Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị và yếu tố nguy cơ của bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus ở trẻ em dưới 5 tuổi tại khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ năm 2015-2016
Luận văn tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị và yếu tố nguy cơ của bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus ở trẻ em dưới 5 tuổi tại khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ năm 2015-2016.Tiêu chảy cấp là một bệnh phổ biến trên toàn thế giới, mỗi năm có hơn 1,3 tỷ trường hợp tiêu chảy trong đó phần lớn là trẻ em, đặc biệt là trẻ < 5 tuổi. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong ở trẻ em. Mỗi năm thế giới có khoảng 4-5 triệu trẻ em < 5 tuổi chết vì bệnh này, trong đó 80% xảy ra ở trẻ 0-2 tuổi [8]. Nguyên nhân tử vong chủ yếu là mất nước, các chất điện giải và suy dinh dưỡng [11], [20].
Bệnh chủ yếu tập trung ở các nước đang phát triển như châu Phi, Mỹ Latinh và châu Á. Ở các nước đang phát triển tiêu chảy là bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất, gây nên 1,3-1,5 tỷ trường hợp nhiễm trùng hàng năm, trong đó có 5-10 triệu trường hợp tử vong. Do đó bệnh tiêu chảy không chỉ là vấn đề y tế mà còn là gánh nặng kinh kế đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe tại các nước đang phát triển [10], [20].
Tại Việt Nam tiêu chảy được đưa vào số những bệnh truyền nhiễm được báo cáo thường xuyên, là một trong mười bệnh có tỉ lệ mắc và tử vong cao nhất trong nhiều năm qua. Số ca bệnh tiêu chảy trong năm 2013 chỉ đứng sau số ca mắc cúm [16]. Bình quân 1 trẻ dưới 5 tuổi mỗi năm mắc từ 0,8 đến 2,2 đợt tiêu chảy [3]. Hiện nay Việt Nam đang chiếm 4,2% ca tiêu chảy trên thế giới. Đặc biệt là vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long do có những đặc thù về địa lí, khí hậu cũng như tập quán sinh sống nên là nơi có tỉ lệ mắc cao nhất nước. Hàng năm có khoảng 5 triệu lượt tiêu chảy cấp được phát hiện ở vùng này [10], [11].
Tiêu chảy cấp có nhiều nguyên nhân nhưng Rotavirus là tác nhân quan trọng gây tiêu chảy nặng và đe dọa tính mạng ở trẻ em < 5 tuổi trên toàn thế giới. Ước tính có 527.000 trẻ em < 5 tuổi trên thế giới tử vong do Rotavirus vào năm 2004. Tần suất mắc tiêu chảy cấp do Rotavirus từ 25-47% ở trẻ em < 5 tuổi nhập viện vì tiêu chảy cấp [35]. Năm 2009, kết quả giám sát bệnh tiêu chảy cấp do vi rút Rota tại 3 bệnh viện của Việt Nam cho tỷ lệ nhiễm vi rút này là từ 59,57-68,43% [15]. Theo ghi nhận 1/3 số trẻ em
Theo báo cáo tổng kết của Bệnh Viện Nhi Đồng Cần Thơ, tổng số trường hợp tiêu chảy tại khoa Nhiễm năm 2009 là 2.504 ca, 2010 là 3.520 ca, 2011 là 3.768 ca
2
[2]. Từ những số liệu trên cho thấy tình hình tiêu chảy ở trẻ em ngày càng gia tăng và Rotavirus vẫn là tác nhân hàng đầu. Để tìm hiểu thêm về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, các yếu tố liên quan và đánh giá kết quả điều trị nhằm góp phần cho việc chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh tiêu chảy do Rotavirus, Chính vì thế em quyết định tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị và yếu tố nguy cơ của bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus ở trẻ em dưới 5 tuổi tại khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ năm 2015-2016” với những mục tiêu nghiên cứu:
1. Xác định đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus ở trẻ em dưới 5 tuổi tại khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ năm 2015-2016.
2. Xác định một số yếu tố nguy cơ của bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus ở trẻ em dưới 5 tuổi tại khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ năm 2015-2016.
3. Đánh giá kết quả điều trị của bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus ở trẻ em dưới 5 tuổi tại khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ năm 2015-2016
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh sách các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………………………… 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ………………………………………………………… 3
1.1. Tiêu chảy cấp ở trẻ em…………………………………………………………………… 6
1.2. Tiêu chảy cấp do Rotavirus ……………………………………………………………. 7
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………………… 18
2.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………………. 18
2.2. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………………….. 18
2.3. Vấn đề y đức………………………………………………………………………………… 29
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………………………. 30
3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu………………………………………………. 30
3.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus …. 30
3.3. Một số yếu tố nguy cơ của bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus ………………. 36
3.4. Đánh giá kết quả điều trị bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus…………………. 43
Chương 4 BÀN LUẬN …………………………………………………………………………….. 46
4.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu………………………………………………. 46
4.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus …. 46
4.3. Một số yếu tố nguy cơ của bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus ………………. 53
4.4. Đánh giá kết quả điều trị bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus…………………. 59
KẾT LUẬN…………………………………………………………………………………………. 61
KIẾN NGHỊ………………………………………………………………………………………… 62
TÀI LIỆU THAM KHẢ
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Chẩn đoán mức độ thiếu máu ở trẻ em dựa vào Hb …………………………. 23
Bảng 2.2 Chẩn đoán mức độ thiếu máu ở trẻ em dựa vào Hct ………………………… 23
Bảng 3.1 Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu…………………………………………….. 30
Bảng 3.2 Tỷ lệ bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus …………………………………………… 31
Bảng 3.3 Giới tính và nhóm tuổi của trẻ………………………………………………………. 31
Bảng 3.4 Nơi sống và tình trạng dinh dưỡng của trẻ ……………………………………… 32
Bảng 3.5 Sốt và số ngày sốt của trẻ …………………………………………………………….. 32
Bảng 3.6 Tính chất phân ……………………………………………………………………………. 33
Bảng 3.7 Số lần, số ngày tiêu phân lỏng và tình trạng mất nước……………………… 33
Bảng 3.8 Các triệu chứng khác …………………………………………………………………… 34
Bảng 3.9 Kết quả xét nghiệm bạch cầu, CRP trong máu………………………………… 34
Bảng 3.10 Kết quả xét nghiệm Hct, Hb, MVC, MCH……………………………………. 35
Bảng 3.11 Kết quả xét nghiệm ion đồ………………………………………………………….. 35
Bảng 3.12 Mối liên quan về giới tính, nhóm tuổi, nơi sống với bệnh TCC ………. 36
Bảng 3.13 Mối liên quan về tuổi, trình độ học vấn, nghề mẹ với bệnh TCC …….. 37
Bảng 3.14 Mối liên quan về tình trạng dinh dưỡng của trẻ với bệnh TCC ……….. 38
Bảng 3.15 Mối liên quan của bú sữa, cai sữa mẹ với bệnh TCC……………………… 38
Bảng 3.16 Mối liên quan về vệ sinh đầu vú, vệ sinh bình sữa với bệnh TCC……. 39
Bảng 3.17 Mối liên quan giữa ăn dặm của trẻ với bệnh TCC …………………………. 40
Bảng 3.18 Mối liên quan về nước uống, nước nấu ăn với bệnh TCC ………………. 40
Bảng 3.19 Mối liên quan của vấn đề rửa tay với bệnh TCC……………………………. 41
Bảng 3.20 Mối liên quan giữa cách xử lý phân, rác với bệnh TCC………………….. 42
Bảng 3.21 Mối liên quan giữa tiếp xúc người bị tiêu chảy với bệnh TCC………… 43
Bảng 3.22 Kết quả điều trị chung………………………………………………………………… 43
Bảng 3.23 Số ngày điều trị bệnh kèm theo …………………………………………………… 44
Bảng 3.24 Theo dõi sốt của trẻ……………………………………………………………………. 44
Bảng 3.25 Theo dõi đánh giá mất nước, nôn ói, tiêu chảy ……………………………… 45
Bảng 3.26 Tổng số ngày sốt, nôn ói, tiêu chảy từ khởi phát đến lúc xuất viện ….. 45DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Quá trình hấp thu bài tiết nước và điện giải…………………………………….. 6
Hình 1.2 Hình ảnh Rotavirus dưới kính hiển vi điện tử………………………………….. 7
Hình 1.3 Mật độ trẻ dưới 5 tuổi tử vong tiêu chảy do Rotavirus……………………… 9
Hình 1.4 Cơ chế gây bệnh của Rotavirus……………………………………………………… 11
Hình 2 Các bước tiến hành xét nghiệm Rota-strip-test…………………………………… 2
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Lê Tú Anh, Lê Văn Phú (2005), Cẩm nang mất cân bằng dịch, điện giải và toankiềm, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
2. Bệnh viện Nhi đồng Tp. Cần Thơ (2012), Báo cáo thống kê bệnh viện hàng năm,
Cần Thơ.
3. Bộ môn Nhi, Trường Đại học Y Hà Nội (2013), “Tiêu chảy cấp ở trẻ em”, Bài
giảng Nhi khoa, tập 1, tr.306-325.
4. Bộ môn Nhi, Trường Đại học y Dược Huế (2009), “Sốt ở trẻ em”, Giáo trình nhi
khoa, tập 1, tr. 81-91.
5. Bộ môn Nhi, Khoa Y, Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh (2011), “Tiếp cận bệnh
tiêu chảy”, Thực hành lâm sàng chuyên khoa Nhi, tr.312-318.
6. Bộ môn Vi sinh, Khoa Y, Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh (2004), “Virút
Rota”, Virút học, tr.106-113.
7. Bộ Y tế (2009), Tài liệu hướng dẫn xử trí tiêu chảy ở trẻ em, Nhà xuất bản Y
học, Hà Nội.
8. Bộ Y tế (2010), Hướng dẫn xử trí lồng ghép các bệnh thường gặp ở trẻ em, Nhà
xuất bản Y học, Hà Nội.
9. Phùng Đắc Cam (2003), “Tiêu chảy do vius”, Bệnh tiêu chảy, tr. 73-77.
10. Trần Thị Trung Chiến, Lê Hoàng Ninh (2003), “Tỷ lệ mắc và các yếu tố liên
quan đến mắc tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi tại Thành phố Cần Thơ”, Chuyên đề
Y học gia đình, Hội Y học Tp Hồ Chí Minh, tập 7 (1), tr.70-73.
11. Phạm Thị Chinh, Nguyễn Thị Thu Cúc (2004), Chẩn đoán và các yếu tố nguy
cơ của bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus ở trẻ dưới 5 tuổi tại khoa Nhiễm Bệnh
viện Nhi đồng Cần Thơ, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học.
12. Chính phủ Việt Nam (2010), Nghị định số 41/2010/NĐ – CP ngày 12 tháng 4
năm 2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn,
Hà Nội.13. Nguyễn Thị Thu Cúc và cộng sự (2013), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận
lâm sàng bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus ở trẻ em tại khoa Truyễn Nhiễm
Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, Đề tài Nghiên cứu Khoa học Công nghệ cấp
trường.
14. Nguyễn Thị Hằng (2013), Nghiên cứu bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus ở trẻ
dưới 5 tuổi tại khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ từ 7/2012 đến
3/2013, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Đa khoa.
15. Nguyễn Đăng Hiền và các cộng sự (2011), “Kết quả giám sát bệnh tiêu chảy do
virut Rota năm 2009 tại Việt Nam”, Tạp chí Y học dự phòng, số (1), tr. 10-15.
16. Phan Công Hùng, Nguyễn Quốc Huy, Trần Anh Tuấn (2014), “Tình hình 28
bệnh truyền nhiễm khu vực miền Nam năm 2013”, Tạp chí Y học Dự phòng,
số 4, tr.55-60.
17. Nguyễn Công Khanh, Lê Thanh Hải (2015), “Tiêu chảy cấp”, Hướng dẫn chẩn
đoán, điều trị bệnh trẻ em, tr.255-260.
18. Nguyễn Công Khanh, Nguyễn Hoàng Nam (2013), “Tiêu chảy cấp”, Tiếp cận
chẩn đoán và điều trị nhi khoa, tr.59-67.
19. Nguyễn Gia Khánh (2012), “Tiêu chảy cấp tính do Rotavirus ở trẻ em và gánh
nặng bệnh tật”, Thầy thuốc Việt Nam, tập 1, tr. 8-10.
20. Nguyễn Gia Khánh, Ngô Thị Thi, Nguyễn Thị Hiền Thanh, Nguyễn Thị Việt Hà
(2000), Đặc điểm lâm sàng của tiêu chảy cấp do Rotavirus ở trẻ em dưới 5
tuổi tại Viện Nhi, Viện Nhi, tr.246-249.
21. Lê Thị Phương Mai, Đặng Đức Anh, Vũ Đình Thiểm, Nguyễn Thị Hiền Anh
(2012), “Dịch tễ học và một số yếu tố ảnh hưởng đến tiêu chảy do vi rút Rota
tại Nha Trang, Khánh Hòa”, Y học Thực hành, số 10 (843), tr.80-82.
22. Lâm Thị Mỹ, Trần Nguyễn Như Uyên (2005), “Hội chứng thiếu máu”, Thực
hành lâm sàng nhi khoa, tr.210-214.
23. Lâm Thị Mỹ (2007), “Xếp loại các bệnh thiếu máu ở trẻ em”, Nhi khoa chương
trình đại học, tập 2, tr. 183-187.
24. Lê Thị Phan Oanh (2007), “Bệnh tiêu chảy”, Bài giảng nhi khoa, tr.191-214.25. Nguyễn Thành On (2012), Nghiên cứu bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus ở trẻ
dưới 5 tuổi tại khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ từ 7/2011 đến
3/2012, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Đa khoa.
26. Nguyễn Duy Phong (2008), “Bệnh sởi”, Bệnh truyền nhiễm, tr.274-281.
27. Hoàng Trọng Quý (2007), Nghiên cứu tiêu chảy cấp do Rotavirus ở trẻ dưới 24
tháng tuổi vào điều trị tại khoa Nhi Bệnh viện Trung ương Huế, Luận văn
Thạc sĩ Y học.
28. Đỗ Thái Sơn, Nguyễn Thị Xuân Hương, Phạm Trung Kiên (2014), “Nghiên cứu
đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan tiêu chảy cấp trẻ
em tại khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Thái Nguyên”, Tạp chí Y học
Thực hành, số 12 (943), tr.59-61.
29. Trần Thị Thanh Tâm (2007), “Nuôi con bằng sữa mẹ”, Bài giảng Nhi khoa,
tr.96-110.
30. Trần Thị Thanh Tâm (2007), “Dứt sữa và ăn dặm”, Bài giảng Nhi khoa, tr. 123-
131.
31. Hà Vinh, Nhóm nghiên cứu nhiễm trùng đường ruột (2009), Nhận xét về bệnh
tiêu chảy trẻ em do Rotavirus tại Bệnh viện Nhiệt đới Tp Hồ Chí Minh, Bệnh
viện Nhiệt đới Tp Hồ Chí Minh.
32. Nguyễn Thị Hải Yến (2006), Khảo sát tình hình nhiễm Rotavirus trên bệnh
nhân tiêu chảy cấp tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ bằng kỹ thuật ly trích,
điện di RNA, Luận văn thạc sĩ y khoa
Nguồn: https://luanvanyhoc.com