Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá hiệu quả điều trị miễn dịch đặc hiệu ở trẻ 6 – 14 tuổi mắc bệnh Viêm mũi dị ứng do dị nguyên Dermatophagoides Pteronyssinus

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá hiệu quả điều trị miễn dịch đặc hiệu ở trẻ 6 – 14 tuổi mắc bệnh Viêm mũi dị ứng do dị nguyên Dermatophagoides Pteronyssinus

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá hiệu quả điều trị miễn dịch đặc hiệu ở trẻ 6 – 14 tuổi mắc bệnh Viêm mũi dị ứng do dị nguyên Dermatophagoides Pteronyssinus. Viêm mũi dị ứng (VMDƯ) là một trong những bệnh rất thường gặp của đường hô hấp. Hiện nay, VMDƯ đang ngày một gia tăng cả ở các nước phát triển và đang phát triển (10 – 15% dân số) [1]. Mặc dù VMDƯ không phải là bệnh lý gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Người bệnh thường xuyên bị mệt mỏi, đau đầu, mất tập trung, mất ngủ dẫn đến giảm khả năng học tập và lao động. Nếu không điều trị, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng như hen phế quản, viêm xoang, polyp mũi, viêm họng, viêm tai thanh dịch…. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) bệnh dị ứng đã tăng gấp đôi trong hơn 20 năm qua làm ảnh hưởng đến khoảng 500 triệu bệnh nhân trên toàn thế giới [2]. Chi phí hàng năm của VMDƯ ước tính gần từ 2-5 tỷ đô la Mỹ theo giá trị năm 2003 [3]. 

Tại Việt Nam, theo thống kê của Tổ chức nghiên cứu Quốc tế về hen và dị ứng trẻ em ở Hà Nội và TPHCM cho thấy, tỷ lệ học sinh tại Hà Nội mắc bệnh là 34,9% và tại TPHCM là 41,5%. Khoảng 20% dân số cả nước đang phải sống chung với căn bệnh này. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tỷ lệ dị ứng và VMDƯ ở độ tuổi lao động (từ 20 đến 59) chiếm tới 41%; tuổi học đường (6 đến 19) là 36%; hậu quả là làm mất 2 triệu ngày đến trường hàng năm và mất 6 triệu ngày làm việc [4],[5],[6].
Hiện nay, điều trị bệnh VMDƯ theo hướng điều trị miễn dịch đặc hiệu (specific immunotherapy- SIT) bao gồm điều trị miễn dịch đặc hiệu đường dưới lưỡi (SLIT) và điều trị miễn dịch đặc hiệu đường tiêm dưới da (SCIT) là những phương pháp điều trị đang được áp dụng làm thay đổi sự phát triển tự nhiên của bệnh dị ứng [7],[8],[9],[10]. Điều trị miễn dịch đặc hiệu đường tiêm dưới da (SCIT) tuy mang lại hiệu quả nhưng không thuận tiện, đặc biệt là đối với trẻ em. Điều trị bằng phương pháp này đòi hỏi bệnh nhân phải tuân thủ phác đồ và lịch trình điều trị, bệnh nhân phải tiêm thuốc tại cơ sở y tế và theo dõi ít nhất 30 phút sau khi tiêm. Do đó bệnh nhân có thể xảy ra những phản ứng phụ và nguy cơ sốc phản vệ do tiêm thuốc [11]. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu cho thấy điều trị bằng phương pháp SLIT có hiệu quả, có tính an toàn hơn, thuận tiện cho người bệnh trong việc tuân thủ chế độ điều trị nên hiệu quả điều trị được cải thiện rõ rệt sau 6 tháng đến 1 năm theo dõi [12],[13]. Nhiều nghiên cứu khác như: Tseng [14], Yonekura và cộng sự [15], De Bot và cộng sự [16], Aydogan và cộng sự [17]… cũng đã khẳng định được hiệu quả điều trị VMDƯ bằng phương pháp SLIT.
Việc ứng dụng điều trị MDĐH bằng phương pháp SLIT ở Việt Nam được thực hiện từ năm 1986 và đạt được nhiều kết quả rất khả quan. Nghiên cứu của Vũ Minh Thục và cộng sự trong 5 năm gần đây bằng phương pháp SLIT trên các bệnh nhân hen phế quản, VMDƯ ở tuổi trưởng thành cho thấy liệu pháp này đã cải thiện tốt các triệu chứng lâm sàng cũng như giảm nhu cầu sử dụng thuốc từ 60-80% [18]. Hiện nay chưa có nhiều tác giả thực hiện nghiên cứu về tỷ lệ, đặc điểm lâm sàng VMDƯ cũng như hiệu quả điều trị miễn dịch đặc hiệu bằng phương pháp SLIT ở trẻ em với các dị nguyên khác nhau vì vậy đánh giá tỷ lệ mắc bệnh và hiệu quả điều trị VMDƯ bằng phương pháp SLIT ở trẻ trong độ tuổi từ 6 – 14 tuổi là hết sức cần thiết do đây là lứa tuổi có tỷ lệ mắc cao.Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá hiệu quả điều trị miễn dịch đặc hiệu ở trẻ 6 – 14 tuổi mắc bệnh Viêm mũi dị ứng do dị nguyên Dermatophagoides Pteronyssinus” nhằm mục tiêu:
1. Điều tra tỷ lệ mắc bệnh VMDƯ ở trẻ 6-14 tuổi khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương và Viện Y học biển.
2. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh VMDƯ ở trẻ 6-14 tuổi.
3. Đánh giá hiệu quả điều trị miễn dịch đặc hiệu ở trẻ 6-14 tuổi mắc bệnh VMDƯ do dị nguyên Dermatophagoides Pteronyssinus.

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. DỊCH TỄ HỌC BỆNH VMDƯ 3
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu, khái niệm, phân loại bệnh VMDƯ 3
1.1.2. Tỷ lệ VMDƯ ở trẻ em 7
1.1.3. Tình hình mắc bệnh VMDƯ theo tuổi và giới 8
1.1.4. VMDƯ và tiền sử dị ứng bản thân, gia đình 9
1.1.5. Liên quan giữa VMDƯ và một số nguyên nhân tai mũi họng 11
1.2. SINH LÝ BỆNH HỌC VMDƯ 13
1.2.1. Đáp ứng miễn dịch trong VMDƯ 13
1.2.2. Cơ chế của VMDƯ 14
1.3. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG 19
1.3.1. Đặc điểm lâm sàng 19
1.3.2. Đặc điểm cận lâm sàng 22
1.4. MẠT BỤI NHÀ GÂY VMDƯ 28
1.4.1.Thành phần gây dị ứng trong bụi nhà 28
1.4.2. Thành phần của mạt bụi nhà gây ra dị ứng 28
1.4.3. Cơ chế bệnh sinh của dị nguyên MBN 29
1.5. ĐIỀU TRỊ VMDƯ 30
1.5.1. Giáo dục bệnh nhân 30
1.5.2. Điều trị không đặc hiệu 30
1.5.3. Phòng tránh dị nguyên 31
1.5.4. Điều trị đặc hiệu bằng liệu pháp miễn dịch đặc hiệu 31
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 37
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu 37
2.1.2. Thời gian nghiên cứu 37
2.1.3. Đối tượng nghiên cứu 37
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu. 39
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu nghiên cứu 39
2.2.3. Biến số nghiên cứu và phương pháp thu thập thông tin 42
2.2.4. Các kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu 43
2.3. VẬT LIỆU SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU 47
2.3.1. Dị nguyên D.pteronyssinus sử dụng điều trị dưới lưỡi 47
2.3.2. Test lẩy da xác định dị nguyên 48
2.3.3. Test kích thích mũi 50
2.3.4. Phản ứng tiêu bạch cầu đặc hiệu 50
2.3.5. Định lượng IgE toàn phần 51
2.3.6. Định lượng IgG toàn phần trong huyết thanh: 51
2.3.7. Máy móc và trang thiết bị nghiên cứu 52
2.4. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU 52
2.4.1. Thiết kế mẫu phiếu điều tra 52
2.4.2. Thử nghiệm phiếu điều tra 52
2.4.3. Tập huấn điều tra viên 53
2.4.4. Thu thập số liệu 53
2.5. QUẢN LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 53
2.5.1. Nhập số liệụ 53
2.5.2. Phân tích số liệu 54
2.6. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU 55
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 57
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 57
3.1.1. Thông tin về đối tượng nghiên cứu 57
3.1.2. Phân bố tỷ lệ mắc viêm mũi dị ứng. 57
3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG BỆNH VIÊM MŨI DỊ ỨNG 61
3.2.1. Triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm mũi dị ứng 62
3.2.2. Dị ứng với một số dị nguyên ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng. 65
3.2.3. Đặc điểm IgE và IgG trong máu trẻ bị bệnh viêm mũi dị ứng 69
3.2.4. Các bệnh dị ứng kèm theo ở trẻ mắc bệnh viêm mũi dị ứng 70
3.2.5. Đặc điểm tiền sử và phơi nhiễm ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng 72
3.3. HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ MIỄN DỊCH ĐẶC HIỆU ĐƯỜNG DƯỚI LƯỠI. 74
3.3.1. Triệu chứng cơ năng bệnh viêm mũi dị ứng sau điều trị. 74
3.3.2. Các triệu chứng thực thể bệnh viêm mũi dị ứng sau điều trị 81
3.3.3. Hiệu quả cận lâm sàng 84
Chương 4: BÀN LUẬN 88
4.1. ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ TỶ LỆ MẮC VIÊM MŨI DỊ ỨNG 88
4.1.1. Phân bố ca mắc viêm mũi dị ứng 88
4.2. ĐẶC ĐIỀM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN VMDƯ 93
4.2.1. Triệu chứng cơ năng, thực thể của VMDƯ 93
4.2.2. Dị ứng với một số dị nguyên ở bệnh nhân VMDƯ 98
4.2.3. Đặc điểm IgE và IgG trong máu ở trẻ VMDƯ 100
4.2.4. Các bệnh dị ứng kèm theo ở trẻ mắc VMDƯ 102
4.2.5. Đặc điểm tiền sử và phơi nhiễm ở bệnh nhân VMDƯ 105
4.3. HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ MDĐH ĐƯỜNG DƯỚI LƯỠI DO DỊ NGUYÊN D. PTERONYSSINUS 107
4.3.1. Hiệu quả lâm sàng 108
4.3.2. Hiệu quả về cận lâm sàng 113
KẾT LUẬN 118
KIẾN NGHỊ 120
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Phân loại VMDƯ theo ARIA 7
Bảng 2.1: Phương pháp chọn lựa số ca bệnh vào nghiên cứu 41
Bảng 2.2: Biến số nghiên cứu và phương pháp thu thập thông tin 42
Bảng 2.3: Liệu trình GMC với DP đường nhỏ dưới lưỡi 45
Bảng 2.4. Tiêu chuẩn đánh giá mức độ dương tính của test lẩy da 49
Bảng 3.1: Tỷ lệ mắc viêm mũi dị ứng tại ba bệnh viện 57
Bảng 3.2: Phân bố ca mắc viêm mũi dị ứng theo tuổi 58
Bảng 3.3: Phân bố ca mắc viêm mũi dị ứng theo khu vực sống 59
Bảng 3.4: Các triệu chứng cơ năng của bệnh viêm mũi dị ứng 62
Bảng 3.5: Triệu chứng thực thể bệnh viêm mũi dị ứng 62
Bảng 3.6: Các triệu chứng về họng, phổi, phế quản bệnh viêm mũi dị ứng 63
Bảng 3.7: Triệu chứng toàn thân 63
Bảng 3.8: Thời gian mắc viêm mũi dị ứng theo mùa 64
Bảng 3.9: Test lẩy da với dị nguyên D. pteronyssinus 65
Bảng 3.10: Test lẩy da với dị nguyên D. Farinae 65
Bảng 3.11: Test lẩy da với dị nguyên lông chó 66
Bảng 3.12: Test lẩy da với dị nguyên lông mèo 66
Bảng 3.13: Test lẩy da với dị nguyên gián 67
Bảng 3.14: Test lẩy da với dị nguyên nấm Aspergiluss mix 67
Bảng 3.15: Test lẩy da với dị nguyên bụi nhà. 68
Bảng 3.16: Kết quả thử test với nhiều dị nguyên khác nhau 68
Bảng 3.17: Nồng độ IgE trong máu 69
Bảng 3.18: Nồng độ IgG máu 69
Bảng 3.19: Tỷ lệ hen phế quản ở bệnh nhân mắc bệnh viêm mũi dị ứng 70
Bảng 3.20: Tỷ lệ eczema ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng 70
Bảng 3.21: Tỷ lệ dị ứng thức ăn ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng 71
Bảng 3.22: Tỷ lệ tiền sử dị ứng thuốc ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng 71
Bảng 3.23: Tiền sử gia đình ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng 72
Bảng 3.24: Phơi nhiễm với lông chó ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng 72
Bảng 3.25: Phơi nhiễm với lông mèo ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng 73
Bảng 3.26: Phơi nhiễm với khói thuốc lá, thuốc lào 73
Bảng 3.27: Triệu chứng ngứa mũi tại thời điểm trước và sau điều trị 24 tháng 75
Bảng 3.28: Triệu chứng hắt hơi tại thời điểm trước và sau điều trị 24 tháng 77
Bảng 3.29: Triệu chứng chảy mũi tại thời điểm trước và sau điều trị 24 tháng 79
Bảng 3.30: Triệu chứng ngạt mũi tại thời điểm trước và sau điều trị 24 tháng 80
Bảng 3.31: Mức độ thay đổi của niêm mạc mũi sau điều trị 24 tháng 82
Bảng 3.32: Sự thay đổi tình trạng cuốn dưới trước và sau điều trị 24 tháng 83
Bảng 3.33: Hiệu quả lâm sàng sau điều trị miễn dịch đặc hiệu sau 24 tháng 83
Bảng 3.34: Phản ứng tiêu bạch cầu đặc hiệu trước và sau điều trị 24 tháng 86
Bảng 3.35: Thay đổi nồng độ IgE toàn phần trước và sau điều trị 86
Bảng 3.36: Nồng độ IgG toàn phần huyết thanh trước và sau điều trị 87


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Phân bố ca mắc viêm mũi dị ứng theo giới tính 59
Biểu đồ 3.2: Phân bố ca mắc viêm mũi dị ứng theo các tháng trong năm 60
Biểu đồ 3.3: Phân bố ca mắc viêm mũi dị ứng theo các mùa trong năm 61
Biểu đồ 3.4: Đánh giá mức độ bệnh theo ARIA 64
Biểu đồ 3.5: Triệu chứng ngứa mũi tại các thời điểm sau điều trị 74
Biểu đồ 3.6: Triệu chứng hắt hơi tại các thời điểm trước và sau điều trị 76
Biểu đồ 3.7: Triệu chứng chảy mũi tại các thời điểm trước và sau điều trị 78
Biểu đồ 3.8: Triệu chứng ngạt mũi tại các thời điểm trước và sau điều trị 80
Biểu đồ 3.10: Biểu hiện cuốn dưới tại các thời điểm trước và sau điều trị 82
Biểu đồ 3.11: Test kích thích mũi tại các thời điểm trước và sau điều trị 84
Biểu đồ 3.12: Phản ứng tiêu bạch cầu đặc hiệu tại các thời điểm điều trị 85

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment