Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng vá đánh giá kết quả điều trị nhiễm trùng cổ sâu tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng vá đánh giá kết quả điều trị nhiễm trùng cổ sâu tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương.Nhiễm trùng cổ sâu (Deep neck infection) là tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở các khoang và mạc vùng cổ với biểu hiện viêm mô tế bào giai đoạn đầu, sau đó tạo thành ổ mủ, giai đoạn sau gọi là áp xe. Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như: các đường rò bẩm sinh vùng cổ, các chấn thương do dị vật thực quản, các chấn thương của vùng họng, cổ, các biến chứng của viêm Amyđan, viêm VA, các nhiễm trùng vùng đầu mặt cổ hay răng miệng gây ra. Tuy nhiên, cũng nhiều trường hợp không xác định được nguyên nhân của quá trình viêm [1], [2].
Nhiễm trùng cổ sâu khi không được khư trú mà lan rộng ra các mô lỏng lẻo xung quanh, theo các khoang giải phẫu tự nhiên của cổ, sang phía đối diện, thậm chí lan lên mặt hoặc xuống ngực, vào trung thất gây nên bệnh cảnh nhiễm trùng, nhiễm độc nặng nề.
Nhiễm trùng cổ sâu là một cấp cứu trong tai mũi họng [3], việc phát hiện sớm và xử trí kịp thời có ý nghĩa rất quan trọng rút ngắn thời gian điều trị và tránh những biến chứng nguy hiểm. Việc chẩn đoán xác định không chỉ dựa vào lâm sàng mà cũng cần đến các xét nghiệm khác không thể thiếu được như: Xquang, nội soi, siêu âm v.v..[4], [5]. Điều đó giúp cho việc xác định bệnh đúng và điều trị kịp thời. Trong những năm gần đây với sự cập nhật của chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm vi trùng và các loại kháng sinh thế hệ mới đã giúp cho chẩn đoán và điều trị nhiễm trùng cổ sâu có nhiều tiến bộ, tiên lượng bệnh được tốt hơn. Tuy nhiên, với những trường hợp có cơ địa đặc biệt như: suy giảm miễn dịch, rối loạn chuyển hóa, thì bệnh thường nặng và nguy cơ tử vong cao.
Ở các nước phát triển nhiễm trùng cổ sâu ngày càng ít gặp, còn ở nước ta bệnh vẫn còn thường gặp. Theo thống kê của Lê Văn Sáu gặp 60 trường hợp áp xe vùng cổ trong 3 năm từ 2007 – 2009 tại Bệnh viện TMHTW [6].
Chẩn đoán và điều trị nhiễm trùng cổ sâu vẫn còn là một thách thức đối với các nhà lâm sàng. Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng vá đánh giá kết quả điều trị nhiễm trùng cổ sâu tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương“
Với hai mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của nhiễm trùng cổ sâu.
2. Đánh giá kết quả điều trị nhiễm trùng cổ sâu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng vá đánh giá kết quả điều trị nhiễm trùng cổ sâu tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương
1. Linh Thế Cường (2001), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và điều trị viêm tấy tỏa lan vùng cổ gặp tại Viện TMHTW”, Luận văn thạc sỹ y khoa, Trường Đại học y Hà Nội.
2. Nguyễn Như Ước (2005), “Góp phần tìm hiểu lâm sàng, vi khuẩn và kháng sinh đồ trong viêm tấy mủ vùng cổ tại BVTMHTW” , luận văn Thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
3. Phạm Khánh Hòa (2002), “Cấp cứu Tai Mũi Họng”, NXB y học.
4. Nguyễn Tấn Phong (2005), “Điện quang chẩn đoán trong TMH”, NXB y học Hà nội.
5. WeberAl, Siciliano A (2000) “CT imaging evaluation of neck infections clinical correlation”, Radial Clin North Am, 38(5), PP. 941-68.
6. Lê Văn Sáu (2009), “Nghiên cứu hình thái lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh của áp xe vùng cổ”, luận văn Bác sỹ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội.
7. Lanwani AK, Kaplan KJ (1991), “Medistinal and thoracic complications of necrotizing fasciitis of the head and neck”, Head and neck, 13(6), PP.531 – 39.
8. A Lan D (2008) “Deep neck infection” updated 11- 2008.
9. Mosher (1992), “Abscess and deep neck space infections of the head and neck”, Infect Dis A. Sheft (1991), “Deep neck infections” Otolaryngology, 3, PP. 2545 – 63.
10. Bartlett JG, Gorbach Sl (1976), “Anaerobic infections of the head and neck”, Otolaryngol clin North ( Am, 9, PP 703).
11. Eykyn SJ (1983), “The therapeutic use of Metronidazole in anaerobic infection: six year experience in a London Hospital” Surgery, 93(1).PP.209-
12. Mayers EM, Kirkland LS, Mickey R (1988), “The head and neck sequelac of cervical in travenus drug abuse”, Laryngoscope.
13. Đặng Hiếu Trưng (1965), “Xử trí vết thương vùng cổ”, Nội san TMH số 1. Tr 35- 40.
14. Lê Sỹ Lân (1988), “Đóng góp nhận xét về 136 trường hợp viêm tấy và áp xe quanh amiđan gặp tại viện TMHTW”, luận văn tốt nghiệp BSNT- trường Đại học Y hà Nội.
15. Nguyễn Hữu Khôi (1997), “Viêm tấy vùng cổ lan tỏa và nhiễm HIV” Nội san TMH, Tr 10- 16.
16. Vũ Trung Kiên (1997), “Tình hình biến chứng của dị vật thực quản tại Viện TMHTW từ tháng 1/1990- 9/1997″. Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ Y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
17. Nguyễn Hoài An, Nguyễn Hoàng Sơn, Nguyễn Tố Uyên (1999), “Một số nhận xét qua 50 ca rò xoang lê”. Nội san TMH số 2. Tr 15- 12.
18. Simkeopich (2006), “Các biểu hiện lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị viêm tấy và áp xe quanh amiđan tại bệnh viện TMHTW từ tháng 11/2005- tháng 11/2006″, luận văn tốt nghiệp thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
19. Đỗ Xuân Hợp (1976), “Giải phẫu đại cương đầu mặt cổ”, Nxb Y học Hà Nội, Tr 133- 186.
20. Nguyễn Đình Bảng (1991), “Tập tranh giải phẫu TMH”. Vụ khoa học và đào tạo Bộ y tế.
21. Nguyễn Quang Quyền ( 1993), “Cổ”, Bài giảng giải phẫu học 1, Tr 222 – 266.
22. Nguyễn Quang Quyền ( 1997), “Giải phẫu vùng cổ”, Atlas giải phẫu người, Tr 85- 86.
23. Võ Tấn (1976), “Tai mũi họng thực hành tập III”, Nxb Y học Hà Nội.
24. Trần Sỹ Tân, Trần Thánh Phước (1984), “Nhân 293 trường hợp răng khôn tai biến”, công trình nghiên cứu khoa học Y dược 1984, Nxb y học, Tr 111.
25. Bruce A.S cott and chardes M.Stierberg (1993), “Deep neck space infections”, Head and neck sugery – otolaryngology, vol I, Philadelphia, PP. 738 – 53.
26. Marioni G, Rinaldi R. (2008) “Deep neck infections with dental origin: analysis of 85 couse cutive case (2000-2006)”Acta otolarygol 2008 Feb; 128(2); 201-6.
27. Johnson JJ (1992), “Abscess and deep neck space infections of the head and neck”, Infect Dis clin North Am, 6(3), PP. 705-17.
28. Kevin A. Shumrick, Stanley A. Sheft (1991) “Deep neck infections” otolaryngology, 3, PP.2545-63.
29. Kiernan PD, Hernander a, Byrne WD and al (1998), “Descending cervical mediastinitis”, Ann Thoracsurg, 65(5), Pp. 1483-88.
30. Kinzer S, Pfeifer J. (2009), “Servere deep neck space infections and mediastinitis: clinical relevance and implication for diagnosis and treatment”. Acta otolarygol. 2009 Jan, 129(10, 62-70.
31. Pinat JC, Haguenauner JP, Nareaillor B (1989), “Diffuse spontaneous cervical cellulitis caused by anaerobicbacterria” Rev larygol otoryhinol, 110(2), PP 141-4.
32. Trần Ngọc Dũng (1963), “Một số ý kiến về chẩn đoán áp xe thực quản do hóc xương” Nội san TMH số 6 Tr: 46-51.
33. Chen MK, Wen YS, Chang CC, and al (1998), “Predisposing factor of life- threatening deep neck infection. Logistic regression analysis of 214 cases”, J Otolaryngol, 27 (3),PP. 141-4.
34. Lê Đăng Hà (1999), “Vấn đề kháng kháng sinh của vi khuẩn”, Nxb Y học, Tr 12, 15, 29, 116, 130, 142.
35. Ngô Ngọc Liễn (2000), “Viêm tấy hạch mủ cổ bên”, giản yếu TMH tập 3, Nxb Y học Tr 111- 112.
36. Corsten MJ, Chamji FM, Odell PF, and all (1997), “Optimal treatment of descending necrotizing mediastinitis”, Thorax, 52(8). PP.702-8
37. Ey Kyn SJ (1983), ”The therapeutic use of Metronidazole in anaerobic infection : Six years experience in a London Hospital” surgery, 93(1). PP. 209 – 14.
38. Scott PM, Dhilon RS, Mc Donald PJ (1994), “Cervical necrotizing fasciitis an tonsillitis”, J lagyngolotol, 108 (5), PP. 435 – 37.
39. Vũ Quốc Trang (2003), “Góp phần nghiên cứu tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong viêm Amiđan cấp gặp tại Viện TMHTW từ tháng 6/2003 đến tháng 9/2003″, luận văn thạc sỹ y khoa- Trường Đại học Y Hà Nội.
40. David Leny (2006), “Neck trauma”, medicin.
41. Eugene Y cheng, Val selivanov (2006), “Penetrating neck trauma” Emedicin; March 7.
42. Maisel RH, KarlenR (1994), “Cervical necrotizing fasciitis”, Laryngoscope, 104 (7), PP. 795-98.
43. Lê Minh Kỳ (2002), “Nghiên cứu vai trò một số đặc điểm bệnh học nang rò bẩm sinh”, Luận án tốt nghiệp Tiến sỹ, trường Đại học Y Hà Nội.
44. Nguyễn Đình Phúc (1982), ”Nhận xét tình hình bệnh TMH qua điều tra một vùng dân cư nội thành Hà nội” Nội san TMH. Tr 58-62
45. KantuS, Har ELG (1997), “Cervical necrotizing fasciitis”, Ann Otol Rhinol Laryngol, 106 (11), PP. 965 – 70.
46. Lê Ngọc Thành (2002), “Cấp cứu vết thương mạch máu vùng cổ và nền cổ” ngoại khoa, Tr 54- 56.
47. Nguyễn Hoàng Sơn (1996), “Góp phần nghiên cứu nhiễm khuẩn hô hấp trên ở trẻ em qua điều tra theo dõi 1 số vùng ở Việt Nam” luận án Phó tiến sĩ khoa học y dược, Trường ĐHY Hà nội.
48. Peterson LJ (1993), “Contemporary management of deep infection of the neck” J Oral Maxillyfacsurg, 51 (3), PP.226 – 31.
49. Whitesides L, Cotto – Cumba C, Myers RA (2000), “Descending necrotizing mediastinitis: Transcervical drainage is not enough”, Ann thorac surg, 49(5), PP. 780-84.
50. Greiwald JH, Wilson JF, Haggerty PG (1995),”Peritonsillar abcess: an unlikely cause of necrotizing fasciitis”, Ann Fr Amesth remain, 3(3), PP 216- 8.
51. Mathieu D, Nevier B, teillonC et al (1995), “Cericral necrotizing clinical manifestations and management”, clin Ifect Dis, 21(1), PP. 51 – 56.
52. Lê Sỹ Nhơn (1992), “Những vấn đề cấp cứu TMH” Nxb Y học Hà nội.
53. Lê Ngọc Thành, Tôn Thất Bách (1993), “Thái độ xử trí vết thương mạch máu vùng cổ và nền cổ”, Ngoại khoa 4, Tr 1- 5.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com