Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả ứng dụng hút áp lực âm trong điều trị vết thương phần mềm tại Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ và Bệnh viện Đại Học Y Dược Cần Thơ năm 2018-2020

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả ứng dụng hút áp lực âm trong điều trị vết thương phần mềm tại Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ và Bệnh viện Đại Học Y Dược Cần Thơ năm 2018-2020

Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả ứng dụng hút áp lực âm trong điều trị vết thương phần mềm tại Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ và Bệnh viện Đại Học Y Dược Cần Thơ năm 2018-2020.Vết thương phần mềm chỉ các thương tích gây rách da và gây thương tổn các phần mềm ở dưới da [10]. Có nhiều loại vết thương phần mềm khác nhau từ đơn giản đến phức tạp, từ cấp tính đến mãn tính. Mỗi loại vết thương có phương pháp điều trị khác nhau. Do đó, muốn xử lý bất kỳ loại vết thương nào thì cũng phải hiểu thấu đáo và thành thạo cách xử trí [6].
Đối với hầu hết các vết thương phần mềm cấp tính, đơn giản chỉ cần can thiệp bằng kỹ thuật ngoại khoa kinh điển thì vết thương có thể liền. Một số vết thương phức tạp hơn có thể phải phẫu thuật nhiều lần và can thiệp bằng nhiều phương pháp [11]. Hút áp lực âm là một trong các phương pháp được áp dụng cho các loại vết thương phức tạp trong thời gian gần đây.

Vết thương mãn tính thường là hậu quả của việc điều trị các vết thương cấp tính không hiệu quả hoặc không đúng phương pháp. Những vết thương này thường gặp ở người lớn tuổi và những người có bệnh về miễn dịch hay bệnh mãn tính. Việc điều trị các loại vết thương này thường rất khó khăn, thời gian điều trị kéo dài, gây tốn kém và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống thậm chí phải đoạn chi, gây tử vong [2].
Các nghiên cứu cho thấy các vết thương khó liền có liên quan đến tính trạng thiếu oxy tại chỗ, xuất tiết dịch nhiều và đặc biệt là có tình trạng nhiễm khuẩn [50]. Để giải quyết các vấn đề này, hiện nay các nhà lâm sàng thường phối hợp một số phương pháp tiên tiến trong điều trị các vết thương khó liền như sử dụng yếu tố tăng trưởng biểu bì, oxy áp suất cao, các vật liệu thay thế da đặc biệt là phương pháp hút áp lực âm (HALA)[15].
Phương pháp hút áp lực âm ra đời mang đến hy vọng giải quyết các vấn đề trên đã được triển khai nhiều nơi trên thế giới [28]. Tại Việt Nam, phương pháp này đã được áp dụng ở một số trung tâm lớn và bước đầu cho thấy kết quả rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, tại Cần Thơ, đây vẫn là vấn đề chưa được nghiên cứu có hệ thống. Đó chính là lý do chúng tôi tiên hành triển khai đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả ứng dụng hút áp lực âm trong điều trị vết thương phần mềm tại Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ và Bệnh viện Đại Học Y Dược Cần Thơ năm 2018-2020” với các mục tiêu sau:
1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng các vết thương phần mềm
được điều trị bằng phương pháp hút áp lực âm tại tại Bệnh viện Đa Khoa
Trung Ương Cần Thơ và Bệnh viện Đại Học Y Dược Cần Thơ năm 2018-2020.
2. Đánh giá kết quả ứng dụng hút áp lực âm trong điều trị vết thương phần
mềm tại Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ và Bệnh viện Đại Học Y
Dược Cần Thơ năm 2018-2020

MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC HÌNH Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ. …………………………………………………………………………………….1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ……………………………………………………3
1.1. Đặc điểm giải phẫu phần mềm ……………………………………………………….3
1.2. Đại cương về vết thương phần mềm………………………………………………..4
1.3. Phương pháp điều trị vết thương phần mềm. ……………………………………8
1.4. Phương pháp hút áp lực âm trong điều trị vết thương phần mềm……… 11
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. ………… 19
2.1. Đối tượng nghiên cứu . ……………………………………………………………….. 19
2.2. Phương pháp nghiên cứu. ……………………………………………………………. 19
2.3. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu…………………………………………………. 27
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………………………….. 29
3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu. ………………………………………….. 29
3.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của vết thương phần mềm . …………. 32
3.3. Kết quả ứng dụng hút áp lực âm…………………………………………………… 38
Chương 4. BÀN LUẬN ……………………………………………………………………… 46
4.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu . ……………………………………… 46
4.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của vết thương phần mềm …. 474.3. Kết quả ứng dụng hút áp lực âm…………………………………………………… 51
KẾT LUẬN. ……………………………………………………………………………………… 62
KIẾN NGHỊ . ……………………………………………………………………………………. 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: MẪU BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU
PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH BỆNH NHÂN
PHỤ LỤC 3: MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌC

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Nguyên tắc điều trị vết thương phần mềm……………………………..10
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi ……………………………………………… 29
Bảng 3.2. Vị trí vết thương phần mềm ………………………………………………. 34
Bảng 3.3. Mối tương quan giữa diện tích vết thương và nguyên nhân ……. 35
Bảng 3.4. Đặc điểm nền vết thương trước hút áp lực âm………………………. 35
Bảng 3.5. Đặc điểm dịch tiết vết thương trước hút áp lực âm………………… 36
Bảng 3.6. Tình trạng nhiễm trùng của vết thương trước hút áp lực âm……. 36
Bảng 3.7. Mức độ đau của bênh nhân trước hút áp lực âm……………………. 36
Bảng 3.8. Đặc điểm vi trùng học của vết thương…………………………………. 37
Bảng 3.9. Sự liên quan giữa nhiễm trùng lâm sàng và kết quả cấy khuẩn .. 38
Bảng 3.10. Số đợt hút áp lực âm ………………………………………………………… 38
Bảng 3.11. Sự liên quan giữa tổng lượng dịch hút và diện tích vết thương .. 39
Bảng 3.12. Diện tích vết thương trước và sau hút áp lực âm…………………… 40
Bảng 3.13. Đặc điểm dịch tiết vết thương sau hút áp lực âm…………………… 41
Bảng 3.14. Mức độ đau của bệnh nhân sau hút áp lực âm ………………………. 42
Bảng 3.15. Kết quả chung của ứng dụng hút áp lực âm …………………………. 44
Bảng 3.16. Sự liên quan giữa kết quả và diện tích vết thương…………………. 44
Bảng 3.17. Sự liên quan giữa kết quả và tổn thương giải phẫu………………… 44
Bảng 3.18. Sự liên quan giữa kết quả và bệnh lý kèm theo …………………….. 45DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới tính . ………………………………….. 29
Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp ……………………………… 30
Biểu đồ 3.3. Nguyên nhân vết thương phần mềm……………………………….. 30
Biểu đồ 3.4. Sự liên quan giữa nghề nghiệp và nguyên nhân vết thương.. 31
Biểu đồ 3.5. Xử trí vết thương trước hút áp lực âm …………………………….. 31
Biểu đồ 3.6. Bệnh lý liên quan vết thương phần mềm…………………………. 32
Biểu đồ 3.7. Phân bố mẫu nghiên cứu theo tính chất vết thương. …………. 32
Biểu đồ 3.8. Đặc điểm tổn thương giải phẫu trong mẫu nghiên cứu ……… 33
Biểu đồ 3.9. Sự liên quan giữa tổn thương giải phẫu và nguyên nhân …… 33
Biểu đồ 3.10. Phân nhóm diện tích vết thương. ……………………………………. 34
Biểu đồ 3.11. Tỉ lệ hở băng dính và vị trí trong quá trình hút áp lực âm…….. 39
Biểu đồ 3.12. Lượng dịch hút trung bình qua từng đợt hút áp lực âm…….. 40
Biểu đồ 3.13. Sự thay đổi nền vết thương qua các đợt hút áp lực âm ………41
Biểu đồ 3.14. Tình trạng nhiễm trùng vết thương sau hút áp lực âm ………. 42
Biểu đồ 3.15. Mức độ đau của bệnh nhân trước và sau hút áp lực âm …….. 43
Biểu đồ 3.16. Điều trị sau hút áp lực âm . ……………………………………………. 4

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment