Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nấm Candida spp miệng trên người bệnh HIV/AIDS tại Bệnh viện Hữu Nghị đa khoa tỉnh Nghệ An năm 2022- 2024
Luận án tiến sĩ y học Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nấm Candida spp miệng trên người bệnh HIV/AIDS tại Bệnh viện Hữu Nghị đa khoa tỉnh Nghệ An năm 2022- 2024. Ngày nay mặc dù HIV/AIDS đã có thuốc kháng vi-rút nhưng đại dịch HIV/AIDS vẫn chưa được kiểm soát nên tiếp tục gây hậu quả nghiêm trọng cho nhiều khu vực trên thế giới [1]. Trên thế giới, có 85,6 triệu người đã bị nhiễm HIV và 40,4 triệu người đã chết vì các bệnh liên quan đến AIDS kể từ khi đại dịch bắt đầu, tính đến năm 2022, có 39 triệu người trên toàn cầu đang sống chung với HIV, chỉ có 29,8 triệu người được tiếp cận liệu pháp kháng vi-rút, vẫn còn 9,2 triệu người nhiễm HIV không được tiếp cận điều trị bằng thuốc kháng vi-rút vào năm 2022 [2]. Tại Việt Nam, tỷ lệ nhiễm HIV cao, tính đến hết năm 2020, số nhiễm HIV là 213.724 người, trong đó có điều trị ARV là 155.973 người, chỉ đạt 73%, số tử vong tích lũy đến năm 2020 là 109.446 người. Tại Nghệ An, theo báo cáo từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Nghệ An, tính từ năm 1996 đến năm 2024, tỉnh này ghi nhận gần 11.000 người nhiễm HIV, trong đó thành phố Vinh đứng thứ 2 với 1960 người nhiễm HIV [3], [4].
Các tổn thương ở miệng được báo cáo là chỉ dấu sớm nhất và quan trọng nhất của nhiễm HIV. Tổn thương miệng là biểu hiện lâm sàng sớm có thể dự báo diễn biến đến AIDS của bệnh nhân HIV, sự xuất hiện và phát triển của tổn thương miệng được sử dụng như là tiêu chuẩn đầu vào và kết thúc trong các biện pháp dự phòng và liệu pháp điều trị [5], [6], [7]. Căn nguyên gây tổn thương miệng thường gặp nhất ở người nhiễm HIV là nấm miệng do Candida spp [8], [9], [10]. Các tổn thương vùng miệng liên quan đến HIV gây trở ngại trong giao tiếp và khó khăn trong ăn uống, điều này có thể dẫn đến sụt cân, giảm dinh dưỡng, và có thể làm cho người bệnh suy nhược, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch vốn dĩ đang suy giảm của bệnh nhân từ đó tác động xấu đến tiến triển và điều trị của bệnh HIV [6], [8], [11]. Theo nghiên cứu của Sirun Meng và CS (2024) trên 12.612 người nhiễm HIV, có
2
71,2% người bệnh mắc một hoặc nhiều nhiễm trùng cơ hội, trong đó tỷ lệ tử vong nhiễm trùng cơ hội do nấm Candida spp chiếm 9,0% đứng hàng thứ ba [84]. Chính vì vậy, việc phòng ngừa, chẩn đoán và kiểm soát sức khỏe răng miệng là cần thiết phải lồng ghép, như một phần của việc điều trị y tế cho bệnh nhân nhiễm HIV [7], [12]. Tại Việt Nam, theo Nguyễn Ngọc Thiên Hương và CS (2007), tổn thương miệng do Candida spp là thường gặp nhất ở người bệnh HIV/AIDS (62,7%) và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở người bệnh HIV/AIDS [12]. Với các thực trạng đó cùng sự hạn chế số liệu nghiên cứu bệnh ở miệng do nấm tại Việt Nam, việc xác định đặc điểm tổn thương miệng cũng như loài gây bệnh rất có ý nghĩa trong cả tiên lượng và thực hành điều trị với bệnh nhân HIV/AIDS, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nấm Candida spp miệng trên người bệnh HIV/AIDS tại Bệnh viện Hữu Nghị đa khoa tỉnh Nghệ An năm 2022- 2024, với 3 mục tiêu sau:
1. Xác định tỷ lệ mắc bệnh, một số yếu tố liên quan và mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nấm miệng trên người bệnh HIV/AIDS tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An năm 2022- 2024.
2. Xác định thành phần loài nấm gây bệnh ở miệng trên người bệnh HIV/AIDS tại Nghệ An năm 2022 – 2024.
3. Đánh giá kết quả điều trị bệnh nấm miệng bằng Fluconazole đường uống ở người bệnh HIV/AIDS tại Nghệ An
MỤC LỤC Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nấm Candida spp miệng trên người bệnh HIV/AIDS tại Bệnh viện Hữu Nghị đa khoa tỉnh Nghệ An năm 2022- 2024
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………. 1
Chương 1: TỔNG QUAN………………………………………………………………… 3
1.1. Vài nét về HIV/AIDS và tổn thương miệng ở bệnh nhân HIV/AIDS… 3
1.1.1. Tình hình mắc HIV/AIDS trên thế giới ………………………………………. 3
1.1.2. Tình hình mắc HIV/AIDS tại Việt Nam …………………………………….. 3
1.1.3. Tại Nghệ An……………………………………………………………………………. 4
1.1.4. Phân loại giai đoạn bệnh HIV/AIDS…………………………………………… 4
1.1.5. Tầm quan trọng và ý nghĩa của tổn thương miệng với HIV/AIDS …. 4
1.1.6. Các dạng tổn thương miệng ở bệnh nhân HIV …………………………….. 5
1.2. Tổn thương khoang miệng do nấm ở người bệnh HIV/AIDS …………… 6
1.2.1. Căn nguyên nấm gây bệnh ở miệng……………………………………………. 6
1.2.2. Đặc điểm lâm sàng tổn thương miệng do Candida spp ……………….. 11
1.2.3. Cận lâm sàng bệnh nấm miệng do Candida spp …………………………. 14
1.3. Chẩn đoán bệnh nấm miệng do Candida spp ở bệnh nhân HIV/AIDS16
1.3.1. Đặc điểm lâm sàng …………………………………………………………………. 16
1.3.2. Đặc điểm cận lâm sàng …………………………………………………………… 17
1.3.3. Chẩn đoán phân biệt……………………………………………………………….. 22
1.3.4. Chẩn đoán biến chứng…………………………………………………………….. 25
1.4. Điều trị và dự phòng nấm miệng do Candida spp ở bệnh nhân
HIV/AIDS ……………………………………………………………………………………… 26
1.4.1. Nguyên tắc điều trị…………………………………………………………………. 26
1.4.2. Điều trị cụ thể………………………………………………………………………… 26
1.4.3. Phòng bệnh……………………………………………………………………………. 27
1.5. Tình hình nghiên cứu về bệnh nấm miệng do Candida spp trên người
bệnh HIV/AIDS………………………………………………………………………………. 28
1.5.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới……………………………………………. 28
1.5.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam: …………………………………………. 31
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………. 32
2.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu mục tiêu 1: ………………………. 32
2.1.1.Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………………. 32
v
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ………………………………………………………………. 33
2.1.3. Thời gian nghiên cứu ……………………………………………………………… 33
2.1.4. Thiết kế nghiên cứu………………………………………………………………… 33
2.1.5. Cỡ mẫu nghiên cứu ………………………………………………………………… 34
2.1.6. Nội dung nghiên cứu………………………………………………………………. 34
2.1.7. Các biến số nghiên cứu mục tiêu 1 …………………………………………… 35
2.1.8. Các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu …………………………………….. 37
2.1.9. Các chỉ số nghiên cứu …………………………………………………………….. 39
2.2. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu mục tiêu 2: Xác định thành phần
loài nấm gây bệnh nấm miệng trên bệnh nhân HIV/AIDS……………………. 40
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………… 40
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu ………………………………………………………………. 40
2.2.3. Thời gian nghiên cứu ……………………………………………………………… 40
2.2.4. Thiết kế nghiên cứu………………………………………………………………… 40
2.2.5. Cỡ mẫu nghiên cứu ………………………………………………………………… 40
2.2.6. Nội dung nghiên cứu………………………………………………………………. 40
2.2.7. Các biến số trong nghiên cứu…………………………………………………… 41
2.2.8. Các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu …………………………………….. 41
2.2.9. Các chỉ số trong nghiên cứu…………………………………………………….. 48
2.3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu mục tiêu 3: ………………………. 48
2.3.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………… 48
2.3.2. Địa điểm nghiên cứu ………………………………………………………………. 49
2.3.3. Thời gian nghiên cứu ……………………………………………………………… 49
2.3.4. Thiết kế nghiên cứu………………………………………………………………… 49
2.3.5. Cỡ mẫu nghiên cứu ………………………………………………………………… 49
2.3.6. Nội dung nghiên cứu………………………………………………………………. 49
2.3.7. Các biến số trong nghiên cứu…………………………………………………… 50
2.3.8. Các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu điều trị nấm miệng do
Candida spp trên bệnh nhân HIV………………………………………………………. 50
2.3.9. Các chỉ số nghiên cứu …………………………………………………………….. 51
2.4 Phương pháp nhập và phân tích số liệu ………………………………………… 51
vi
2.5. Sai số và hạn chế sai số ……………………………………………………………… 51
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu………………………………………………………….. 52
2.7. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu…………………………………………………………… 53
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………. 54
3.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nấm miệng trên bệnh nhân
HIV/AIDS tại Nghệ An năm 2022- 2024 …………………………………………… 54
3.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu……………………. 54
3.1.2. Một số đặc điểm nhiễm HIV của đối tượng nghiên cứu………………. 56
3.1.3. Tỷ lệ mắc và một số yếu tố liên quan đến bệnh nấm miệng ở bệnh
nhân HIV/AIDS………………………………………………………………………………. 57
3.1.4. Các đặc điểm lâm sàng bệnh nấm miệng ở bệnh nhân HIV/AIDS .. 69
3.2. Đặc điểm thành phần loài nấm gây bệnh nấm miệng …………………….. 75
3.2.1. Kết quả định danh loài nấm bằng hình thái ……………………………….. 75
3.2.2. Kết quả định danh bằng kỹ thuật PCR – RFLP ………………………….. 77
3.2.3. Kết quả định danh bằng giải trình tự…………………………………………. 80
3.2.4. Tổng hợp kết quả nhiễm đơn loài, đồng nhiễm ………………………….. 82
3.3. Kết quả điều trị nấm miệng và các tác dụng không mong muốn……… 83
3.3.1. Kết quả điều trị nấm miệng……………………………………………………… 83
3.3.2. Các tác dụng không mong muốn………………………………………………. 86
Chương 4: BÀN LUẬN………………………………………………………………….. 88
4.1. Tỷ lệ mắc và một số yếu tố liên quan đến bệnh nấm miệng ở bệnh nhân
HIV/AIDS ……………………………………………………………………………………… 88
4.1.1. Một số thông tin về đối tượng nghiên cứu…………………………………. 88
4.1.2. Tỷ lệ mắc bệnh nấm miệng ở bệnh nhân HIV/AIDS…………………… 89
4.1.3. Một số yếu tố liên quan đến bệnh nấm miệng ở bệnh nhân
HIV/AIDS ……………………………………………………………………………………… 92
4.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh nấm miệng trên bệnh nhân
HIV/AIDS ……………………………………………………………………………………… 95
4.2.1. Đặc điểm lâm sàng …………………………………………………………………. 96
4.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng …………………………………………………………… 98
4.3. Thành phần loài nấm gây bệnh nấm miệng ………………………………… 100
vii
4.4. Kết quả điều trị và tác dụng không mong muốn của thuốc …………… 104
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………. 109
KIẾN NGHỊ………………………………………………………………………………… 111
TÍNH MỚI, TÍNH KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN…………………………. 112
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ
ĐƯỢC CÔNG BỐ……………………………………………………………………….. 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO Phụ lục
viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Phân loại tổn thương miệng liên quan đến HIV……………………… 5
Bảng 1.2. Kích thước sản phẩm PCR và sản phẩm cắt bằng enzyme MSP-1.. 20
Bảng 3.1: Bảng phân bố tuổi ở bệnh nhân nghiên cứu …………………………. 54
Bảng 3.2. Bảng phân bố một số đặc điểm nhân khẩu học ……………………. 55
Bảng 3.3. Một số đặc điểm nhiễm HIV …………………………………………….. 56
Bảng 3.4. Phân bố bệnh nấm miệng theo tuổi ……………………………………. 57
Bảng 3.5. Một số đặc điểm nhân khẩu học đối tượng mắc bệnh …………… 58
Bảng 3.6. Đặc điểm nhiễm HIV/AIDS của đối tượng mắc bệnh ………….. 59
Bảng 3.7. Phân bố bệnh nấm miệng theo giai đoạn lâm sàng HIV/AIDS.. 60
Bảng 3.8. Phân bố bệnh nhân mắc nấm miệng ……………………………………. 61
Bảng 3.9 Liên quan giữa một số yếu tố giới, dân tộc, học vấn,……………… 61
Bảng 3.10. Liên quan giữa thói quen sinh hoạt …………………………………… 63
Bảng 3. 11. Liên quan giữa tình trạng răng miệng với nhiễm nấm miệng . 64
Bảng 3.12. Liên quan tình trạng vệ sinh răng miệng với nấm miệng :…… 65
Bảng 3.13. Liên quan giữa bệnh lý kèm theo với nhiễm nấm miệng ……… 66
Bảng 3.14. Liên quan giữa tình trạng nhiễm HIV/AIDS bệnh nấm miệng …. 67
Bảng 3.15. Kết quả phân tích đa biến yếu tố liên quan đến bệnh nấm miệng 68
Bảng 3.16. Tỷ lệ có triệu chứng cơ năng và sốt …………………………………. 69
Bảng 3.17. Phân bố biểu hiện cơ năng bệnh nấm miệng ……………………… 69
Bảng 3.18. Phân bố tổn thương cơ bản bệnh nấm miệng …………………….. 70
Bảng 3.19. Phân bố vị trí tổn thương bệnh nấm miệng ……………………….. 71
Bảng 3.20. Phân bố thể lâm sàng bệnh nấm miệng: …………………………….. 72
Bảng 3.21. Kết quả xét nghiệm GOT/GPT ………………………………………… 73
Bảng 3.22. Tỷ lệ bệnh nhân tăng enzym gan ……………………………………… 73
Bảng 3.23. Kết quả xét nghiệm creatinin …………………………………………… 73
Bảng 3.24. Kết quả xét nghiệm tải lượng vi rút ………………………………….. 74
Bảng 3.25. Liên quan giữa tải lượng vi rút và bệnh nấm miệng ……………. 75
Bảng 3.26. Kết quả định danh loài nấm bằng hình thái………………………… 75
Bảng 3.27. Kết quả định danh bằng kỹ thuật PCR – RFLP…………………… 77
ix
Bảng 3. 28 . So sánh kết quả định danh bằng hình thái và PCR-RFLP…… 79
Bảng 3.29. Kết quả định danh bằng giải trình tự …………………………………. 80
Bảng 3.30. Kết quả nhiễm đơn loài, đồng nhiễm ở bệnh nhân………………. 82
Bảng 3.31. Kết quả khám lại sau 4 tuần điều trị …………………………………. 83
Bảng 3.32. Tỷ lệ khỏi bệnh nấm miệng sau 4 tuần……………………………… 83
Bảng 3.33. Kết quả tải lượng vi rút……………………………………………………. 84
Bảng 3.34. Một số đặc điểm người bệnh không khỏi bệnh nấm …………… 85
Bảng 3.35. Tỷ lệ không khỏi sau 4 tuần điều trị nấm miệng …………………. 86
Bảng 3.36. Tỷ lệ các tác dụng không mong muốn……………………………….. 86
Bảng 3.37. Các tác dụng không mong muốn ………………………………………. 87
x
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Viêm góc miệng do nấm Candida spp ở người cao tuổi. ……….. 14
Hình 1.2: Hình ảnh viêm lưỡi hình thoi do nấm Candida spp. ……………… 14
Hình 1.3: Hình ảnh viêm miệng do Candida sppError! Bookmark not defined.
Hình 2.1. Minh họa nhận diện màu sắc của các loài nấm Candida bằng môi
trường CHROMagar™ Candida…………………………………………. 42
Hình 2.2: Sơ đồ thiết kế nghiên cứu ………………………………………………….. 53
Hình 3.1: Tỷ lệ mắc bệnh nấm miệng ở bệnh nhân HIV/AIDS …………….. 57
Hình 3.2. Một số hình ảnh lâm sàng trong nghiên cứu…………………………. 72
Hình 3.3. Kết quả cấy nấm trên môi trường CHROMagarTM Candida …… 76
Hình 3.4. Hình ảnh mẫu dương tính với thử nghiệm sinh ống mầm ………. 76
Hình 3.5. Sản phẩm PCR với 2 mồi ITS1 và ITS4………………………………. 78
Hình 3.6. Sản phẩm cắt giới hạn với enzyme MspI……………………………… 78
Hình 3.7. Kết quả giải trình tự với mồi ITS1 mẫu T5.1 (C. mesorugosa).. 81
Hình 3.8. Kết quả giải trình tự với mồi ITS1 mẫu T58 (C. albicans)……… 8
Nguồn: https://luanvanyhoc.com