Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và định hướng điều trị dị dạng tĩnh mạch đầu mặt cổ

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và định hướng điều trị dị dạng tĩnh mạch đầu mặt cổ

Luận văn Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và định hướng điều trị dị dạng tĩnh mạch đầu mặt cổ.Các bất thường mạch máu là bệnh lý rất hay gặp. Tuy nhiên, việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý này trong thời gian dài gặp nhiều khó khăn, một phần do thuật ngữ “u máu” (Angiomas, Hemangiomas) đã được sử dụng lẫn lộn cho nhiều loại tổn thương rất khác nhau. Năm 1982, Mulliken và Glowacki đề nghị một phân loại mới [1], về sau đã được chấp nhận và bổ sung bởi Hiệp hội quốc tế nghiên cứu về các bất thường mạch máu (ISSVA -International Society for the Study of Vascular Anomalies) và đã trở thành hệ thống phân loại các bất thường mạch máu được chấp nhận rộng rãi nhất trong y văn [2]. Các bất thường mạch máu (vascular anomalies) được phân chia thành hai nhóm khác nhau gồm các dị dạng mạch máu (vascular malformations) là sự bất thường về cấu trúc hình thể của mạch máu và u mạch máu (vascular tpmors) là các tổn thương mạch máu do sự tăng sản tế bào.

Dị dạng tĩnh mạch là thương tổn gặp nhiều nhất trong nhóm dị dạng mạch máu, với biểu hiện lâm sàng rất đa dạng tùy theo vị trí, thể bệnh hay nằm trong các hội chứng. Triệu chứng cận lâm sàng như xét nghiệm D-dimer thay đổi tùy theo giai đoạn và mức độ bệnh. Các phương tiện chẩn đoán hình ảnh như siêu âm doppler, cộng hưởng từ… cũng được sử dụng để chẩn đoán và hỗ trợ cho việc điều trị.

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và định hướng điều trị dị dạng tĩnh mạch đầu mặt cổ Tuy nhiên, việc điều trị các dị dạng tĩnh mạch hiện nay vẫn còn nhiều thách thức bởi vì thương tổn chủ yếu xuất hiện từ lúc sinh nhưng việc lựa chọn thời điểm, phương pháp điều trị để đạt được hiệu quả và an toàn vẫn còn nhiều khó khăn và bàn cãi trong y văn. Có những phương pháp điều trị trước đây đã được đề nghị như áp lạnh, xạ trị ngày nay không còn được áp dụng do có nhiều biến chứng [3-5].

Khi có chỉ định can thiệp, các phương pháp như tiêm xơ, laser và phẫu thuật cắt bỏ thương tổn được cho là những phương pháp điều trị mang lại hiệu quả nhất hiện nay [3]. Tuy nhiên, có những thương tổn với kích thước nhỏ, không có triệu chứng và ít ảnh hưởng đến thẩm mỹ thì việc theo dõi thương tổn không can thiệp vẫn được chủ trương bởi nhiều tác giả [3],[6].

Ở Việt Nam, mặc dù đã có một số nghiên cứu của các tác giả như Phạm Hữu Nghị, Đỗ Đình Thuận, Nguyễn Thị Bích Thủy…[7-9] về các bất thường mạch máu, nhưng vẫn chưa có một nghiên cứu nào riêng lẻ về các biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng cũng như về điều trị dị dạng tĩnh mạch vùng đầu mặt cổ theo phân loại của ISSVA. Thực tế, tại nhiều cơ sở y tế trong nước, các dị dạng tĩnh mạch vẫn thường bị chẩn đoán nhầm với các u mạch máu trẻ em, dẫn đến việc điều trị nhầm lẫn hoặc điều trị không hiệu quả. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và định hướng điều trị dị dạng tĩnh mạch đầu mặt cổ” với hai mục tiêu:

  1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của dị dạng tĩnh mạch vùng đầu mặt cổ
  2. Định hướng xử trí và bước đầu đánh giá kết quả điều trị dị dạng tĩnh mạch vùng đầu mặt cổ.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………………………………………………1

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU……………………………………………………………….. ..3

1.1.  Một số ñặc ñiểm giải p hẫu vùng ñầu mặt cổ ………………………………………………..3

1.1.1. ðơn vị thẩm mỹ vùng mặt…………………………………………………………………..3

1.1.2. Giải p hẫu tĩnh mạch ñ ầu mặt cổ ………………………………………………………….4

1.2.  Phân loại các bất thường mạch máu…………………………………………………………….7

1.3.  Cơ chế bệnh sinh của d ị dạng tĩnh mạch ………………………………………………….. 11

1.4.  ðặc ñiểm lâm sàng của d ị dạng tĩnh mạch ……………………………………………….. 11

1.4.1. Dị dạng tĩnh mạch ñơn thuần …………………………………………………………… 12

1.4.2. Dị dạng tĩnh mạch kết hợp ………………………………………………………………. 14

1.4.3. Các hội chứng có thương tổn dị dạng tĩnh mạch………………………………. 14

1.5.  ðặc ñiểm cận lâm sàng của thương tổn dị dạng tĩnh mạch……………………….. 17

1.5.1. Yếu tố D-d imer ……………………………………………………………………………….. 17

1.5.2. Chẩn ñoán hình ảnh…………………………………………………………………………. 18

1.5.3. Mô bệnh học …………………………………………………………………………………… 19

1.6.  Chẩn đoán dị dạng tĩnh mạch………………………………………………………………… … 19

1.6.1. Chẩn đoán xác định …………………………………………………………………………. 19

1.6.2. Chẩn đoán phân b iệt………………………………………………………………………… 20

1.7.  Điều trị các dị dạng tĩnh mạch …………………………………………………………………. 21

1.7.1. Liệu pháp băng ép …………………………………………………………………………… 21

1.7.2. Thuốc ……………………………………………………………………………………. ……….. 21

1.7.3. Laser ñiều trị d ị dạng tĩnh mạch ………………………………………………………. 21

1.7.4. Tiêm xơ…………………………………………………………………………………………… 23

1.7.5. Phẫu thuật ……………………………………………………………………………………….. 25

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………………… 27

2.1.  Đối tượng nghiên cứ u ……………………………………………………………………………… 27

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân ……………………………………………………….. 27

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ……………………………………………………………………….. … 27

2.2.  Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………………………………. 28

2.2.1. Chẩn đoán dị dạng tĩnh mạch ………………………………………………………….. 28 

2.2.2. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của DDTM vùng đầu mặt cổ…………… 29

2.2.3. Mô tả ñặc ñiểm cận lâm sàng của DDTM vùng đầu mặt cổ……………… 32

2.2.4. Nghiên  cứ u  ñịnh  hướng  xử  trí  và  bước  đầu  đánh  giá  kết  q uả  ñ iều  trị 

DDTM vùng đầu mặt cổ ………………………………………………………………….. 33

2.2.5. Phương pháp xử lý số liệ u……………………………………………………………….. 41

2.2.6. ðạo ñức trong nghiên cứ u……………………………………………………………….. 41

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………………………………………. 42

3.1.  ðặc ñiểm lâm sàng của các DDTM vùng ñầu mặt cổ……………………………….. 42

3.1.1. Tuổ i bệnh nhân DDTM …………………………………………………………………… 42

3.1.2. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam và nữ ……………………………………………………………. 42

3.1.3. Thời ñ iểm phát hiện triệu chứ ng ……………………………………………………… 43

3.1.4. Tiến triển của thương tổn DDTM vùng ñ ầu mặt cổ………………………….. 43

3.1.5. Triệ u chứng ñau……………………………… ………………………………………………. 44

3.1.6. Màu sắc các dị dạng tĩnh mạch………………………………………………………… 44

3.1.7. Bề mặt của thương tổn của DDTM vùng đầu mặt cổ ……………………….. 45

3.1.8. Vị trí DDTM vùng ñầu mặt cổ ………………………………………………………… 46

3.1.9. Mật ñộ tổn thương của DDTM vùng ñầu mặt cổ ……………………………… 50

3.1.10.  Kích thước tổ n thương của DDTM vùng ñầu mặt cổ …………………….. 50

3.1.11.  Các nghiệm p háp hỗ trợ chẩn ño án……………………………………………….. 51

3.1.12.  Hình thái lâm sàng của DDTM vùng ñầu mặt cổ …………………………… 52

3.1.13.  Biến chứ ng của DDTM vùng ñầu mặt cổ………………………………………. 53

3.2.  ðặc ñiểm cận lâm sàng của DDTM vùng ñầu mặt cổ ………………………………. 55

3.2.1. Nồng ñộ D-d imer…………………………………………………………………………….. 55

3.2.2. Thăm dò hình ảnh của DDTM vùng ñầu mặt cổ ………………………………. 56

3.3.  ðịnh hướng xử trí và kết quả ñiều trị các DDTM vùngðMC ………………….. 59

3.3.1. Tiền sử ñiều trị can thiệp ở các cơ sở k hác ………………………………………. 59

3.3.2. ðịnh hướng xử trí của chúng tô i ……………………………………………………… 60

3.3.3. Kết quả ñiều trị bằng k hám và theo dõ i ñ ịnh k ỳ……………………………….. 60

3.3.4. Kết quả ñiều trị bằng tiêm xơ ………………………………………………………….. 61

3.3.5. Kết quả ñiều trị bằng  laser……………………………………………………………….. 6 1

3.3.6. Kết quả ñiều trị bằng p hẫu thuật………………………………………………………. 63 

Chương 4: BÀN LUẬN ……………………………………………………………………………………. 66

4.1.  ðặc ñiểm lâm sàng của các DDTM vùng ñầu mặt cổ……………………………….. 66

4.1.1. Tuổ i và giới …………………………………………………………………………………….. 66

4.1.2. Thời điểm phát hiện triệu chứ ng, đến k hám và điều trị…………………….. 66

4.1.3. Tiến triển của thương tổn DDTM vùng đầu mặt cổ………………………….. 67

4.1.4. Triệu chứng đau……………………………… ………………………………………………. 68

4.1.5. Màu sắc của DDTM vùng đầu mặt cổ ……………………………………………… 69

4.1.6. Bề mặt của thương tổn DDTM vùng đầu mặt cổ ……………………………… 70

4.1.7. Vị trí DDTM vùng ñầu mặt cổ ………………………………………………………… 70

4.1.8. Mật ñộ tổn thương của DDTM vùng đầu mặt cổ ……………………………… 71

4.1.9. Kích thước tổn thương của DDTM vùng đầu mặt cổ ……………………….. 71

4.1.10.  Các nghiệm p háp hỗ trợ chẩn ño án……………………………………………….. 72

4.1.11.  Hình thái lâm sàng của DDTM vùng ñầu mặt cổ …………………………… 73

4.1.12.  Biến chứ ng của DDTM vùng ñầu mặt cổ………………………………………. 76

4.2.  ðặc ñiểm cận lâm sàng của DDTM vùng ñầu mặt cổ ………………………………. 76

4.2.1. Nồng ñộ D-d imer…………………………………………………………………………….. 76

4.2.2. Thăm dò hình ảnh của DDTM vùng ñầu mặt cổ ………………………………. 76

4.3.  ðịnh hướng xử trí và kết quả ñiều trị các DDTM vùngðMC ………………….. 81

4.3.1. Tiền sử ñiều trị can thiệp ở các cơ sở k hác ………………………………………. 81

4.3.2. ðịnh hướng xử trí DDTM vùng ñầu mặt cổ của chúng tô i……………….. 81

4.3.3. Kết quả ñiều trị bằng theo dõ i………………………………………………………….. 82

4.3.4. Kết quả ñiều trị bằng tiêm xơ ………………………………………………………….. 83

4.3.5. Kết quả ñiều trị bằng Laser ……………………………………………………………… 84

4.3.6. Kết quả ñiều trị bằng p hẫu thuật………………………………………………………. 84

KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………………………. 86

KIẾN NGHỊ ……………………………………………………………………………………………………… 88

TÀI LIỆU THAM KHẢO 

PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO 

  1.  Phạm Hữu Nghị (2001), Nghiên cứu ứng dụng laser CO2 trong điều trị u mạch máu phẳng ở da vùng mặt cổ trên người việt nam trưởng thành, Luận án Tiến sỹ y học, Học viện Quân y, Hà Nội. 
  2.  Đỗ ðinh Thuận (2012), Nghiên cứu hình ảnh lâm sàng và điều trị các u mạch máu ở trẻ em, Luận án Tiến sỹ y học, Học viện Quân y, Hà Nội. 
  1.  Thủy, Trần Thị  Bích (2013),  Đánh giá kết quả ñiều  trị dị  dạng  tĩnh mạch nông niêm mạc môi-má bằng laser Nd: YAG quang  ñông bề mặt , Phẫu Thuật Tạo Hình, Y Hà Nội. 
  2.  Trịnh Xuân Đàn (2008), Bài giảng Giải phẫu học tập 1, Nhà xuất bản Y học. 
  3.  Nguyễn  Hồng  Hà  (2013), Kết quả bước  đầu  điều trị  tiêm xơ  dị dạng tĩnh mạch bằng polidocanol,  Tạp Chí Y học Thực Hành. 5, 3-5. 
  4.  Thạch, Nguyễn Hồng Hà;Trần Xuân (2013), Kết quả bước đầu điều trị  tiêm xơ dị dạng tĩnh mạch bằng polidocanol,  Y học thực hành, 4. 

Leave a Comment