Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và căn nguyên nhiễm khuẩn huyết trên bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương( 2009-2012)

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và căn nguyên nhiễm khuẩn huyết trên bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương( 2009-2012)

Luận văn Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và căn nguyên nhiễm khuẩn huyết trên bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương( 2009-2012).Đái tháo đường là một bệnh do rối loạn chuyển hóa làm tăng đường huyết mạn tính. Đây là bệnh hay gặp nhất trong các bệnh rối loạn chuyển hóa và phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới. Theo số liệu của Hiệp hội đái tháo đường thế giới (IDF- International Diabetes Federation) chỉ tính riêng năm 2010 đã có 215,6 triệu người mắc bệnh đái tháo đường [46]. Bệnh gây ra nhiều biến chứng quan trọng về tim mạch, cầu thận, võng mạc, thần kinh, nhiễm khuẩn.

Nhiễm khuẩn là biến chứng hay gặp ở bệnh nhân đái tháo đường, chiếm tỷ lệ 50-60% và luôn đe dọa cuộc sống người bệnh. Tại Mỹ, số bệnh nhân đái tháo đường kèm bệnh lý tim mạch có nguy cơ tử vong do nhiễm khuẩn cao hơn một cách đáng kể so với người không mắc đái tháo đường [33], [39]. Số bệnh nhân có biến chứng nhiễm khuẩn trên bệnh đái tháo đường điều trị nội trú tại bệnh viện Bạch mai chiếm 47,5% tổng số bệnh nhân nhập viện, chủ yếu gặp ở tuổi trên 60. Hơn nữa chính nhiễm khuẩn cũng là nguyên nhân gây rối loạn đường huyết làm nặng thêm tình trạng tăng đường huyết. Trong thời kỳ chưa có kháng sinh, biến chứng nhiễm khuẩn được ghi nhận là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở bệnh nhân đái tháo đường. Người ta thấy tỷ lệ cao những thể nhiễm khuẩn rất nặng như viêm thận – bể thận, viêm bàng quang, lao phổi cấp tính, viêm phổi – áp xe phổi nặng rất dễ dẫn tới nhiễm khuẩn huyết cao hơn ở những người bình thường.

Nhiễm khuẩn huyết là một trong những nguyên nhân quan trọng gây tử vong ở bệnh nhân đái tháo đường, trong nhiều trường hợp là nguyên nhân trực tiếp gây tử vong. Theo nghiên cứu của Barati Mitra tại Iran, có 52,7% bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết trên đái tháo đường, với tỷ lệ tử vong 79,8% cao gấp hai lần ở nhóm không có đái tháo đường (37,3%) [55]. Nhiễm khuẩn huyết trên bệnh nhân đái tháo đường có nguyên nhân đa dạng, khó xác định, bệnh cảnh lâm sàng phức tạp, diễn biến nặng nề, điều trị khó khăn nhưng tiên lượng dè dặt [55], [67]. Tại Việt Nam hiện các nghiên cứu còn chưa tập trung nhiều vào vấn đề nhiễm khuẩn huyết trên bệnh nhân đái tháo đường. Để góp phần chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời và cải thiện tiên lượng cho người bệnh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu xác định đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và căn nguyên nhiễm khuẩn huyết trên bệnh nhân đái tháo đường với hai mục tiêu:

1 Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng nhiễm khuẩn huyết trên bệnh nhân đái tháo đường.

2. Tìm hiểu căn nguyên gây bệnh và mối liên quan giữa nhiễm khuẩn huyết và đái tháo đường.

MỤC LỤC

Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ  1

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1. Nhiễm khuẩn huyết 3

1.1.1. Đại cương nhiễm khuẩn huyết 3

1.1.2. Sinh lý bệnh nhiễm khuẩn huyết 6

1.2. Đái tháo đường 14

1.2.1. Tình hình bệnh đái tháo đường trên thế giới và tại Việt Nam 14

1.2.2. Định nghĩa và phân loại bệnh đái tháo đường 15

1.3 Các biến chứng nhiễm khuẩn ở bệnh nhân đái tháo đường 17

1.3.1 Các yếu tố thuận lợi  17

1.3.2 Một số nhiễm khuẩn thường gặp  19

1.4. Một số nghiên cứu về nhiễm khuẩn huyết ở bệnh nhân đái tháo đường 22

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25

2.1. Đối tượng nghiên cứu 25

2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 25

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân 26

2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu 26

2.3. Phương pháp nghiên cứu 26

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 26

2.3.2. Cách chọn mẫu 26

2.3.3. Quy trình nghiên cứu 26

2.3.4. Các chỉ tiêu đánh giá 27

2.3.5. Các chỉ số nghiên cứu 29

2.4. Các kĩ thuật nghiên cứu được áp dụng 31

2.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 31

2.5.1. Thu thập số liệu 31

2.5.2. Phân tích số liệu 31

2.6. Hạn chế của đề tài 32

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33

3.1 Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân 33

3.1.1 Một số đặc điểm chung của bệnh nhân 33

3.1.2 Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân nghiên cứu 37

3.1.3 Đặc điểm cận lâm sàng bệnh nhân nghiên cứu 41

3.2 Căn nguyên gây bệnh và mối liên quan giữa nhiễm khuẩn huyết và đái tháo đường ở bệnh nhân nghiên cứu 47

3.2.1 Căn nguyên gây bệnh  47

3.2.2  Mối liên quan giữa nhiễm khuẩn huyết và đái tháo đường ở bệnh nhân nghiên cứu 51

CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 55

4.1 Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân nghiên cứu 55

4.1.1 về đặc điểm của bệnh nhân nghiên cứu 55

4.1.2 về đặc điểm lâm sàng nhiễm khuẩn huyết trên bệnh nhân bị đái 59 tháo đường

4.1.3 về đặc điểm cận lâm sàng nhiễm khuẩn huyết trên bệnh nhân bị 64 đái tháo đường

4.2 Căn nguyên gây bệnh và mối liên quan giữa nhiễm khuẩn huyết và 66 đái tháo đường ở bệnh nhân nghiên cứu

4.2.1 Căn nguyên gây bệnh 66

4.2.2 Mối liên quan giữa nhiễm khuẩn huyết và bệnh đái tháo đường 67

ở bệnh nhân nghiên cứu

KẾT LUẬN  71

KIẾN NGHỊ  73

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt
1. Nguyễn Thế Anh (2003), Tìm hiểu tình hình biến chứng nhiễm khuẩn ở bệnh nhân đái tháo đường tại khoa nội tiết bệnh viện Bạch mai trong 3 năm từ năm 1999-2001, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ đa khoa, Trường Đại học Y Hà nội, Hà nội.
2. Bộ Y tế (2009), Vi khuẩn y học, Nhà xuất bản giáo dục Việt nam, Hà nội.
3. Tạ Văn Bình (2007), Những nguyên lý nền tảng bệnh đái tháo đường, tăng glucose máu, Nhà xuất bản y học, Hà nội.
4. Nguyễn Thị Kim Chính (1987), Nhiễm trùng huyết gram âm, đánh giá lại về lâm sàng, choáng, điều trị, căn nguyên và cơ địa, Luận văn Thạc sỹ-Bác sỹ nội trú, Trường Đại học Y Hà nội, Hà nội.
5. Ngô Chí Cương (2008), Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, tính nhạy cảm kháng sinh và điều trị kháng sinh trong nhiễm khuẩn huyết do Acinetobacter baumannii tại bệnh viện Bạch mai, Luận văn Thạc sỹ-Bác sỹ nội trú, Trường Đại học Y Hà nội, Hà nội.
6. Nguyễn Thị Hoài Dung (1995), Lâm sàng và điều trị kháng sinh trong nhiễm khuẩn huyết gram âm qua 62 trường hợp tại Viện Y học lâm sàng nhiệt đới, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Y Hà nội, Hà nội.
7. Bùi Đại và cộng sự (2009), Bệnh học truyền nhiễm, Nhà xuất bản y học, Hà nội, tr. 11-21.
8. Nguyễn Hồng Hà (1979), Nhiễm khuẩn huyết gram âm: lâm sàng, choáng, điều trị qua 53 bệnh nhân tại khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch mai,82 Luận văn Thạc sỹ-Bác sỹ nội trú, Trường Đại học Y Hà nội, Hà nội.
9. Trần Văn Giang (2007), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, tính nhạy cảm kháng sinh và kết quả điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn huyết da Klebsiella pneumoniae, Luận văn Thạc sỹ-Bác sỹ nội trú,Trường Đại học Y Hà nội, Hà nội, tr. 30.
10.Nguyễn Thị Thục Hiền (2002), Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn tiết niệu và một số yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân đái tháo đường, Luận văn Thạc sỹ Y khoa, Trường Đại học Y Hà nội, Hà nội.
11. Hoàng Thị Phượng (2009), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, tính kháng thuốc của vi khuẩn ở bệnh nhân lao phổi mới kết hợp bệnh đái tháo đường, Luận án Tiến sỹ Y khoa, Trường Đại học Y Hà nội, Hà nội.
12. Đỗ Trung Quân (2006), Biến chứng bệnh đái tháo đường và điều trị, Nhà
xuất bản y học, Hà nội.
13. Trường Đại học Y Hà nội (2011), Bài giảng bệnh truyền nhiễm, Nhà xuất bản y học, Hà nội, tr. 80-92

Leave a Comment