầu cắt polyp mũi là 46%, trong nhóm điều trị corticoid và nhóm không điều trị corticoid là 87%. Theo Rombaux [130] năm 2001 tái phát polyp mũi sau phẫu thuật nội soi mũi – xoang sau 1 năm là 40,3%.

Trong những năm gần đây, sự ứng dụng rộng rãi kĩ thuật nội soi trong khám và phẫu thật nội soi chức năng mũi – xoang cho phép phát hiện và điều trị sớm được viêm mũi – xoang có polyp. Đồng thời việc chăm sóc người bệnh trước, trong và đặc biệt sau mổ tốt hơn, cùng với việc sử dụng corticoid tại chỗ, đã làm giảm đáng kể tỉ lệ tái phát của polyp mũi.

Xuất phát từ tình hình đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, đánh giá kết quả điều trị polyp mũi tái phát do viêm mũi-xoang và một số yếu tố liên quan ” gồm ba mục tiêu:

1.  Mô tả đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và cắt lớp vi tính của polyp mũi tái phát do viêm mũi – xoang.

2. Đánh giá kết quả điều trị của polyp mũi tái phát do viêm mũi xoang.

3. Mô tả một số yếu tố liên quan đến polyp mũi tái phát do viêm mũi – xoang.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3

1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU BỆNH POLYP MŨI DO VIÊM MŨI –

XOANG 3

1.1.1. Trên thế giới 3

1.1.2. Tại Việt Nam 5

1.2. GIẢI PHẪU ỨNG DỤNG MŨI – XOANG 6

1.2.1. Hốc mũi 6

1.2.2. Các xoang cạnh mũi 9

1.3. SINH LÝ NIÊM MẠC MŨI – XOANG 13

1.3.1. Cấu tạo niêm mạc mũi- xoang 13

1.3.2. Các hoạt động chức năng của niêm mạc mũi – xoang 15

1.4. SINH BỆNH HỌC CỦA VIÊM MŨI – XOANG 18

1.4.1. Cơ chế bệnh sinh của viêm mũi – xoang 18

1.4.2. Nguyên nhân 18

1.5. BỆNH HỌC POLYP MŨI TÁI PHÁT 21

1.5.1. Nguyên nhân – yếu tố thuận lợi 21

1.5.2. Cơ chế bệnh sinh polyp mũi 21

1.5.3. Phân loại polyp mũi do viêm mũi – xoang 25

1.5.4. Chẩn đoán viêm mũi xoang có polyp tái phát 26

1.6. ĐIỀU TRỊ VIÊM MŨI – XOANG POLYP TÁI PHÁT 30

1.6.1. Điều trị nội khoa trước phẫu thuật 30

1.6.2. Điều trị ngoại khoa 30

1.7. NGĂN NGỪA POLYP TÁI PHÁT 34

1.7.1. Điều trị nội khoa trước phẫu thuật 34

1.7.2. Phẫu thuật nội soi chức năng mũi – xoang tốt 35

1.7.3. Chăm sóc và điều trị sau phẫu thuật để ngăn ngừa polyp tái phát. 36

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 39

2.1.1. Tiêu chuẩn chọn vào nghiên cứu 39

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 39

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 40

2.2.2. Các nội dung và thông số nghiên cứu theo mục tiêu 40

2.2.3. Qui trình nghiên cứu 52

2.2.4. Trang thiết bị phục vụ nghiên cứu 52

2.2.5. Địa điểm nghiên cứu 54

2.2.6. Kỹ thuật thu thập thông tin 54

2.2.7. Khống chế sai số 54

2.2.8. Xử lý kết quả 55

2.2.9. Đạo đức nghiên cứu 55

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 56

3.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, MÔ BỆNH HỌC VÀ CLVT CỦA

POLYP MŨI TÁI PHÁT DO VIÊM MŨI XOANG 56

3.1.1. Đặc điểm lâm sàng 56

3.1.2. Kết quả mô bệnh học của polyp 64

3.1.3. Hình ảnh trên phim chụp cắt lớp vi tính 65

3.1.4. Chẩn đoán 71

3.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 72

3.2.1. Điều trị 72

3.2.2. Đánh giá tình trạng bệnh nhân sau phẫu thuật 77

3.3. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN POLYP MŨI TÁI PHÁT

DO VIÊM MŨI XOANG 85

3.3.1. Tiền sử bệnh lý liên quan 85

3.3.2. Các yếu tố thuận lợi 89

3.3.3. Thời gian mắc bệnh 90

3.3.4. Tiền sử phẫu thuật 92

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 94

4.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, MÔ BỆNH HỌC VÀ CLVT CỦA

POLYP MŨI TÁI PHÁT DO VIÊM MŨI XOANG 94

4.1.1. Đặc điểm lâm sàng 94

4.1.2. Kết quả mô bệnh học của polyp 106

4.1.3. Hình ảnh trên phim CLVT 109

4.1.4. Chẩn đoán 115

4.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 117

4.2.1. Điều trị 117

4.2.2. Đánh giá kết quả điều trị sau phẫu thuật 122

4.3. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN POLYP MŨI TÁI PHÁT

DO VIÊM MŨI XOANG 127

4.3.1. Tiền sử bệnh lý liên quan 127

4.3.2. Tiền sử các yếu tố thuận lợi 128

4.3.3. Phân bố theo thời gian mắc bệnh 129

4.3.4. Tiền sử phẫu thuật 130

KẾT LUẬN 135

ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 137

KIẾN NGHỊ 138

CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 

CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Nguyễn Thị Khánh Vân, Phạm Khánh Hòa, Võ Thanh Quang (2011), “Đặc điểm viêm mũi xoang polyp tái phát qua 20 trường hợp”, Y học thực hành, 4(760), tr. 10-13.
2. Nguyễn Thị Khánh Vân, Phạm Khánh Hòa, Võ Thanh Quang (2011), “Kết quả điều trị viêm mũi xoang polyp tái phát”, Y học thực hành, 5(764), tr. 13-15.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chử Ngọc Bình (2001), Bước đầu đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi mũi – xoang tại Bệnh viện Việt Nam – Cu Ba. Luận văn bác sỹ chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội; tr 25, 37.
2. Đỗ Hồng Điệp (2011), Nghiên cứu hình thái polyp mũi qua nội soi, cắt lớp vi tính và đối chiếu với mô bệnh học, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú, Đại học Y Hà Nội.
3. Lê Thị Hà (2002), Nghiên cứu lâm sàng và mô bệnh học của polyp mũi tái phát. Luận văn thạc sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội; tr 3, 36, 40, 82.
4. Nghiêm Thu Hà (2001), Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật nội soi trong chẩn đoán viêm xoang hàm mạn tính. Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y Hà Nội.
5. Nguyễn Hoàng Hải (2000), Đối chiếu lâm sàng và mô bệnh học của polyp mũi, Luận án Thạc sĩ Y học, Hà Nội, tr. 1-33.
6. Phạm Kiên Hữu (2000), Phẫu thuật nội soi mũi – xoang qua 213 trường hợp mổ tại Bệnh viện nhân dân Gia Định. Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y dược, Thành phố Hồ Chí Minh.
7. Nguyễn Văn Huy, Hoàng Văn Cúc, Ngô Xuân Khoa và CS (2006), “Mũi và thần kinh khứu giác, hầu” Giải phẫu người. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 5-10.
8. Võ Văn Khoa (1999). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng mô bệnh học trong viêm xoang hàm mạn tính nhiễm khuẩn. Luận án tiến sỹ Y học, ĐH Y Hà Nội.
9. Ngô Ngọc Liễn (1997), “U lành tính mũi – xoang”, Giản yếu TMH , (Tập 2), mũi xoang, NXB Y học, tr. 139-142.10. Ngô Ngọc Liễn (2000), “Sinh lý niêm mạc đường hô hấp trên và ứng dụng”, NS Tai mũi họng, số 1: 68- 77.
11. Ngô Thuỳ Nga (2006), Bước đầu tìm hiểu một số yếu tố chính ảnh hưởng tới kết quả phẫu thuật nội soi viêm đa xoang mạn tính có polyp tại bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương, luận văn bác sỹ chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội.
12. Nguyễn Tấn Phong (1995), “Phẫu thuật mũi – xoang”, Nhà xuất bản y học, Hà nội, 26-43.
13. Nguyễn Tấn Phong (1998), “Phẫu thuật nội soi chức năng xoang”, Nhà xuất bản y học, Hà nội.
14. Nguyễn Tấn Phong (2009). “Điện quang chẩn đoán trong tai mũi họng”, NXB y học Hà nội, tr: 144- 184.
15. Trần Tiến Phong (2004), Bước đầu tìm hiểu bệnh lý mũi – xoang sa phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương từ 01/01 – 10/04, Luận văn thạc sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
16. Võ Thanh Quang (2005), Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị viêm đa xoang mạn tính qua phẫu thuật nội soi chức năng mũi – xoang. Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
17. Nhan Trừng Sơn (2008), “Tai mũi họng – quyển 2”, NXB Y học thành phố Hồ Chí Minh, tr: 163- 186.
18. Võ Tấn (1979), “Polyp mũi”, TMH thực hành, NXB Y học, tập1, tr. 95-98.
19. Võ Tấn (1989), “Sơ lược giải phẫu sinh lý mũi – xoang”, Tai mũi họng thực hành tập 1. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, trang: 36-43, 116-118

Leave a Comment