Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hiệu quả điều trị miễn dịch đặc hiệu ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng do dị nguyên lông vũ

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hiệu quả điều trị miễn dịch đặc hiệu ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng do dị nguyên lông vũ

Viêm mũi dị ứng (VMDƯ) là bệnh rất phổ biến trong chuyên khoa Tai Mũi Họng và chuyên khoa Dị ứng ở các nước trên thế giới. Bệnh có chiều hướng gia tăng vì mức độ ô nhiễm môi trường ngày một tăng, khí hậu ngày càng bất On định, nhất là ở các nước đang phát triển công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Tỷ lệ bệnh viêm mũi dị ứng ở Mỹ 20%; Hồng Công 43%; Ấn Độ 26%; Autralia 41-47%; Nhật Bản 13-20%; Pháp 20-25%; Anh-Đức 21-24% (nguồn từ [31]). Ở Việt Nam, với 77.685.500 dân (thống kê tháng 12-2000) ước tính có 12,3% bị dị ứng mũi xoang. Tỉ lệ viêm mũi dị ứng trong cộng đồng dân cư Hà Nội là 29,05-32% [10].
Viêm mũi dị ứng tuy không phải là bệnh lý trầm trọng nhưng là bệnh gây ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Người bệnh thường xuyên mệt mỏi, đau đầu, kém tập trung tư tưởng, mất ngủ dẫn đến giảm khả năng lao động và học tập. Ngoài ra, nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời sẽ xảy ra các biến chứng thường gặp như viêm tai giữa ứ dịch, viêm xoang, hen phế quản.
Mặc dù có sự đa dạng về căn nguyên gây dị ứng, nhưng dị nguyên lông vũ (DNLV) là nguyên nhân phổ biến gây VMDƯ đứng sau dị nguyên bụi nhà. Từ lâu DNLV đã được xác định có đặc tính dị nguyên và là nguyên nhân chủ yếu gây VMDƯ ở một số nước trên thế giới [51], [67], [69], [97]. Theo các tác giả Tây Âu thì 30-40% bệnh nhân bị dị ứng đường hô hấp trên có mẫn cảm với DNLV [67], còn ở Việt Nam con số trên là khoảng 31-35% [31].
Trong mấy chục năm gần đây, sự phối hợp giữa các chuyên khoa trong nghiên cứu VMDƯ đã mang lại những thành công tốt đẹp không những về chẩn đoán đặc hiệu mà còn về kết quả điều trị. Có rất nhiều phương pháp được áp dụng trong điều trị bệnh VMDƯ, trong đó điều trị miễn dịch đặc hiệu (MDĐH) đã được rất nhiều các tác giả trong và ngoài nước áp dụng. Đây là phương pháp điều trị theo cơ chế bệnh sinh, làm thay đoi quá trình tự nhiên của bệnh dị ứng, nó mang lại hiệu quả, tiến triển lâm sàng tốt hơn và kinh tế hơn các phương pháp điều trị khác. Hiện nay, có hai đường dùng chủ yếu là tiêm dưới da (SCIT- Subcutaneous Immunotherapy) và nhỏ dưới lưỡi (SLIT- Sublingual Immunotherapy) [25], [31], [50].
Ớ Việt Nam, đã áp dụng điều trị MDĐH bằng đường tiêm từ năm 1986. Nhiều báo cáo trong nước đã đề cập đến phương pháp điều trị MDĐH bằng đường tiêm dưới da, thu được kết quả khả quan cho bệnh nhân. Tuy nhiên cũng gặp một số khó khăn dẫn đến bệnh nhân bỏ dở liệu trình tiêm, hoặc đôi khi bị phản ứng phụ, sốc phản vệ…[31], [91], Trong khi đó, SLIT được áp dụng chính thức trên thế giới từ năm 1998 và sau đó Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khuyến cáo các nước nên thay thế đường tiêm vì phương pháp này có hiệu quả tương đương đường tiêm và giải quyết được những hạn chế do đường tiêm gây ra [31], [91]. Việc này có ý nghĩa cấp thiết, nhưng một nghiên cứu đầy đủ và có hệ thống về phương pháp này tại Việt Nam, đặc biệt là tại Hải Phòng và Thái Bình thì chưa được đề cập.
Từ tình hình trên, đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hiệu quả điều trị miễn dịch đặc hiệu ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng do dị nguyên lông vũ” này được tiến hành nhằm các mục tiêu sau:
1.    Điều tra thực trạng viêm mũi dị ứng do dị nguyên lông vũ ở các cơ sở chăn nuôi gia cầm và chế biến lông vũ tại một số nơi thuộc Thái Bình và Hải Phòng.
2.     Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh viêm mũi dị ứng
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC
CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN    3
1.1.    Tình hình nghiên cứu viêm mũi    dị ứng    3
1.1.1.    Trên thế giới    3
1.1.2.    Trong nước    4
1.1.3.    Dịch tễ học của viêm mũi    dị ứng     4
1.2.    Sinh lý niêm mạc mũi xoang    5
1.2.1.    Chức năng hô hấp    6
1.2.2.    Chức năng ngửi    6
1.2.3.    Chức năng cộng hưởng    6
1.2.4.    Chức năng dẫn lưu    6
1.2.5.    Chức năng miễn dịch    7
1.3.    Cơ chế viêm mũi dị ứng    9
1.3.1.    Giai đoạn mẫn cảm     9
1.3.2.    Giai đoạn tức thì     9
1.3.3.    Giai đoạn muộn     10
1.4.    Chẩn đoán viêm mũi dị ứng    13
1.4.1.    Khai thác tiền sử dị ứng     13
1.4.2.    Triệu chứng lâm sàng    13
1.4.3. Các xét nghiệm miễn dịch dị ứng    15
1.5.    Phân loại viêm mũi dị ứng     16
1.6.    Điều trị viêm mũi dị ứng    17
1.6.1.    Giáo dục bệnh nhân     17
1.6.2.    Điều trị không đặc hiệu    17
1.6.3.    Điều trị đặc hiệu     19
1.7.    Dị nguyên lông vũ    24
1.7.1.    Bản chất hoá học của dị nguyên lông vũ    25
1.7.2.    Đặc tính sinh học-miễn dịch học của dị nguyên lông vũ    26
1.7.3.    Viêm mũi dị ứng do dị nguyên lông vũ    27
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.. 28
2.1.    Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu    28
2.1.1.    Địa điểm nghiên cứu    28
2.1.2.    Thời gian nghiên cứu    28
2.1.3.    Đối tượng nghiên cứu    29
2.2.    Phương pháp nghiên cứu    30
2.2.1.    Thiết kế nghiên cứu    30
2.2.2.    Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu nghiên cứu    31
2.2.3.    Biến số nghiên cứu và phương pháp thu thập thông tin    33
2.2.4.    Các kỹ thuật áp    dụng trong nghiên    cứu    34
2.3.    Vật liệu, máy móc và    trang thiết bị nghiên cứu    45
2.3.1.    Vật liệu nghiên cứu    45
2.3.2.    Máy móc và trang thiết bị nghiên cứu    45
2.4.    Xử lý số liệu    45
2.5.    Xử lý sai số    46
2.6.    Đạo đức trong nghiên cứu    46
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    47
3.1.    Tỷ lệ mắc viêm mũi dị ứng ở đối tượng điều tra    47
3.1.1.    Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu    47
3.1.2.    Thực trạng mắc bệnh viêm mũi dị ứng do dị nguyên    lông vũ.49
3.2.    Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của viêm mũi dị ứng    51
3.2.1.    Đặc điểm lâm sàng    51
3.2.2.    Đặc điểm cận lâm sàng    57
3.3.    Hiệu quả điều trị miễn dịch đặc hiệu đường dưới lưỡi    59
3.3.1.    Hiệu quả về mặt lâm sàng    59
3.3.2.    Hiệu quả điều trị về mặt cận lâm sàng    67
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN    73
4.1.    Tỷ lệ VMDƯ do dị nguyên lông vũ ở đối tượng nghiên cứu    73
4.1.1.    Đặc điểm chung của nhóm đối tượng nghiên cứu    73
4.1.2.    Tỷ lệ viêm mũi dị ứng do dị nguyên lông vũ    74
4.1.3.    Tỷ lệ mắc theo giới tính    76
4.1.4.    Tỷ lệ mắc theo tuổi nghề    77
4.2.     Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng viêm mũi dị ứng do
dị nguyên lông vũ     78
4.2.1.    Đặc điểm lâm sàng    78
4.2.2.    Đặc điểm cận lâm sàng của bệnh nhân viêm mũi dị ứng
do dị nguyên lông vũ    87
4.3.    Hiệu quả miễn dịch đặc hiệu đường dưới lưỡi    90
4.3.1.    Hiệu quả lâm sàng    92
4.3.2.    Hiệu quả về cận lâm sàng    96
4.4.    Hiệu quả điều trị miễn dịch đặc hiệu chung    101
4.4.1.    Tác dụng phụ xảy ra trong quá trình điều trị
miễn dịch đặc hiệu    101
4.4.2.    Mức độ sử dụng thuốc điều trị không đặc hiệu    102
4.4.3.    Hiệu quả điều trị    102
KẾT LUẬN    106
1.    Tỷ lệ viêm mũi dị ứng do dị nguyên lông vũ    106
2.    Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng    106
2.1.    Đặc điểm lâm sàng    106
2.2.    Đặc điểm cận lâm sàng    106
3.    Hiệu quả sau 24 tháng điều trị miễn dịch đặc hiệu đường dưới    lưỡi. 107
3.1.    Hiệu quả lâm sàng    107
3.2.    Hiệu quả về cận lâm sàng    107
3.3.    Hiệu quả chung sau điều trị:    107
KIẾN NGHỊ    108
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN
TÀI LIỆU THAM KHẢO CÁC PHỤ LỤC
GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM ĐỊNH DỊ NGUYÊN LÔNG VŨ CÁC KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM CỦA BỆNH NHÂN TRƯỚC VÀ SAU ĐIỀU TRỊ

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment