Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị bệnh khối u buồng trứng tại bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển
Luận văn thạc sĩ y học Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị bệnh khối u buồng trứng tại bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí, Quảng Ninh từ 1/1/2010 đến 31/12/2013/ Vũ Thị Dung. 2015.Buồng trứng là một tạng của cơ quan sinh dục nữ, vừa có chức năng nội tiết vừa có chức năng ngoại tiết, trong đó chức năng nội tiết là chủ yếu. Bệnh khối u buồng trứng là sự phát triển bất thường ở buồng trứng, phần lớn các khối u buồng trứng là lành tính, tuy nhiên vẫn còn một tỷ lệ phát triển thành ác tính. Theo Đinh Thế Mỹ tỷ lệ mắc KUBT là 3,6%, có xu hướng gia tăng, gặp nhiều hơn ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ [1], [2].
Bệnh KUBT thường không có dấu hiệu lâm sàng điển hình nhưng rất dễ dẫn đến các biến chứng đòi hỏi phải can thiệp cấp cứu như xoắn nang, vỡ nang… Đáng phải quan tâm hơn là có một tỷ lệ đáng kể bị ung thư hóa, khi được phát hiện thường ở giai đoạn muộn. Ung thư buồng trứng gây tử vong rất cao không chỉ vô cùng tốn kém về chi phí, tiền bạc và thời gian mà điều trị ung thư buồng trứng là quá trình rất gian nan vất vả cho cả thầy thuốc lẫn bệnh nhân [3],[4].
Ngày nay với sự trợ giúp của các phương pháp cận lâm sàng, đặc biệt là siêu âm, việc chẩn đoán KUBT trở nên dễ dàng hơn. Việc loại bỏ các KUBT được thực hiện với nhiều phương pháp điều trị khác nhau, can thiệp kinh điển là phẫu thuật mở bụng để cắt bỏ hoàn toàn hoặc bóc tách khối u bảo tồn phần nhu mô lành buồng trứng, hay cũng có thể chọc hút nang nếu là u nang cơ năng dưới sự hướng dẫn của siêu âm… [5], [6]. Đặc biệt từ khi phẫu thuật nội soi ra đời đã giúp cải thiện toàn diện đối với điều trị u nang buồng trứng bằng phẫu thuật: An toàn hơn, nhẹ nhàng hơn và đạt độ thẩm mỹ cao nhất. PTNS hiện nay đã và đang được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam, ở các trung tâm sản khoa lớn như bệnh viện Từ Dũ, bệnh viện Phụ sản Trung Ương, bệnh viện Phụ sản Hải Phòng… Trên 80% bệnh nhân KUBT lành tính được điều trị bằng phẫu thuật nội soi [7], [8], [9].
Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí (BVVNTĐUB) là bệnh viện tuyến Trung Ương đóng tại địa phương với 850 giường bệnh, trong đó khoa phụ sản có 180 giường bệnh. Hàng năm bệnh viện tiếp nhận khoảng 15.000 lượt bệnh nhân đến để điều trị sản phụ khoa, trong đó số bệnh nhân mổ phụ khoa khoảng 1.000 trường hợp, riêng số BN phẫu thuật KUBT khoảng 150 trường hợp nên việc nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật các kiến thức mới cho cán bộ y tế luôn được chú ý, đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại, ngày càng đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân vùng Đông bắc của Tổ Quốc và các tỉnh lân cận như Hải Phòng, Hải Dương…
Trong những năm qua, có một số nghiên cứu phát triển về kỹ thuật chẩn đoán và điều trị mới, tuy nhiên đến nay chưa có nghiên cứu cụ thể nào đánh giá việc chẩn đoán, điều trị KUBT tại BVVNTĐUB. Nhằm không ngừng nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị tại bệnh viện, chúng tôi nghiên cứu đề tài
“Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các phương pháp điều trị bệnh khối u buồng trứng tại BVVNTĐUB trong 4 năm từ 2010¬2013” với hai mục tiêu:
1. Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của các trường hợp được chẩn đoán khối u buồng trứng vào điều trị tại BVVNTĐUB trong 4 năm từ 1/1/2010 – 31/12/2013.
2. Mô tả các phương pháp điều trị bệnh khối u buồng trứng của các đối tượng nghiên cứu tại BVVNTĐUB trong thời gian nói trên.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị bệnh khối u buồng trứng tại bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí, Quảng Ninh từ 1/1/2010 đến 31/12/2013/
1. Đinh Thế Mỹ (1998), “Khối u buồng trứng”, Lâm sàng sản phụ khoa, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, trang 458-470.
2. Đinh Thế Mỹ, Lý Bạch Như (1998), “Tình hình khối u buồng trứng tại viện bảo vệ Bà mẹ và trẻ sơ sinh từ năm 1994 – 1996”, Tạp chí thông tin Y dược, Viện thông tin Y học Trung Ương, trang 50-54.
3. Lê thanh Bình (2013), “Khối u buồng trứng lành tính”, Bài giảng sản phụ khoa dành cho bác sỹ sau đại học, Đại học y dược Hải Phòng, trang 447-452 (lưu hành nội bộ )
4. Lê thanh Bình (2013), “Ung thư buồng trứng”, Bài giảng sản phụ khoa dành cho bác sỹ sau đại học, Đại học y dược Hải Phòng, Trang 453-458 ( lưu hành nội bộ)
5. Phan Trường Duyệt (1998), Phẫu thuật sản phụ khoa, Nhà xuất bản Y học, trang 315-320.
6. Phan Trường Duyệt (1999), Kỹ thuật siêu âm và ứng dụng trong sản phụ khoa, Nhà xuất bản Y học, trang 361-371.
7. Bệnh viện hữu nghị Việt Đức (2004), Bài giảng phẫu thuật nội soi ổ bụng,( Lưu hành nội bộ ), trang 3-9, 83-91.
8. Bệnh viện phụ sản Từ Dũ (2002), Tài liệu phâu thuật nội soi cơ bản, (Lưu hành nội bộ ).
9. Viện bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ sinh (2000), Nội soi trong phụ khoa, Nhà xuất bản Y học.
10. Bộ môn Giải phẫu bệnh (2000), “Bệnh của buồng trứng”, Giải phẫu bệnh học , Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, Trang 390-408.
11. Đỗ Xuân Hợp (1977), “Bộ máy sinh dục nữ”, Giải phẫu bụng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, trang 321-324.
12. Harold, Ellis (2000), “Buồng trứng”, Giải phẫu học lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, trang 177-178.
13. Nguyễn Quang Quyền (1997), Bài giảng giải phẫu học tập II, Nhà xuất bản Y học chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, trang 220-222.
14. Phụ khoa hình minh họa (2000), Nhà xuất bản Y học Hà Nội, trang 331-362.
15. Phạm Thị Minh Đức (2000), “Sinh lý sinh sản nữ”, Sinh lý học tập 2, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, Trang 135-150.
16. Nguyễn Đức Lâm (2013), “Sinh lý phụ khoa tuổi sinh sản”, Bài giảng sản phụ khoa dành cho bác sỹ sau đại học, Đại học y dược Hải Phòng, trang 26¬36 ( lưu hành nội bộ )
17. Nguyễn Đức Lâm (2013), “Sinh lý phụ khoa tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh”, Bài giảng sản phụ khoa dành cho bác sỹ sau đại học, Đại học y dược Hải Phòng trang 37-41 ( lưu hành nội bộ ).
18. Bộ môn Mô học – phôi thai học trường Đại học Y Hà Nội (2000), “Mô học”, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, trang 400-449.
19. Bộ môn Phụ sản trường Đại học Y hà Nội (1978) “Các khối u buồng trứng”. Bài giảng sản phụ khoa, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, trang 308-405.
20. Bộ môn Phụ sản Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh (2000), “U nang buồng trứng”, Sản phụ khoa tập 2, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, trang 970-979.
21. Dương Thị Cương, Nguyễn Đức Hinh (1999), “Khối u buồng trứng”, Phụ khoa dành cho thầy thuốc thực hành, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, trang 145-156.
22. Lê Thanh Bình (2013), “Khối u buồng trứng”, Bài giảng sản phụ khoa dành cho bác sỹ sau đại học, Đại học y dược Hải Phòng, trang 444-446 (lưu hành nội bộ).
23. Bộ môn Mô học – Phôi thai học Trường Đại học Y Hà Nội (1999), “Sự phát triển các cơ quan sinh dục nữ”, Phôi thai học người, Nxb Y học trang 253-255.
24. Phan Trường Duyệt (2003), Lâm sàng sản phụ khoa, Nhà xuất bản Y học, trang 361-371.
25. Bonnin.A, Legmann.P, Convard.JP(1997), sách dịch “Bệnh học buồng trứng”, cẩm nang siêu âm, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, trang 221-229.
26. Nguyễn Thị Hương Linh (2011), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xử trí u buồng trứng giáp biên tại bệnh viện phụ sản Trung Ương từ năm 2001-2010”, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II, Hà Nội.
27. Dương Đình Thiện (1998), “Nghiên cứu ngang”, Phương pháp nghiên cứu khoa học y học, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, trang 105-106.
28. Tạ Thị Thanh Thủy, Nguyễn Thị Như Ngọc (2002), “Chẩn đoán tiền phẫu u nang buồng trứng , mối lien quan giữa phân loại theo siêu âm và giải phẫu bệnh lý”, Nội san Phụ Sản, Số chuyên đề đặc biệt.
29. Trần Thị Ngọc Hà (2006), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả phẫu thuật nội soi u nang buồng trứng tại khoa sản Bệnh viện Trung Ương Huế”. Tạp chí Y học Việt Nam, (tập 319), trang 331-337.
30. Từ Thị Thủy (2008) “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng chẩn đoán và cách xử trí u nang buồng trứng của bệnh viên 19-8 Bộ công an từ năm 1999 – 2008”, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II, Hà Nội.
31. Quách Minh Hiến (2004), Tình hình khối u buồng trứng thực thể được điều trị tại Bệnh viện phụ sản Trung Ương trong 3 năm 2001-2003, Luận văn thạc sỹ y học, Hà Nội.
32. Nguyễn Thị Thanh Hoa (2007), “Kết quả điều trị u nang buồng trứng lành tính bằng phẫu thuật nội soi ở khoa Phụ sản – Bệnh viện Trung Ương quân đội 108”, Y học thực hành, (4/2007), trang 60-62.
33. Phạm Văn Mẫn (2006), Nhận xét chẩn đoán, điều trị u và nang thực thể buồng trứng lành tính tại bệnh viện phụ sản Trung Ương trong 2 năm 1996 và 2006, Luận văn thạc sỹ Y học, Hà Nội.
34. Nguyễn Duy Quang (2010), “Nhận xét điều trị u buồng trứng bằng phẫu thuật nội soi tại bệnh viện phụ sản Trung Ương năm 2009 – 2010”. Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ y học Hà Nội.
35. Lê thanh Bình (2013), “Hình ảnh siêu âm trong phụ khoa”, Bài giảng sản phụ khoa dành cho bác sỹ sau đại học, Đại học y dược Hải phòng, trang 360-387 ( lưu hành nội bộ).
36. Phan Trường Duyệt (2006), Kỹ thuật hiện đại ứng dụng trong thăm dò phụ khoa, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, trang 586-588.
37. Nguyễn thị Ngọc Phượng, Trần Thị Lợi, Vũ Thị Kim Chi (2000), “Nghiên cứu dự đoán độ lành ác của khối u buồng trứng bằng siêu âm và CA 125, CA 153 trong huyết thanh”, Y học thành phố Hồ Chí Minh 2000, Vol.4, No.4. trang 216-220.
38. Nguyễn Như Bách (2004), Nhận xét tình hình u buồng trứng tại bệnh viện Phụ Sản Trung Ương năm 2003, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ y khoa, Hà Nội .
39. Lê Thanh Bình (2001), “Khảo sát sự biến động của CA 125 trong khối u buồng trứng”,Tạp chí Phụ sản , Hội phụ sản Việt Nam, Số 1, trang 63-67.
40. Trần Thị Phương Mai (1999), “Các khối u buồng trứng”, Bài giảng sản phụ khoa, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, trang 295-306.
41. Nguyễn Thị Ngọc Phượng, Huỳnh Thị Thu Thủy (2002), “Chẩn đoán và điều trị khối u buồng trứng tại bệnh viện phụ sản Từ Dũ năm 2001”, Nội san Sản Phụ Khoa, Hội phụ sản Việt Nam, số đặc biệt nhân dịp hội nghị toàn quốc hội Phụ sản Việt Nam khóa 9 kỳ họp thứ 5 Đà Nẵng, trang 73-83.
42. Vương Tiến Hòa (2001), “ Điều trị u nang buồng trứng bằng phẫu thuật nội soi tại bệnh viện phụ sản Trung Ương trong 2 năm 1999-2000”, Tạp chí phụ sản Việt Nam, (tập 3), trang 48-52.
43. Đỗ Khắc Huỳnh (2001), Đánh giá tình hình phẫu thuật nội soi đối với u nang buồng trứng tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội từ 1/1/1999 đến 31/5/2001. Luận văn thạc sỹ Y học, Hà nội.
44. Bộ môn Y tế công cộng trường Đại học Y hà Nội (2006) “Phương pháp nghiên cứu khoa học trong Y học và sức khỏe cộng đồng”, Cỡ mẫu trong nghiên cứu dịch tễ học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, trang 66-71.
45. Bộ môn Sinh lý học Trường Đại học Y Hà Nội (2006), Sinh lý học cơ
quan sinh dục nữ, Chuyên đề sinh lý học (Tài liệu dung cho đối tượng sau
đại học hệ ngoại) trang 154-162.
46. Govan TDA (1993), sách dịch, “Các khối u buồng trứng”, Phụ khoa hình minh họa, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, trang 336-368.
47. Khoa y tế công cộng Trường đại học y Hà Nội (2006), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong y học và sức khỏe cộng đồng, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, trang 66-71.
48. Nguyễn Thế Khánh , Phạm Tử Dương (2005), “Xét Nghiệm xử dụng trong lâm sàng”, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, trang 890-891.
49. Đỗ Kính (2000), “Phôi thai học, thực nghiệm và ứng dụng lâm sàng”, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, trang 159-162.
50. Đỗ Thị Ngọc Lan (2003), Nghiên cứu áp dụng phẫu thuật nội soi cắt u nang buồng trứng lành tính tại Viện bà mẹ và trẻ sơ sinh, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II, Hà Nội .
51. Trần Thị Phương Mai (2005), Bệnh học ung thư phụ khoa, Nhà xuất bản Y học, trang 81-92,94-100.
52. Tabory.J (2001), “Chương 9: Sản phụ khoa”, Hướng dẫn thực hành siêu âm ổ bụng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, trang 250-259.
53. Ngô Văn Tài (2006), “Một số thăm dò trong phụ khoa”, Bài giảng sản phụ khoa dành cho bác sỹ sau đại học, trang 226-230.
54. Dương Đình Thiện (1998), “Đánh giá một nghiệm pháp chẩn đoán”, Phương pháp nghiên cứu khoa học y học, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, trang 176-188.
55. Đinh Xuân Tửu (2001), “Các khối u ác tính ở buồng trứng”, Tài liệu tập huấn ung thư cổ tử cung, tử cung, buồng trứng, Dự án nghiên cứu bệnh chứng ung thư phụ khoa ở miền Bắc Việt Nam, trang 45-52.
56. Viện bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ sinh (1999), “Khối u buồng trứng”, Phụ khoa dành cho thầy thuốc thực hành, Nhà xuất bản Y học, trang 145-156.