Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị dị vật thực quản giai đoạn biến chứng tại bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị dị vật thực quản giai đoạn biến chứng tại bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương

Dị vật thực quản là những vật mắc lại ở thực quản, từ miệng thực quản tới tâm vị, gây cản trở quá trình nuốt và gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Dị vật thực quản là một bệnh cấp cứu rất thường gặp trong chuyên khoa Tai Mũi Họng, ở mọi lứa tuổi, mọi thời điểm trong năm. Những trường hợp đến viện sớm, được chẩn đoán và điều trị đúng thường cho tiên lượng tốt, ít gặp biến chứng nguy hiểm và không tốn kém về kinh tế. Tuy nhiên, nếu phát hiện muộn có thể có nhiều biến chứng nặng, nguy hiểm tới cả tính mạng bệnh nhân, việc điều trị trở nên phức tạp, mất nhiều thời gian và rất tốn kém.

Dị vật thực quản ngày càng phổ biến và đa dạng. Ở Việt Nam, dị vật thực quản thường gặp ở người lớn nhiều hơn trẻ em. Tỷ lệ dị vật thực quản theo Võ Thanh Quang ở người lớn gặp 69,55% [21]; theo Vũ Trung Kiên ở người lớn gặp 76,5% [13]; theo Lưu Vân Anh ở người lớn gặp 72,9% [2].

Các loại dị vật thường gặp là: xương động vật như xương cá, xương gà, xương vịt … hoặc các loại quả, hạt như hạt hồng xiêm, hạt vải … Theo Võ Thanh Quang, bản chất dị vật là xương cá và xương gà là 76,52% [21]; theo Vũ Trung Kiên, bản chất dị vật là xương cá và xương gà là 96,3% [13]. Các dị vật có nguồn gốc vô cơ thường gặp là đồng xu, khuy áo, răng giả… Hiện nay còn gặp loại dị vật là pin điện tử dùng trong đồng hồ, máy trợ thính [43].

Chẩn đoán xác định dị vật thực quản thường không khó khăn, nhưng khi người bệnh đến viện muộn thì việc chẩn đoán biến chứng do dị vật thực quản trở nên phức tạp hơn. Hiện nay, do tập quán ăn uống và sự thiếu hiểu biết về bệnh nên những biến chứng do dị vật thực quản vẫn chiếm tỷ lệ khá cao ở Việt Nam [11].

Có rất nhiều nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ biến chứng của dị vật thực quản, trong đó những nguyên nhân chủ yếu vẫn là tập quán sinh hoạt lạc hậu, mê tín dị đoan, dựa vào cúng bái hay thái độ xử trí ban đầu chưa đúng của thầy thuốc. Nhiều người sau khi hóc cố nuốt thức ăn cứng nhằm đẩy dị vật xuống hoặc can thiệp thô bạo như móc họng, chữa mẹo…

Những trường hợp mắc dị vật thực quản trong giai đoạn chưa có biến chứng thường được soi thực quản gắp dị vật bằng ống soi cứng hoặc ống soi mềm. Phẫu thuật mở thực quản đối với những dị vật lớn không thể lấy bằng nội soi. Mở cạnh cổ được chỉ định khi có biến chứng áp xe quanh thực quản cổ. Những trường hợp có biến chứng áp xe trung thất hoặc tổn thương mạch máu lớn phải mở trung thất dẫn lưu ổ áp xe, thắt động mạch hoặc khâu lỗ thủng mạch máu.

Trải qua mỗi giai đoạn phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, việc mắc các loại dị vật và điều trị các biến chứng của dị vật thực quản cũng có sự khác biệt. Để góp phần trong việc chẩn đoán và điều trị kịp thời biến chứng của dị vật thực quản, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị dị vật thực quản giai đoạn biến chứng tại bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương” nhằm mục tiêu sau:

1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của dị vật thực quản giai đoạn biến chứng.

2. Đánh giá kết quả điều trị dị vật thực quản giai đoạn biến chứng.

MỤC LỤC

Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU 3

1.1.1. Trên thế giới 3

1.1.2. Trong nước 3

1.2. GIẢI PHẪU ỨNG DỤNG 5

1.2.1. Giải phẫu thực quản 5

1.2.2. Giải phẫu trung thất liên quan đến thực quản 11

1.3. CƠ CHẾ BỆNH SINH CỦA BIẾN CHỨNG DỊ VẬT THỰC QUảN 12

1.4. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA BIẾN CHỨNG DO DỊ

VẬT THỰC QUẢN 13

1.4.1. Những điều kiện thuận lợi gây mắc dị vật thực quản 13

1.4.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của dị vật thực quản 14

1.4.3. Biến chứng do dị vật thực quản 16

1.4.4. Chẩn đoán dị vật thực quản giai đoạn biến chứng 18

1.5. ĐIỀU TRỊ DỊ VẬT THỰC QUảN GIAI ĐOạN BIếN CHứNG 20

1.5.1. Điều trị ngoại khoa lấy dị vật thực quản 20

1.5.2. Điều trị ngoại khoa các biến chứng do dị vật thực quản 24

1.5.3. Điều trị nội khoa phối hợp 25

1.6. DỰ PHÒNG BIẾN CHỨNG DO DỊ VẬT THỰC QUảN 26

1.6.1. Dự phòng dị vật thực quản 26

1.6.2. Dự phòng biến chứng do dị vật thực quản 26

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 27

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 27

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 27

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 28

2.2.2. Các nội dung và thông số nghiên cứu 28

2.2.3. Các bước tiến hành nghiên cứu 29

2.2.4. Phương tiện nghiên cứu 29

2.3. XỬ LÝ SỐ LIỆU 31

2.4. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 31

2.5. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU 31

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32

3.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA DỊ VẬT THỰC QUảN

GIAI ĐOẠN BIẾN CHỨNG 32

3.1.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu 32

3.1.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của DVTQ giai đoạn biến chứng ..39

3.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ DỊ VẬT THỰC QUảN GIAI ĐOạN BIếN

CHỨNG 49

3.2.1. Điều trị dị vật thực quản: 49

3.2.2. Điều trị dị vật thực quản giai đoạn biến chứng: 50

Chương 4: BÀN LUẬN 56

4.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA DỊ VẬT THỰC QUảN

GIAI ĐOẠN BIẾN CHỨNG 56

4.1.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu 56

4.1.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của DVTQ giai đoạn biến chứng.. 66

4.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ DỊ VẬT THỰC QUảN GIAI ĐOạN BIếN

CHỨNG 74

4.2.1. Điều trị dị vật thực quản: 74

4.2.2. Điều trị dị vật thực quản giai đoạn biến chứng: 75

KẾT LUẬN 80

KIẾN NGHỊ 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment