Nghiên cúu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị bệnh tạo xương bất toàn tại bệnh viên Nhi Trung Ương

Nghiên cúu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị bệnh tạo xương bất toàn tại bệnh viên Nhi Trung Ương

Luận văn Nghiên cúu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị bệnh tạo xương bất toàn tại bệnh viên Nhi Trung Ương.Ngày nay, nhờ sự phát triển mạnh mẽ của y học và chẩn đoán di truyền phân tử, mô hình bệnh tật ở trẻ em Việt Nam đã có nhiều thay đổi. Trong khi các bệnh như nhiễm khuẩn, suy dinh dưỡng, tiêu chảy được khống chế tốt thì các bệnh khó chẩn đoán như các bệnh lý về chuyển hoá, di truyền ngày càng được phát hiện nhiều hơn.
Bệnh tạo xương bất toàn (Osteogenesis Impefecta: OI) còn gọi là bệnh xương thuỷ tinh hay bệnh giòn xương là bệnh di truyền trội hoặc lặn trên nhiễm sắc thể thường do thiếu hụt sự tổng hợp collagen týp 1. Bệnh bao gồm nhiều thể lâm sàng và có đặc điểm di truyền khác nhau. Đặc điểm lâm sàng của bệnh là gãy xương tự phát, tái phát gây biến dạng xương, lùn, bất thường về răng, giảm thính lực do bất thường các xương nhỏ, củng mạc mắt màu xanh [48]. Tỷ lệ mắc bệnh khác nhau ở mỗi nước nhưng tính chung là 1/10000 [48].

Trên thế giới, bệnh đã được chẩn đoán từ năm 1883 [15]. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Rất nhiều các biện pháp điều trị khác nhau [5] đã được áp dụng như hormon tăng trưởng, cancitonin, tia xạ nhưng hiệu quả lâm sàng rất khác nhau và không bền vững với thời gian. Một số thử nghiệm cho kết quả bước đầu khả quan như ghép tuỷ xương, ghép tế bào mầm tự thân, liệu pháp gen nhưng chưa được áp dụng rộng rãi trên lâm sàng [58]. Biphosphonate là sản phẩm của Pyrophosphat có thời gian bán huỷ dài khi có mặt ở xương và có nhiều tác dụng, đặc biệt là tác dụng ức chế hoạt động của huỷ cốt bào [23]. Từ năm 1987, biphosphonate đã được áp dụng và điều trị có hiệu quả cho bệnh nhân OI [19]. Từ đó đến nay, nhiều nghiên cứu thử nghiệm đã chứng minh hiệu quả của phương pháp này khi điều trị cho bệnh nhân OI thể vừa và nặng.
Ở Việt Nam, từ năm 2000 đến nay, Khoa Nội tiết – Chuyển hoá – Di truyền, Bệnh viện Nhi Trung ương đã theo dõi và điều trị cho 104 bệnh nhân OI. Đây là một trong ba nguyên nhân gây tổn thương hệ thống xương (đứng sau các nguyên nhân khác là Mucopolysaccharide và còi xương kháng vitamin D), và là một trong những nguyên nhân gây tử vong hoặc tàn phế suốt đời cho trẻ [51]. Nhưng ở Việt Nam hiện nay việc chẩn đoán bệnh còn gặp nhiều khó khăn do chưa áp dụng được các xét nghiệm di truyền phân tử trong bệnh OI. Việc chẩn đoán chủ yếu dựa vào thời gian xuất hiện và lặp lại của triệu chứng gãy xương, gãy xương tự phát hoặc sau va chạm nhẹ và hình ảnh tổn thương trên phim Xquang, các tổn thương khác ngoài xương (như biểu hiện ở tai, mắt, …). Bệnh gây đau đớn, tàn phế suốt đời cho trẻ cả về mặt thể chất lẫn tinh thần thậm chí gây tử vong, đồng thời là nỗi khổ cho gia đình và gánh nặng cho xã hội. Tuy nhiên, cho đến nay ở nước ta nghiên cứu về bệnh tạo xương bất toàn còn ít. Vì vậy, nhằm giúp cho các bác sỹ lâm sàng chẩn đoán sớm, can thiệp kịp thời để giảm tỷ lệ tử vong cũng như tỷ lệ tàn tật cho nhóm bệnh này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mục tiêu:
1.    Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh tạo xương bất toàn ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
2.    Nhận xét kết quả điều trị bằng Biphosphonate cho bệnh nhân bị bệnh tạo xương bất toàn.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
Chương 1 TỔNG QUAN    3
1.1.    Định nghĩa    3
1.2.    Lịch sử nghiên cứu bệnh    3
1.2.1.    Thuật ngữ    3
1.2.2.    Tỷ lệ mắc    4
1.3.    Sinh bệnh học    4
1.4.    Triệu chứng    5
1.4.1.    Lâm sàng và phân loại OI    5
1.4.2.    Tiền sử gia đình    8
1.4.3.    Cận lâm sàng    10
1.4.4.    Chẩn đoán    13
1.5.    Điều trị    16
1.5.1.    Điều trị bằng biphosphonate    16
1.5.2.    Tác dụng phụ của Pamidronate    21
1.6.    Tiên lượng và phòng bệnh    22
1.7.    Một số công trình nghiên cứu    23
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    25
2.1.    Đối tượng nghiên cứu:    25
2.1.1.    Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân:    25
2.1.2.    Tiêu chuẩn loại trừ:    26
2.2.    Phương pháp nghiên cứu:    26
2.2.1.    Thiết kế nghiên cứu:    26
2.2.2.    Phương pháp chọn mẫu    26
2.2.3.    Các chỉ số nghiên cứu    26
2.2.4.    Phương pháp thu thập số liệu và đánh giá    28
2.3.    Xử lý số liệu    33
2.4.    Sai số và cách khống chế sai số    33
2.5.    Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu    33
Chương 3 KẾT QUẢ    35
3.1.    Đặc điểm nhóm nghiên cứu    35
3.1.1.    Tuổi chẩn đoán    35
3.1.2.    Giới    35
3.2.    Lâm sàng    36
3.2.1.    Phân loại bệnh nhân theo các týp lâm sàng    36
3.2.2.    Triệu chứng lâm sàng theo các týp    37
3.2.3.    Sự phát triển chiều cao và cân nặng của bệnh nhân OI    39
3.2.4.    Tần suất gãy xương của bệnh nhân OI    40
3.2.5.    Yếu tố gia đình: nghiên cứu phả hệ của bệnh nhân OI    42
3.3.    Triệu chứng cận lâm sàng    46
3.3.1.    Chẩn đoán hình ảnh    46
3.3.2.    Xét nghiệm sinh hoá    48
3.4.    Kết quả điều trị    49
Chương 4 BÀN LUẬN    54
4.1.    Đặc điểm nhóm nghiên cứu    54
4.1.1.    Tuổi chẩn đoán    54
4.1.2.    Giới    54
4.2.    Triệu chứng lâm sàng    55
4.2.1.    Phân loại theo týp lâm sàng    55
4.2.2.    Triệu chứng lâm sàng    58
4.2.3.    Chiều cao của bệnh nhân OI    59
4.2.4.    Tần suất gãy xương    60
4.3.    Yếu tố gia đình    61
4.4.    Triệu chứng cận lâm sàng      62
4.5.    Kết quả điều trị    63
KẾT LUẬN     69
KHUYẾN NGHỊ    71

Leave a Comment