Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và căn nguyên vi sinh trong đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có viêm phổi.

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và căn nguyên vi sinh trong đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có viêm phổi.

 
1 ngày trước

Tên đề tài luận án: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và căn nguyên vi sinh trong đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có viêm phổi.

Ngành/chuyên ngành: Nội khoa/Nội hô hấp

Mã số: 9720107

Họ và tên nghiên cứu sinh: Đào Duy Tuyên

Họ và tên Người hướng dẫn:

1. PGS.TS Lê Hữu Song – Viện NCKH Y Dược lâm sàng 108.

2. PGS.TS Nguyễn Đình Tiến – Viện NCKH Y Dược lâm sàng 108.

Cơ sở đào tạo: Viện Nghiên cứu Khoa học Y Dược lâm sàng 108

Tóm tắt những đóng góp mới của luận án:

Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và căn nguyên vi sinh trong đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có viêm phổi cộng đồng. Nghiên cứu đã nêu được các đặc điểm về lâm sàng, cận lâm sàng, căn nguyên vi sinh bằng 2 phương pháp là nuôi cấy đờm bán định lượng và real-time PCR đa tác nhân, so sánh được giá trị của 2 phương pháp trong phát hiện căn nguyên vi sinh và mối liên quan giữa kết quả vi sinh với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng. Cụ thể là:

– Nêu được đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trong đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có viêm phổi cộng đồng: tỷ lệ người bệnh có sốt, ho đờm xanh, ran nổ, điểm mMRC, CAT, đợt cấp nặng, số lượng BC trung bình và tỷ lệ tăng BC đa nhân trung tính, trung vị nồng độ của CRP, PCT ở nhóm người bệnh đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có viêm phổi cộng đồng (nhóm I) cao hơn nhóm đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính không có viêm phổi (nhóm II), CRP là chỉ dấu có giá trị trong chẩn đoán viêm phổi ở người bệnh đợt cấp BPTNMT, với chỉ số Youden là 0,43 tại điểm cắt CRP ≥ 40,8 mg/L đạt độ nhạy 56% và độ đặc hiệu 87%.

– Nêu được đặc điểm căn nguyên vi sinh trong đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có viêm phổi cộng đồng và tính nhạy cảm kháng sinh của vi khuẩn: kết quả nuôi cấy đờm bán định lượng: tỷ lệ người bệnh dương tính ở nhóm I là 54,35% (80% là vi khuẩn gram âm%) và ở nhóm II là 65,22%. Ở nhóm I K. pneumoniae có tỷ lệ cao nhất (20,0%), tiếp theo là M. catarrhalis (16,0%), A. baumannii (14,0%). Kháng sinh đồ của K.pneumoniae còn nhạy với Amikacin 87,50%, Fosfomycin (76,92%), nhóm Carbapenem 75,00%). M. catarhalis nhạy với Cloramphenicol (84,62%), Amoxicillin/Clavulanic acid (84,62%), Cefotaxime (71,43%) nhưng kháng với nhóm Quinolon. A. baumannii nhạy với Trimethoprim/Sulfamethoxazole là 75,0%, Imipenem là 70,0% và kháng với nhiều kháng sinh khác, kết quả real-time PCR đa tác nhân: tỷ lệ người bệnh dương tính ở nhóm I là 79,35% và nhóm II là 67,39%. Ở nhóm I K.pneumonia là vi khuẩn gram âm gặp nhiều nhất (67,12%), H. influenzae (24,66%) và S. pneumoniae là 21,92%. M. pneumoniae và L. pneumophila đều chiếm 4,11%, virus cúm A/B chiếm 6,85% và các người bệnh dương tính với vi khuẩn không điển hình đều có đồng nhiễm với virus hoặc vi khuẩn

– Cho thấy giá trị của phương pháp real-time PCR đa tác nhân so với nuôi cấy đờm và mối liên quan với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng: khả năng phát hiện tác nhân vi sinh trong đờm ở nhóm I bằng real-time PCR đa tác nhân là 79,35%, nuôi cấy là 54,35%, kết hợp 2 phương pháp dương tính 92,39%. K. pneumonia và H.influenzae được phát hiện nhiều nhất ở nhóm I bằng xét nghiệm real-time PCR với tỷ lệ 67,12% và 24,66%, real-time PCR đa tác nhân có tỷ lệ phát hiện S. pneumoniae 21,92% so với nuôi cấy chỉ 4%, real-time PCR phát hiện được vi khuẩn không điển hình và virus trong khi nuôi cấy lại cho khả năng phát hiện nhiều loài tác nhân vi khuẩn hơn, H. influenzae thường thấy hơn ở nhóm người bệnh có suy hô hấp, S. pneumoniae lại thường gặp ở nhóm người bệnh BPTNMT giai đoạn II và A. baumannii lại thường gặp ở nhóm người bệnh viêm phổi nặng.

 

 

THE NEW MAIN SCIENTIFIC CONTRIBUTION OF THE THESIS

 

Name of thesis: Research of clinical, paraclinical characteristics and microbiological pathogens in exacerbation of chronic obstructive pulmonary disease with pneumonia.

Speciality: Respiratory medicine

Code: 9720107

Name of graduate student: Dao Duy Tuyen

Name of supervisor:

1. Associate Professor Le Huu Song MD, PhD

2. Associate Professor Nguyen Dinh Tien MD, PhD

Training facility: 108 Institute of Clinical Medical and Pharmaceutical Sciences.

Summary of new main scinetific contribution of the thesis:

This is the first study in Vietnam on the clinical, paraclinical characteristics and microbiological pathogens in exacerbation of chronic obstructive pulmonary disease with community-acquired pneumonia. The study identified clinical, paraclinical characteristics and microbial pathogens using two methods: semi-quantitative sputum culture and multiplex real-time PCR. It compared the value of these two methods in detecting microbial pathogens and explored the relationship between microbial results and certain clinical and paraclinical characteristics. Specifically:

– The study described the clinical and paraclinical characteristics in exacerbations of chronic obstructive pulmonary disease (COPD) with community-acquired pneumonia: the proportion of patients with fever, green sputum, bubbling rales, mMRC score, CAT score, severe exacerbations, average white blood cell count, and the proportion of elevated neutrophils, median CRP and PCT levels in the group of patients with exacerbations of COPD with community-acquired pneumonia (Group I) were higher than the group exacerbations of COPD without pneumonia (Group II). CRP was a valuable marker in diagnosing pneumonia in patients with acute exacerbations of COPD, with Youden index of 0.43 at a CRP cut-off  ≥ 40.8 mg/L, the sensitivity was 56% and the specificity was 87%.

– The study revealed the characteristics of microbial pathogens in exacerbations of COPD with community-acquired pneumonia and the antibiotic sensitivity of the bacteria: the results from semi-quantitative sputum cultures showed that the positive rate in Group I was 54.35% (80% being gram-negative bacteria) while in Group II it was 65.22%. In Group I, K. pneumoniae had the highest rate (20.0%), M. catarrhalis (16.0%) and A. baumannii (14.0%). Antibiotic susceptibility testing showed that K. pneumoniae was sensitive with Amikacin (87.50%), Fosfomycin (76.92%), and the Carbapenem group (75.00%). M. catarrhalis was sensitive with Chloramphenicol (84.62%), Amoxicillin/Clavulanic acid (84.62%), and Cefotaxime (71.43%), but resistant with Quinolone group. A. baumannii was sensitive with Trimethoprim/Sulfamethoxazole (75.0%) and Imipenem (70.0%) but resistant with many other antibiotics. The results from multiplex real-time PCR showed a positive rate of 79.35% in Group I and 67.39% in Group II. In Group I, K. pneumoniae was the most frequently encountered gram-negative bacterium (67.12%), H. influenzae (24.66%) and S. pneumoniae (21.92%). M. pneumoniae and L. pneumophila each accounted for 4.11%, the influenza virus A/B accounted for 6.85%, and all patients positive for atypical bacteria had co-infections with viruses or bacteria.

– The study demonstrated the value of multiplex real-time PCR compared to sputum culture and its correlation with certain clinical and paraclinical characteristics: the detection rate of microbial pathogens in Group I using multiplex real-time PCR was 79.35%, while sputum culture was 54.35%. The combination of both methods were 92.39%. K. pneumoniae and H. influenzae were the most frequently detected bacteria in Group I using real-time PCR, with rates of 67.12% and 24.66%, respectively. Multiplex real-time PCR detected S. pneumoniae at a rate of 21.92%, compared to only 4% by sputum culture. Real-time PCR was able to identify atypical bacteria and viruses, while sputum culture demonstrated a greater ability to detect various bacterial pathogens. H. influenzae was more commonly found in patients with respiratory failure, S. pneumoniae was often seen in patients with stage II COPD, and A. baumannii was more frequently encountered in patients with severe pneumonia.

Nguồn: benhvien108.vn

Leave a Comment