Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng và hiệu quả điều trị kiểm soát hen ởtrẻ dưới 5 tuổi theo các dạng phenotype
Hen phế quản (HPQ) là bệnh viêm mạn tĩnh hay gặp của đường hô hấp và là nguyên nhân chủ yếu khiến người bệnh phải đến khám và điều trị nhiều lần tại các cơ sở y tế, đặc biệt là trẻ em. Hen ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, trở thành một trong những gánh nặng bệnh tật đối với gia đình, y tế và xã hội.
Tỷ lệ hen tăng rất nhanh trong những năm gần đây. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện trên thế giới có khoảng 300 triệu người hen, chiếm khoảng 6- 8% dân số ở người lớn và 10- 12% lứa tuổi học đường [1], [3], [30].
Hen phế quản là một bệnh thường gặp ở tất cả các nước trên thế giới, xuất hiện ở mọi lứa tuổi từ trẻ sơ sinh cho đến người già, nhưng trẻ em chiếm đa số. Hiện nay HPQ đã trở thành một bệnh hô hấp mạn tính mang tính toàn cầu, là vấn đề xã hội với những hậu quả ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, gia đình và xã hội. Trên thế giới có 160 triệu người HPQ chiếm 4-12% dân số nhiều nước. Độ lưu hành của bệnh cứ 10 năm lại tăng gấp 2 lần, tỷ lệ tử vong 40-60 người/ 1 triệu dân, chỉ đứng sau tử vong do ung thư [48].
Ở Việt Nam chưa có số liệu chính thức về tỷ lệ HPQ song theo số liệu thống kê của khoa dị ứng miễn dịch lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai dự báo 6-7% dân số nước ta mắc bệnh HPQ [4],[36], [41].
Những năm vừa qua, trong nghiên cứu cơ chế, điều trị HPQ, có hai thành tựu chính chứng minh:
+ HPQ là bệnh lý viêm mãn tính các khí đạo (đường thở).
+ Glucocorticoides (GC) dạng khí dung và thuốc giãn phế quản cường p2 là hướng điều tri HPQ có hiệu quả và an toàn nhất [48].
HPQ là bệnh dị ứng do nhiều yếu tố khởi phát đặc hiệu và không đặc hiệu như là: Dị ứng nguyên, siêu vi, nhiễm trùng, ô nhiễm môi trường, thuốc lá, thuốc, gắng sức, lạnh và tâm lý. Thực ra cho đến nay căn nguyên bệnh hen vẫn còn nhiều tranh cãi, nhưng đa số tác giả đều xác nhận rằng cơ chế sinh bệnh quan trọng nhất là viêm. Từ những nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh kể trên, người ta chia ra chủ yếu có 2 loại hen chính là hen phế quản có tạng dị ứng và hen phế quản không có tạng dị ứng.
Bệnh phát sinh ở mọi lứa tuổi, diễn biến suốt đời, có nhiều biến chứng, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và khả năng lao động nếu không biết cách phòng chống và điều trị đúng [1], [56], [61], [63].
Nếu được phát hiện sớm và được điều trị đúng có thể khống chế được những trường hợp hen trẻ em và như vậy có thể làm giảm đáng kể tần suất hen, nhất là các thể nặng. Phát hiện sớm hen trẻ em nhiều khi rất khó là vì hen thường ẩn dưới bộ mặt viêm phế quản. Nhiều khi chỉ có thể khẳng định là hen sau một rối loạn hô hấp bị bỏ qua rất lâu [30].
Hen trẻ em thường có sốt trong khi đó hen ở người lớn ít có sốt.
HPQ có thể diễn biến nặng làm ảnh hưỏng đến sức khoẻ trẻ em, ảnh hưởng đến sinh hoạt cũiig như có tác động đến tâm lý xã hội trong gia đinh, học đường của trẻ em trong thòi kỳ thanh thiếu niên. Đôi khi hen có thể tiến triển tốt lên một cách tự nhiên trong thòi kỳ vị thành niên, đứa trẻ có thể phát triển thể lực hài hòa, học tập, sinh hoạt và công tác bình thường [9], [48], [51], [53].
Ở Việt Nam những năm gần đây, chẩn đoán và điều tri HPQ theo công ước quốc tế đã được áp dụng tại một số cơ sở trong cả nước. Tuy nhiên, tỉ lệ mắc HPQ trong cộng đồng không giảm đi mà lại có xu hướng tăng lên. Từ năm 1961 tới năm 1995, số người mắc HPQ đã tăng hơn 3 lần (từ 2-6% dân số); ờ trẻ em <15 tuổi vào khoảng 10% [48]. Một câu trả lời được đặt ra ở đây là: những yếu tố chủ yếu nào góp phần làm tăng tỷ lệ mắc HPQ ở Việt Nam ?
Thực tế chẩn đoán, điều trị HPQ tại khoa Hô hấp thời gian qua cho thấy một số bệnh nhân HPQ đã được điều trị khá tùy tiện, thậm chí lạm dụng thuốc ngay từ giai đoạn đầu, khi đỡ khó thở thì không dùng nữa, một số trường hợp lại nhầm hen với bệnh khác [48], [51], [53], [55].
Gần đây, nhiều bệnh nhân HPQ vào khoa vì có cơn hen khó thở kéo dài, không đáp ứng với điều trị, có những dấu hiệu lâm sàng: khó thở nặng, có rối loạn thông khí, rối loạn khuếch tán khí phải can thiệp cấp cứu vì ngạt thở [56], [61], [63].
Vấn đề chẩn đoán hen tại cộng đồng, diễn biến lâm sàng ở bệnh nhân khi cơn hen nặng, lý do bệnh hen chuyển nặng là vấn đề ít được đề cập đến.
Tỷ lệ tử vong của HPQ ngày càng tăng nhất là đối với trẻ dưới 5 tuổi. Để góp phần khống chế HPQ ở trẻ nhỏ cần hiểu rõ đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng và điều trị kiểm soát hen tốt. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với hai mục tiêu chủ yếu sau đây.
Mục tiêu nghiên cứu
/. Khảo sát đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng HPQ theo các dạng phenotype ở trẻ dưới 5 tuổi.
2. Đánh giá hiệu quả điều trị kiểm soát hen ở 2 phác đồ dùng Flixotide và kháng leucotrìen cho trẻ dưới 5 tuổi theo các dạng phenotype.
MỤC LỤC
Đặt vấn đề 1
Chương 1: Tổng quan tài liệu 6
1.1. Định nghĩa và lịch sử bệnh HPQ 6
1.2. Tỷ lệ mắc ’ Ế. ..ắ 7
1.3. Cơ chế bệnh sinh HPQ 10
1.4. Nguyên nhân 13
1.5. Phân loại HPQ 15
1.6. Triệu chứng lâm sàng 18
1.7ề Triệu chứng cận lâm sàng 18
1.8. Chẩn đoán HPQ 19
1.9. Thuốc dự phòng hen 20
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 23
2ẽl. Đối tượng nghiên cứu 23
lệ2. Phương pháp nghiên cứu 25
Chương 3: Dự kiến kết quả nghiên cứu 28
3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới 28
3.2. Liên quan giới và bậc hen 28
3.3 Thời gian mắc bệnh và bậc hen 30
3.4. Tiền sử dị ứng 30
3.5. Các thuốc điều trị trước khi nghiên cứu 31
3.6. Ảnh hưởng của bệnh hen đến chất lượng cuộc sống ngưòi bệnh trước điều tn 31
3.7. Những thay đổi triệu chứng hen trước và sau điều trị 32
3.8. Thay đổi triệu chứng về đêm trước và sau điều trị 32
3.9. Thay đổi về nhu cầu sử dụng thuốc cắt cơn trước và sau điều tri 33
3.10. Những thay đổi liên quan đến ảnh hưởng chất lượng cuộc sống 35
Chương 4: Dự kiến bàn luận 36
Dự kiến Kết luận 36
Tài liệu tham khảo
Bệnh án nghiên cứu
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích