Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả của phẫu thuật u lành tính một thùy tuyến giáp qua đường cổ bên
Luận văn Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả của phẫu thuật u lành tính một thùy tuyến giáp qua đường cổ bên. U tuyến giáp là tình trạng thay đổi cấu trúc của tuyến giáp do sự tạo thành một hoặc nhiều nhân trong nhu mô tuyến giáp hoặc do tế bào tuyến tăng sản, quá phát lan tỏa, bao gồm cả tổn thương lành tính và ác tính. U tuyến giáp xuất hiện ở 4-7% dân số, trong đó khoảng 90-95% là lành tính. Bệnh thường gặp ở nữ giới với tỉ lệ nữ/nam khoảng 2/1-5/1, người lớn gặp nhiều hơn trẻ em [1].
Đa số các u tuyến giáp lành tính tiến triển âm thầm, biểu hiện nghèo nàn, thậm chí không có biểu hiện lâm sàng nên thường được phát hiện muộn. U chỉ được phát hiện khi đủ to để có thể nhìn thấy, sờ thấy hoặc gây chèn ép tại chỗ dẫn đến khó nuốt, nuốt vướng, có cảm giác tắc nghẹn, nói khàn, thay đổi giọng nói hoặc có biểu hiện cường giáp như mệt, gầy sút, tim đập nhanh, sợ nóng, ra nhiều mồ hôi,.. [2].
Chẩn đoán u lành tính tuyến giáp dựa vào các triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng như siêu âm, chọc hút tế bào kim nhỏ, sinh thiết tức thì, mô bệnh học, định lượng hormon, xạ hình tuyến giáp, chụp cắt lớp vi tính… trong đó mô bệnh học là tiêu chuẩn vàng.
Phẫu thuật là phương pháp điều trị quan trọng đối với các khối u tuyến giáp [1],[3],[4]. Đối với các khối u lành tính, phẫu thuật được chỉ định đối với các trường hợp như: u to gây chèn ép cơ quan xung quanh ảnh hưởng đến chức năng nuốt, thở, nói, có nguy cơ ác tính hóa, có biểu hiện cường giáp mà không đáp ứng với điều trị nội khoa hoặc u to ảnh hưởng đến thẩm mỹ [3].
Ngày nay, qua nhiều nghiên cứu và cải tiến, phẫu thuật tuyến giáp đã thu được những kết quả tốt. Ngoài việc phẫu thuật phải đảm bảo lấy bỏ toàn bộ khối u, không gây các biến chứng như chảy máu, tổn thương thần kinh thanh quản quặt ngược, thần kinh thanh quản trên, tuyến cận giáp,… những yêu cầu của phẫu thuật tuyến giáp trong kỉ nguyên mới là sự tập trung vào việc cải tiến để giảm đau đến mức tối thiểu, rút ngắn hơn nữa thời gian điều trị nội trú tại viện và cải thiện tối đa về thẩm mỹ. Những mục tiêu này đang được theo đuổi với sự phát triển của các cách thức tiếp cận tuyến giáp mới như phương pháp phẫu thuật qua đường cổ bên, đường ngực, đường nách…[5],[6],[7],[8].
Trên thế giới, phương pháp phẫu thuật qua đường cổ bên đã được thực hiện và thu được nhiều kết quả tốt. Ở Việt Nam cũng đã có những trung tâm thực hiện theo phương pháp này, tuy nhiên những báo cáo về kết quả chưa nhiều. Vì vậy, để có thêm những hiểu biết và kinh nghiệm về vấn đề này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả của phẫu thuật u lành tính một thùy tuyến giáp qua đường cổ bên” với hai mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của u lành tính một thùy tuyến giáp.
2. Đánh giá kết quả của phẫu thuật u lành tính một thùy tuyến giáp qua đường cổ bên.
Tài liệu tham khảo Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả của phẫu thuật u lành tính một thùy tuyến giáp qua đường cổ bên
1. Lewis E.B (2003). Disease of the thyroid, Humana Press Inc, New York.
2. George L. A and Victor G. Lawson (1990). Endocrinology, S.A Falk¬Raven Press Ltd, New York.
3. Alastair J.J Wood (1998). Treatment of benign nodular thyroid disease. The New England Journal of Medicine, 338(20), 1438-1447.
4. Leigh Delbridge (2003). Total thyroidectomy: the evolution of surgical technique. ANZ J. Surg, 73, 761-768.
5. Raul Alvarado, Todd McMullen, and Stan B. Sidhu (2008). Minimally invasive thyroid surgery for single nodule: an evidence-based review of the lateral mini-incision technique. World Journal of Surgery, 32(7), 1341-1348.
6. Trần Ngọc Lương (2012). Kết quả phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua 8 năm thực hiện tại Bệnh viện nội tiết Trung ương. Tạp chí nghiên cứu y học, 80, pp.193-199.
7. F. Fausto Palazzo et al (2005). Safety and feasibility of thyroid lobectomy via a lateral 2.5-cm incision with a cohort comparison of the first 50 cases: evolution of a surgical approach. Langenbecks Arch Surg, 390, 230-235.
8. Richard D. Bliss, Paul G. Gauger, and Leigh W. Delbridge (2000). Surgeon’s Approach to the Thyroid Gland: Surgical Anatomy and the Importance of Technique. World Journal of Surgery, 24(8), 891-897.
9. A E B Gidding (1998). The history of thyroidectomy. Journal of the Royal Society of Medicine, 91(33), 3-6.
10. Leoutsakos V (2004). Hormons, Athens, Greece.
11. Robert D. Harwick (1988). Our legacy of thyroid surgery. The American Journal of Surgery, 156(4), 230-234.
12. Vellar ID (1999). Thomas Peel Dunhill: pioneer thyroid surgeon. ANZ J. Surg, 69, 375-387.
13. Halstead WS IV (1913). (I) The excision of both lobes of the thyroid gland for the cure of Grave’s disease. (II) The preliminary ligation of the thyroid arteries and of the inferior in preference to the superior artery. Ann Surg, 58, 178-182.
14. Nguyễn Vượng (1983). Chẩn đoán tế bào học một số bệnh thường gặp của tuyến giáp, Tổng hội Y học, Hà Nội.
15. Nguyễn Vượng và Lê Trung Thọ (2001). Mô bệnh học, tế bào học một số bệnh tuyến giáp. Bệnh viện Bạch Mai, Giải phẫu bệnh tế bào học, 254-287.
16. Nguyễn Vượng, Vũ Văn Minh, Lê Trung Thọ (1983). Chẩn đoán tế bào học một số bệnh thường gặp của bướu giáp cục. Y học Việt Nam, 114, 15-22.
17. Trịnh Thị Thu Hồng và Vương Thừa Đức (2010). Giá trị siêu âm trong dự đoán ung thư bướu giáp đa nhân. Y học TP Hồ Chí Minh, phụ bản tập 14, 3(1), 55-59.
18. Tạ Văn Bình (1999). Đặc điểm bướu giáp nhân đánh giá bằng siêu âm và điều trị một vài loại bướu giáp nhân bình giáp, Luận án tiến sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội.
19. Trần Xuân Bách (2006). Nghiên cứu chẩn đoán và bước đầu đánh giá kết quả phẫu thuật u lành tính tuyến giáp, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú bệnh viện, Đại học Y Hà Nội.
20. Trần Ngọc Lương (2006). Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi điều trị bướu giáp thể nhân lành tính, Luận án tiến sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội.
21. Phan Hoàng Hiệp (2011). ứng dụng đường mở dọc cơ ức giáp trong phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp điều trị bướu đa nhân hai thùy, Luận văn thạc sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội.
22. Nguyễn Thị Hoa Hồng (2012). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, siêu âm, tế bào học và kết quả mô bệnh học của bướu nhân tuyến giáp, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú, Đại học Y Hà Nội.
23. A. R. Ready and A. D. Barnes (1994). Complications of thyroidectomy. The Brittish Journal of Surgery, 81(11), 1555-1556.
24. Carlyn Iverson (2013). The American Heritage. Dictionary of the English Language, Houghton Mifflin Harcourt Publishing Company, New York.
25. Willis RA (1931). Metastatic tumours in the thyroid gland. Am J Pathol, 7, 187-208.
26. Laszlo Hegedus et al (2003). Management of simple nodular goiter: current status and future perspectives. Endocrine Rewiew, 24(1), 102-132.
27. Catharina Ihre Lundgren et al (2007). Minimally invasive thyroid surgery for diagnostic excision of solitary thyroid nodules. Asian J. Surg, 30, 250-254.
28. Nguyễn Quang Quyền và Phan Đăng Diệu (1991). Atlas giải phẫu người (sách dịch của Frank H. Netter), Nhà xuất bản Y học, Hồ Chí Minh.
29. Lippi Fet al (1996). Treatment of solitary autonomous thyroid nodules by percutaneous ethanol injection: results of an Italian multicenter study. The Multicenter Study Group. J Clin Endocrinol Metab, 81(9), 3261-3264.
30. Juan Rosai, Maria Luisa Carcangiu, and Ronald A. Delellis (1992). atlas of tumor pathology, Armed Forces institute of pathology, Washington, D.C.
31. Foster GV (1968). Calcitonin (thyrocalcitonin). The New England Journal of Medicine, 279, 349-360.
32. Katz AD and Nemiroff P (1993). Anastomoses and bifurcations of the recurrent laryngeal nerve: report of 1177 nerves visualized. Am Surg, 59(3), 188-191.
33. Phan Đăng Diệu (2008). Giải phẫu đầu mặt cổ, Nhà xuất bản Y học, Hồ Chí Minh.
34. Đỗ Xuân Hợp (1971). Giải phẫu đại cương, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
35. Nguyễn Văn Huy (2001). Giải phau học lâm sàng (dịch từ Clinical anatomy của Harold Ellis), Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
36. Trịnh Văn Minh (2001). Giải phẫu người tập 1, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
37. Daniel O. Graney and Ronald C. Hamaker (1999). Otolaryngology- Head and Neck Surgery, Mosby Inc, Chicago.
38. Phạm Thị Minh Đức (2000). Sinh lý học tập II, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
39. Deiss WB (1968). The mechanism of thyroid hormon secretion. Ann Intern Med, 69, 881-890.
40. Oppenheimer JH (1985). Thyroid hormon action at the nuclear level.
Ann Intern Med, 102, 374-384.
41. Thaha M.A Dutta S, Smith D.M (2011). Do sonographic and cytological features predict malignancy in cytological indeterminate thyroid nodules. Annal of the Royal college of surgeons of England, 93, 361-364.
42. John I.L et al (2010). Use of ultrasound in the management of thyroid cancer. The oncologist, 15, 253-258.
43. Zimmermann MBet al (2003). Thyroid size and goiter prevalence after introduction of iodized salt: a 5-y prospective study in schoolchildren in Coted’lvoire. Am J Clin Nutr, 77, 663-667.
44. World Health Organization (2014). Goitre as a determinant of the prevalence severity of iodine deficiency disorders in populations. Vitamin and Mineral Nutrition Information System, World Health Organization, Geneva.
45. Sheila S (2010). Role of ultrasonography in thyroid disease. Otolaryngology Clinical North America, 43, 239-255.
46. Svante S.O and Jeannette P. (1997). The thyroid: fine needle biopsy and cytological diagnosis of thyroid disease, Kager Inc,
47. David E. Kardon and Morris Edelman (2001). Pathology Case Review, Lippincott Williams & Wilkins Inc, Philadelphia.
48. Edmund S. Cibas and Syed Z. Ali (2009). The Bethesda System for Reporting Thyroid Cytopathology. Am J Clin Pathol, 132, 658-665.
49. Cheng MS, Morgan JL, and Serpell JW (2002). Does frozen section have a role in the intraoperative management of thyroid nodules? ANZ J. Surg, 72(8), 570-572.
50. D. Giuliani, P. Willemsen, and J. Verhelst (2006). Frozen Section in Thyroid Surgery. Acta chir belg, 106, 199-201.
51. Andrew J. Leikeret al (2013). Surgery, Elsevier Inc, Chicago.
52. American Association of Clinical Endocrinologist and Associazione Medici Endocrinologi (AACE/AME) (2006). Medical guidelines for clinical diagnosis and management of thyroid nodules. Endocrine Practice, 12(1), 102.
53. Laszlo Hegedüs (2004). The thyroid nodule. New England Journal of Medicine, 351, 1764-1771.
54. René G. Holzheimer and John A. Mannick (2001). Surgical Treatment: Evidence-Based and Problem-Oriented, W. Zuckschwerdt Verlag GmbH, Munich.
55. Burch HB (1995). Evaluation and management of the solid thyroid nodule. Endocrinology and Metabolism Clinics of North America, 24(4), 663-710.
56. Edwin L. Kaplan and Sonia L. Sugg (2001). Endocrinology, W.B. Saunders Company, Toledo,Ohio.
57. Tarantino Let al (2008). Percutaneous ethanol injection of hyperfunctioning thyroid nodules: long-term follow-up in 125 patients.
AJR Am J Roentgenol, 190(3), 800-808.
58. Stephen Y. Lai et al (2010). Cummings otolaryngology: head and neck surgery (fifth edition), Mosby Elvisier, Chicago.
59. Josef E. Fischer Master of Surgery (fifth edition), Lippincott Williams and Wilkins, Philadelphia.
60. Daniel Oertli and Robert Udelsman (2007). Surgery of the Thyroid and Parathyroid Glands, Springer-Verlag, Berlin.
61. Jessica E. Gosnell et al (2004). Minimal access thyroid surgery: technique and report of the first 25 cases. ANZ J. Surg, 74, 330-334.
62. Charles Tan et al (2009). Management of hyperfunctioning single thyroid nodules in the ear of minimally invasive thyroid surgery. ANZ J. Surg, 79, 386-389.
63. Yeh MW et al (2006). Completion thyroidectomy for malignancy afer initial minimal access thyroid surgery. ANZ J. Surg, 76, 332-334.
64. Stalberg P et al (2007). Minimally invasive parathyroidectomy and thyroidectomy: current concepts. Surgeon, 5, 301-308.
65. Eugen N.myers (1997). Operative Otolaryngology: head and neck surgery, W.B. Saunders Company, Philadelphia.
66. David J. Terris and Christine G. Gourin (2009). Thyroid and parathyroid diseases: medical and surgical management, Thieme Medical, New York.
67. Serra M. et al (1995). Thyroid pathology in health center, Pramaria, Aten.
68. Gharib H. and Jamee M. (1987). Suppresive with therapy levothyroxine for solitary thyroid nodule. New England Journal Medicine, 317(2), 112-117.
69. Nguyễn Công Hoàng (2002). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và điều trị phẫu thuật bướu giáp lộ đơn thuần tại Viện TMH TW từ tháng 8/2001 đến 11/2002, Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ Y khoa, Đại học Y Hà Nội.
70. Seong Jin Lee (2005). Effectiveness of percutaneous ethanol injection therapy in benign nodular and cystic thyroid diseases: long-term follow-up experience. Endocrine Journal, 52, 455-462.
71. Sa Vẻng Xay Dalasath (2011). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị ngoại khoa bướu giáp đơn thuần ở người cao tuổi, Luận án tiến sỹ Y học, Học viện Quân Y.
72. Hamming JF et al (1990). The value of fine-needle aspiration biopsy in patients with nodular thyroid disease divided into groups of suspicion of malignant neoplasms on clinical grounds. Arch Intern Medicine, 150, 113-116.
73. Mai Thế Trạch và Nguyễn Thuy Khuê (2003). Nội tiết học đại cương, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
74. McDougall I.R. (2006). Management of thyroid cancer and related nodular disease, Springer-Verlag, London.
75. Tan GH et al (1995). Solid thyroid nodule: comparison between palpation and ultrasonography. Arch Intern Med, 155(22), 2418-2423.
76. Warithorn P. et al (2009). Diagnostic performance of gray-scale versus combined gray-scale with colour doppler ultrasonography in the diagnosis of malignancy in thyroid nodules. Asian Pacific Journal Cancer Preview, 10, 759-764.
77. David S.C (2008). Medical management of thyroid disease, Informa Healthcare USA, New York.
78. Mark S. Sywark et al (2008). A randomized controlled trial of minimally invasive thyroidectomy using the lateral direct approach versus convention hemithyroidectomy, Journal Surgery, 144(6), 1016-1022.
79. Laurent Brunaud et al (2003). Incision length for standard thyroidectomy and parathyroidectomy: when is it minimally invasive?, Arch. Surg, 138(10), 1140-1143.
80. Giuliano Perigli et al (2008). Clinical benefit of minimally invasive techniques in thyroid surgery, World J Surg, 32, 45-50.
81. Christine S. Landry et al (2012). Robot-Assisted transaxillary thyroid surgery in the United States: is it comparable to open thyroid lobectomy?, Ann Surg Oncol, 19, 1269-1274.
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Lịch sử nghiên cứu 3
1.1.1. Trên thế giới 3
1.1.2. Trong nước 5
1.2. Giải phẫu tuyến giáp 5
1.3. Sinh lý tuyến giáp 11
1.3.1. Sinh tổng hợp hormon T3, T4 11
1.3.2. Tác dụng của T3, T4 11
1.3.3. Tác dụng của Calcitonin 11
1.4. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của u tuyến giáp lành tính 11
1.4.1. Dịch tễ học và yếu tố nguy cơ 11
1.4.2. Lâm sàng 12
1.4.3. Cận lâm sàng 14
1.4.4. Phân nhóm nguy cơ ác tính 18
1.4.5. Chẩn đoán 18
1.5. Điều trị u tuyến giáp lành tính 19
1.5.1. Điều trị u tuyến giáp lành tính, bình giáp 19
1.5.2. Điều trị đối với u tuyến giáp lành tính, cường giáp 20
1.6. Phẫu thuật trong điều trị u tuyến giáp 21
1.6.1. Các loại phẫu thuật tuyến giáp 21
1.6.2. Phẫu thuật tuyến giáp qua đường cổ bên 21
1.6.3. Biến chứng của phẫu thuật cắt thùy tuyến giáp 22
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.1. Đối tượng nghiên cứu 24
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 24
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 24
2.2. Phương pháp nghiên cứu 25
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 25
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu 25
2.2.3. Phương tiện nghiên cứu 25
2.2.4. Thông số nghiên cứu 25
2.2.5. Xử lý số liệu 32
2.2.6. Biện pháp khống chế sai số 32
2.3. Đạo đức nghiên cứu 33
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34
3.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng 34
3.1.1. Đặc điểm lâm sàng 34
3.1.2. Cận lâm sàng 39
3.2. Kết quả của phẫu thuật 43
3.2.1. Chiều dài đường rạch da 43
3.2.2. Thời gian phẫu thuật 44
3.2.3. Biến chứng sau phẫu thuật 44
3.2.4. Mức độ đau 44
3.2.5. Tình trạng sẹo mổ 46
3.2.6. Phân loại kết quả phẫu thuật 46
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 47
4.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng 47
4.1.1. Đặc điểm lâm sàng 47
4.1.2. Cận lâm sàng 51
4.2. Kết quả phẫu thuật 56
4.2.1. Chiều dài đường rạch da 56
4.2.2. Thời gian phẫu thuật 57
4.2.3. Biến chứng sau phẫu thuật 58
4.2.4. Mức độ đau sau phẫu thuật 60
4.2.5. Tình trạng sẹo mổ 61
4.2.6. Nhận xét những khó khăn, thuận lợi của phẫu thuật 61
4.2.7. Phân loại kết quả phẫu thuật 63
KẾT LUẬN 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Bảng 1.1. Phân loại độ to của u tuyến giáp 13
Bảng 1.2. Phân loại của Bethesda 2007 về kết quả FNA 15
Bảng 1.3. Phân nhóm nguy cơ ác tính theo đặc điểm lâm sàng và siêu âm. 18
Bảng 3.1. Tuổi trung bình 34
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo các yếu tố nguy cơ 35
Bảng 3.3. Triệu chứng cơ năng 36
Bảng 3.4. Tính chất của u và các biểu hiện lâm sàng liên quan 38
Bảng 3.5. Kích thước trung bình 39
Bảng 3.6. Phân bố bệnh nhân theo thể của u và giới 41
Bảng 3.7. Phân bố bệnh nhân theo các dấu hiệu bất thường khác trên siêu âm 41
Bảng 3.8. Kết quả chọc hút tế bào kim nhỏ 42
Bảng 3.9. Đối chiếu kết quả FNA và MBH theo thể bệnh 43
Bảng 3.10. Chiều dài đường rạch da 43
Bảng 3.11. Thời gian phẫu thuật 44
Bảng 3.12. Các biến chứng sau phẫu thuật 44
Bảng 3.13. Điểm VAS 44
Biểu đồ 3.1. Phân bố lớp tuổi 34
Biểu đồ 3.2. Sự phân bố theo giới 35
Biểu đồ 3.3. Phân bố bệnh nhân theo nhóm nguy cơ 36
Biểu đồ 3.4. Phân độ tuyến giáp 37
Biểu đồ 3.5. Phân bố bệnh nhân theo vị trí u 39
Biểu đồ 3.6. Phân bố kích thước u trên siêu âm 40
Biểu đồ 3.7. Thể của u trên siêu âm 40
Biểu đồ 3.8. Kết quả mô bệnh học sau phẫu thuật 42
Biểu đồ 3.9. Mức độ đau sau phẫu thuật 45
Biểu đồ 3.10. Tình trạng sẹo mổ sau phẫu thuật 1 tháng 46
Biểu đồ 3.11. Phân loại kết quả phẫu thuật sau 1 tháng 46
Hình 1.1. Tuyến giáp nhìn từ trước 7
Hình 1.2. Mạch máu tuyến giáp 8
Hình 1.3. Mô học tuyến giáp bình thường 9
Ảnh 1.1. Đường rạch da 27
Ảnh 1.2. Xác định bờ trước cơ ức đòn chũm 27
Ảnh 1.3. Phẫu tích các cơ dưới móng 28
Ảnh 1.4. Bộc lộ mặt bên thùy giáp 28
Ảnh 1.5. Bộc lộ TK TQQN 29
Ảnh 1.6. Khâu đóng da 30