Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị dự phòng ở phụ nữ mang thai nhiễm virus Viêm Gan B
Luận án tiến sĩ y học Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị dự phòng ở phụ nữ mang thai nhiễm virus Viêm Gan B.Nhiễm virus viêm gan B (HBV) là một trong những bệnh nhiễm trùng phổ biến. Theo ước đoán của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), gần một nửa dân số thế giới sống trong vùng nhiễm virus viêm gan B cao; trong đó, có 2 tỉ người đã bị nhiễm virus viêm gan B. Trong số 2 tỉ người nhiễm virus viêm gan B, có từ 300- 400 triệu người nhiễm virus viêm gan B mạn tính và đặc biệt 20- 25% người mang mầm bệnh mạn tính sẽ bị xơ gan hay ung thư gan [3], [10].
Tất cả mọi người đều có thể bị nhiễm virus này, nhưng phụ nữ mang thai là một trong những đối tượng dễ mắc bệnh hơn và diễn biến của bệnh cũng xấu hơn.
Theo bản đồ dịch tễ của WHO, Việt Nam nằm trong vùng có tỷ lệ nhiễm viêm gan B mạn tính rất cao. Một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ này ở Việt Nam là 10- 20%, trong đó, phụ nữ mang thai chiếm một phần không nhỏ. Kết quả của một số nghiên cứu gần đây ở các địa phương như TP Hồ Chí Minh, Nha Trang, Thanh Hóa, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Huế có từ 7,5%- 17% phụ nữ mang thai bị nhiễm viêm gan B [1], [5] [6].
Khả năng lây truyền virus viêm gan B từ mẹ sang con rất cao. Nếu mẹ bị nhiễm viêm gan B thì nguy cơ lây nhiễm khi sinh từ 10% đến 90%. Đây là đường lây nhiễm nguy hiểm nhất. Những trẻ sơ sinh bị lây nhiễm viêm gan B từ mẹ có nguy cơ bị nhiễm mạn tính đến 90%, và có thể 25% sẽ chết vì ung thư gan và xơ gan [8], [10].
Khi một phụ nữ mang thai, gan cũng như mọi cơ quan, bộ phận trong cơ thể đều có sự biến đổi do tình trạng thai nghén gây nên. Do cơ thể bị giảm sức đề kháng, thai phụ dễ nhiễm bệnh hơn và với người đã ít nhiều có tổn thương gan thì tình trạng càng dễ xấu đi nhiều hơn.
Người có thai bị nhiễm virns viêm gan B thì chức năng gan sẽ bị suy giảm thêm khiến cho sức khỏe của cơ thể càng giảm sút. Tình trạng đó sẽ ảnh hưởng đến việc nuôi dưỡng thai nhi khiến cho thai dễ bị suy dinh dưỡng, dễ bị sảy thai, đẻ non và bản thân thai nhi cũng có thể bị nhiễm virus từ mẹ sang ngay khi còn ở trong tử cung qua rau thai (tuy nhiên không nhiều vì bản thân rau thai là một hàng rào có tác dụng ngăn chặn mọi tác nhân gây bệnh đi vào thai khá hiệu quả) và nhiều nhất là trong quá trình sinh nở.
Ngược lại, ảnh hưởng của thai nghén đối với viêm gan sẽ làm cho bệnh nặng hơn, chức năng gan bị suy giảm nhiều hơn, có thể dẫn đến biến chứng nặng nhất của viêm gan là teo gan, khiến cho giảm sút thậm chí mất hết các yếu tố đông máu, hoặc làm cho băng huyết không cầm được khi sảy hoặc đẻ. Cơ thể cũng không còn khả năng chống độc nên dẫn đến hôn mê do nhiễm độc gan.
Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi tiến hành “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị dự phòng ở phụ nữ mang thai nhiễm virus Viêm Gan B” nhằm 2 mục tiêu:
1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở phụ nữ mang thai nhiễm virus viêm gan B.
2. Đánh giá kết quả điều trị dự phòng ở sản phụ nhiễm virus viêm gan
B.ĐẶT VẤN ĐỀ
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM VIRUS VIÊM GAN B
1.1.1. Đại cương
1.1.2. Hình thể và cấu trúc, các đặc điểm sinh học
1.1.3. Khả năng gây bệnh
1.1.4. Các kháng nguyên- kháng thể và ý nghĩa
1.1.5. Các dấu ấn thăm dò tình trạng hoạt động của virus viêm gan B:
1.2. DỊCH TỂ HỌC VỦA BỆNH VIÊM GAN VIRUS B
1.2.1. Tình hình nhiễm virus viêm gan B trên thế giới
1.2.2. Tình hình nhiễm virus viêm gan B ở Việt Nam
1.3. SƠ LƯỢC SINH LÝ BỆNH CHỨC NĂNG GAN, ĐẶC ĐIỂM
LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ Dự PHÒNG
1.3.1. Sơ lược sinh lý bệnh chức năng gan
1.3.2. Triệu chứng và chẩn đoán của nhiễm HBV:
1.3.3. Viêm gan cấp tính:
1.3.4. Viêm gan mạn tính
1.3.5. Viêm gan virus và thai nghén
1.4. ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN B
1.4.1. Điều trị và dự phòng nhiễm viêm gan virus B
1.4.4. Các nhóm thuốc
1.5. CÁC NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI
VỀ VIÊM GAN VIRUS B VÀ ĐIỀU TRỊ Dự PHÒNG
1.5.1. Các nghiên cứu trong nước
3.2. CÁC NGHIÊN CỨU Ở TRÊN THẾ GIỚI
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.3. Các bước tiến hành
2.3. DỤNG CỤ VÀ PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU
2.3.1. Đối với mẹ:
2.3.2. Đối với con:
2.3.3. Phương pháp tiến hành
2.3.4. Biến số nghiên cứu:
2.3.5. Kỹ thuật xét nghiệm
2.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1.1. Đặc điểm của thai phụ
3.1.3. Thai phụ nhiễm HBeAg
3.2. ĐẶC ĐIỂM TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG
3.2.1. Triệu chứng lâm sàng của sản phụ mang thai nhiễm VRVG B
3.2.3. Triệu chứng cận lâm sàng ở phụ nữ mang thai nhiễm VRVGB ….
3.3. ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG Ở SẢN PHỤ NHIỄM VRVGB
3.3.1. Yếu tố nguy cơ của thai phụ
3.3.2. Dự phòng băng huyết sau sinh cho mẹ
3.3.3. Tỷ lệ số con sống số con sống
3.3.5. Biến chứng con có mẹ nhiễm HbsAg
3.3.6. Tiêm Hepabig cho trẻ sơ sinh
3.3.7. Tác dụng phụ của Vaccin
Chương 4. BÀN LUẬN
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG
4.1.1. Đặc điểm của thai phụ
4.1.2. Đặc điểm của con
4.1.3. Thai phụ nhiễm HBeAg và mối nguy cơ
4.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA SẢN PHỤ
NHIỄM HBsAg và HBeAg DƯƠNG TÍNH TRƯỚC KHI SINH..
4.2.1. Triệu chứng lâm sàng của sản phụ mang thai nhiễm VRVG B
4.2.2. Triệu chứng cận lâm sàng của sản phụ mang thai nhiễm VRVG B
4.3. ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG Ở SẢN PHỤ NHIỄM VRVGB
4.3.1. Yếu tố nguy cơ và dự phòng băng huyết sau sinh của mẹ
4.3.2. Phương pháp sinh ở mẹ và biến chứng ở con có mẹ nhiễm HbsAg
4.3.3. Tiêm Hepabig và vaccin VGB cho trẻ sơ sinh
KẾT LUẬN
KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Bảng 1.1. Các kháng nguyên và kháng thể của virns viêm gan B
Bảng 3.1. Phân bố theo tuổi của phụ nữ mang thai
Bảng 3.2. Phân bố theo nghề nghiệp
Bảng 3.3. Phân bố theo trình độ học vấn
Bảng 3.4.Tiểu sử nội, ngoại khoa
Bảng 3.5. Số con hiện có trước sinh
Bảng 3.6. Giới của trẻ
Bảng 3.7. Cân nặng của trẻ sơ sinh
Bảng 3.8. Tỷ lệ thai phụ nhiễm HBeAg
Bảng 3.9. Tỷ lệ HBeAg dương tính theo nhóm tuổi
Bảng 3.10.Triệu chứng lâm sàng của sản phụ có HBsAg+, HBeAg+ Bảng 3.11. Chỉ số hồng cầu theo sản phụ nhiễm HBsAg+,HBeAg+
Bảng 3.12. Chỉ số Hb theo sản phụ nhiễm HBsAg+,HBeAg+
Bảng 3.13. Thời gian máu chảy- máu đông
Bảng 3.14. Thời gian máu đông
Bảng 3.15. Nồng độ trung bình men SGOT ở sản phụ
nhiễm HBsAg và HbeAg
Bảng 3.16. Nồng độ trung bình men SGPT ở sản phụ
nhiễm HBsAg và HbeAg
Bảng 3.17. Trị số huyết áp của thai phụ
Bảng 3.18. Nguy cơ thai phụ
Bảng 3.19. Phương pháp sanh
Bảng 3.20. Dự phòng băng huyết sau sinh cho mẹ
Bảng 3.21. Tỷ lệ số con sống số con sống
Bảng 3.22. Biến chứng con có mẹ nhiễm HBsAg
Bảng 3.23. Tỷ lệ con được tiêm 1 mủi Hepabig trong vòng 72 giờ. ..
Bảng 3.24.Tỷ lệ con được tiêm 1 mủi vacxin VGB và trong vòng 24 giờ đầu. .
Bảng 3.25. Tỷ lệ con được tiêm đủ 3 mủi vacxin viêm gan B
Bảng 3.26. Số trẻ điều trị dự phòng Hipabig và VGB đủ
Bảng 3.27. Kết quả xét nghiệm HBsAg con có dự phòng Hepabig
và vacxin B
Bảng 3.28. Tác dụng phụ của Hepabig
Bảng 3.29. Tác dụng phụ của Vaccin VGB
Biểu đồ 3.1. Phân bố theo tuổi của phụ nữ mang thai
Biểu đồ 3.2. Phân bố theo nghề nghiệp
Biểu đồ 3.3. Phân bố theo trình độ học vấn
Biểu đồ 3.4. Tiểu sử nội, ngoại khoa
Biểu đồ 3.5. Giới của trẻ
Biểu đồ 3.6. Cân nặng của trẻ sơ sinh
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ thai phụ nhiễm HbeAg
Biểu đồ 3.8. Phương pháp sanh
Biểu đồ 3.9. Phương pháp sanh
Biểu đồ 3.10. Biến chứng con có mẹ nhiễm HbsAg
Biểu đồ 3.11. Tỷ lệ con được tiêm 1 mủi hepabig trong vòng 72 giờ. Biểu đồ 3.12. Tỷ lệ con được tiêm đủ 3 mủi vacxin viêm gan B
sau 6 tháng
Biểu đồ 3.13. Kết quả xét nghiệm HBsAg con có dự phòng Hepabig và vacxin sau 6 tháng
MỤC LỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Virus viêm gan B
Hình 1.2. Tế bào miễn dịch với HBV
Hình 1.3.Hepatitis B Immune
Hình 1.4 . Thuốc Oxytocin