NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ LAO CỘT SỐNG Ở TRẺ EM

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ LAO CỘT SỐNG Ở TRẺ EM

Luận văn NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ LAO CỘT SỐNG Ở TRẺ EM.Lao cột sống được Percival Pott mô tả đầu tiên vào năm 1779 với hình ảnh phá hủy của hai hay nhiều đốt sống liền kề. Lao cột sống là thể lao ngoài phoi, vi khuẩn lao sau khi qua phoi hoặc hệ thống tiêu hóa, vào đường máu, bạch huyết rồi đến gây bệnh ở cột sống, có thể có hoặc không có biểu hiện bệnh lao ở phổi và các bộ phận khác. Lao cột sống thường bắt đầu với nhiễm trùng lan đến màng xương, phần sụn liên đốt bị phá hủy sớm bởi vi khuẩn lao. Bệnh lao cột sống ít khi gây nguy hiểm cấp thiết đến tính mạng nhưng di chứng do bệnh để lại là đáng kể, nhiều trường hợp bị tàn phế do bệnh nhân được khám chữa tại các cơ sở y tế chuyên khoa quá muộn.

Theo WHO năm 2011 trên toàn cầu có 12 triệu người hiện mắc lao, khoảng 8,8 triệu người mắc lao mới. Trong số bệnh nhân được chẩn đoán lao phổi mới có 2,5 triệu trường hợp lao phổi AFB (+), chiếm 57%; 2,6 triệu trường hợp lao phổi AFB (-) và 0,8 triệu trường hợp lao ngoài phổi [1]. Theo số liệu thống kê tại Mỹ (2003) cho thấy, lao ngoài phổi chiếm 20,4% tổng số lao chung, trong đó lao xương khớp là 2,93% [2]. Nhiều nghiên cứu cho thấy lao xương khớp chiếm khoảng 10 – 15% lao ngoài phổi [3-5], trong đó chủ yếu là lao cột sống, chiếm khoảng một nửa [2, 4]. Các nghiên cứu về lao trẻ em ở Việt Nam cho thấy, đây là một thể lao ngoài phổi hay gặp sau lao màng phổi và lao hạch [5]. Trong lao xương khớp trẻ em, gặp nhiều nhất là lao cột sống (63,92%), tiếp theo là lao khớp háng (20,62%), khớp gối (9,28%), lao các xương khớp khác ít gặp hơn [6].
Lao cột sống thường diễn biến âm thầm, dai dang với các triệu chứng không điển hình nên bệnh nhân thường chủ quan không chú ý và không đến các cơ sở y tế khám sớm. Các triệu chứng của bệnh lao cột sống thường không đặc hiệu dễ nhầm với nhiều bệnh khác nên việc chẩn đoán phân biệt với lao cột sống ít được các thầy thuốc đặt ra từ đầu khi tiếp cận bệnh nhân do vậy chẩn đoán thường muộn. Bên cạnh đó, việc tìm thấy vi khuẩn lao bằng các phương pháp (nhuộm soi trực tiếp, nuôi cấy) ở bệnh nhân lao cột sống rất hạn chế. Chẩn đoán lao cột sống hiện nay nói chung còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt là ở trẻ em, chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và các yếu tố nguy cơ mắc lao. Do vậy, đa số các trường hợp lao cột sống trẻ em được chẩn đoán muộn và mặc dù được điều trị tích cực, kết hợp điều trị nội khoa và ngoại khoa nhưng di chứng để lại đối với bệnh nhi là đáng kể, ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập, lao động của trẻ suốt đời.
Hiện nay, ở Việt Nam, các nghiên cứu về lao cột sống nói chung và lao cột sống trẻ em nói riêng còn ít. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm 2 mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của lao cột sống trẻ em điều trị tại Khoa Nhi – Bệnh viện Phổi Trung ương từ 01/01/2008 đến 30/06/2013.
2. Đánh giá kết quả điều trị lao cột sống ở trẻ em ở nhóm bệnh nhân trên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. World Health Organization (2011), “Global tuberculoisis control

2. Michael K. L., Henrry M. B. (2006). Musculoskeletal Tuberculosis, Tuberculosis and Nontuberculosis Mycobacterial Infecttions. 4th edn, David Schlossberg, Editor. Mc Graw-Hill Medical Publishing Davision, 242-263.

3. Haider A., et al (2007). Bones and Joints Tuberculosis. Bahrain Medical Bulletin, 29(1).

4. Gautam M., et al (2005). Pott’s spine and paraplegia. JNMA J Nepal Assoc, 44(159), 106-115

5. Nguyễn Viết Nhung, Hoàng Thanh Vân và cs (2012). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ mắc lao trẻ em tại Bệnh viên Phổi Trung ương. Tạp chí Lao và Bệnh phổi, 7, 8, 35-42.

6. Nguyễn Việt Cồ (1995). Tình hình lao trẻ em ở Việt Nam và các biện pháp phòng chống. Đề tài cấp nhà nước (KY 01-16), Hà Nội.

10. Fedoul B., Chakour K., Chaoui M. (2011). Pott’s disease: Report 82 cases. Pan AFR Med J, 822.

11. Chương trình chống lao quốc gia (2012). Hướng dẫn quản lý lao trẻ em trong chương trình chống lao quốc gia.

12. Ludwig B., Lazarus A. A. (2007). Musculoskeletal Tuberculosis. Dis

Mon, 53, 39 – 45.

13. Eisen S., Honywood L., et al (2012). Spinal tuberculosis in children.

Arch Dis Child, 97, 724-729.

14. Teklali Y., Alami Z. F., Madhi T., et al (2003). Peripheral osteoarticular tuberculosis in children: 106 casereports. Joint Bone Spine, 70, 282-286.

15. Chương trình chống lao quốc gia (2013), Báo cáo tổng kết chương trình chống lao năm 2012 và phương hướng hoạt động năm 2013.

16. Chương trình chống lao quốc gia (2009), Hướng dẫn quản lý bệnh lao, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

17. Lê Ngọc Hưng (2006), Lao xương khớp, Bệnh học lao, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 141-149.

18. Hoàng Minh (2004), Lao xương khớp, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

19. Su S. H., Tsai W., Ly C. Y., et al (2010). Clinial features and outcomes of spinal Tuberculosis in Southern Taiwan. JMicrobiol Immunol Infect, 43(4), 291-300.

20. Danchaivijitr D., et al (2007). Diagnosis accuracy of MRI in tuberculous spondylitis. J Med Assoc Thai, 90(8), 1581-1589.

21. Narlawar R. S., Shah J. K., et al (2002). Isolated tuberculosis of posterior elements of spine: magnetic resonance imaging findings in 33 patients. Spine (Phila Pa 1976), 27(3), 275-281.

22. Kumar R. (2005), Spinal tuberculosis: with reference to the children of northern India. Childs Nerv Syst, 21(1), 19-26.

23. Beyers N., Gie R. P., Schaaf H. S., et al (1997). A prospective evaluation of children under the ages of 5 years living in the same household as adults with recently diagnosed pulmonary tuberculosis.

Int J Tuberc LungDis. 1(1), 38-43.

24. Ibe M., Mori M., Mitsuda T., et al (1997). Analysis of children with tuberculosis in the past 20 years. Kansenshogku Zasshi. 71(6), 513-521.

25. Chaulet P. (1992). Epidemiology of tuberculosis in children. Child Trop. 196, 197, 7-19.

26. Chương trình chống lao quốc gia (2008), Hướng dẫn quản lý lao trẻ em trong chương trình chống lao quốc gia, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

27. WHO (2006), Guidance for national tuberculosis programmes on the tuberculosis in children.

28. Trần Văn Sáng (2002), Bệnh lao trẻ em, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

29. Nguyễn Công Khanh và Đinh Bích Thu (2001), Đặc điểm sự tạo máu và máu ngoại biên trẻ em, Bài giảng Nhi Khoa – Tập 2, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 89-95.

30. Nguyễn Công Khanh và Đinh Bích Thu (2001), Thiếu máu. Định nghĩa và phân loại, Bài giảng Nhi Khoa – Tập 2, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 96-102.

31. WHO (2007), The WHO Child Growth Standards, Retrieved 08-20¬2009, Available from: http://www.who.int/childgrowth/standards/en/.

32. Marais B. J., Hesseling A. C, et al (2006). The bacteriologic yield in children with intrathoracic tuberculosis. Clin Infect Dis, 42(8), 69-71.

33. Mohammed M., et al (2011). Pott’s disease in children. SurgNeurolInt. 2.

34. Hoàng Thanh Vân (2011). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng lao phổi mới trẻ em và tính kháng thuốc của vi khuẩn. Luận văn tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.

35. Nguyễn Thu Hà (2000). Nghiên cứu hiệu quả chẩn đoán lao màng não trẻ em bằng phản ứng chuỗi Polymerase. Luận văn thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.

36. Hoàng Thanh Vân (2002). Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị lao màng não trẻ em có M. Tuberculosis trong dịch não tủy và sự kháng thuốc của vi khuẩn. Luận văn thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.

37. Nguyễn Thị Ngoạn (2008). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bước đầu của tràn dịch màng phổi do lao ở trẻ em. Luận văn thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.

38. Toloba Y., Diallo S., et al (2011). Spinal tuberculosis (Pott’s disease): epidemiological, clinical, radiological and evolutionary aspects at the University Hospital of Point G. Mali Med, 26(2), 8-11.

39. Pertuiset E., Beaudreuil J., Liote F., et al (1999). Spinal tuberculosis in adults. A study of 103 cases in a developed country, 1980 – 1994. Medicine (Baltimore), 78, 309-320.

40. Tinsa F., Essaddam L., et al (2009). Extra – Pulmonary tuberculosis in children: A study of 41 cases. La tunisie Medicale, 87,693-698.

41. Alothman A., et al (2001). Tuberculous spondylitis: analysis of 69 cases from Saudi Arabia. Spine (Phila Pa 1976), 26(24), 565-570.

42. Nguyễn Khắc Tráng (2009). Đánh giá kết quả phẫu thuật dẫn lưu ổ áp xe trong điều trị lao cột sống ngực tại Bệnh viện Lao và bệnh phổi Trung ương. Luận văn thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.

43. International Union Against Tuberculosis and Lung Disease (2010). Desk-guide for diagnosis and management of TB in children.

44. Anil K. J., Ravi S., et al (2012). Magnetic Resonance evaluation of tubercular lesion in spine. Int Orthop, 36(2), 261-269.

45. Anil K. J. (2010). Tuberculosis of the spine: a fresh look at an old disease. JBone Joint SurgBr, 92(7), 905-913.

46. Chour K. (2007). Mô tả đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ trong chẩn đoán lao cột sống. Luận văn thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.

47. Ousehal A., Gharbi A., et al (2002). Imaging findings in 122 cases of Pott’s disease. Neurochirurgie, 48(5), 409-418.

48. Yandrapati B. V., Alugolu R., et al (2013). Novel magnetic resonance imaging scoring system for diagnosis of spinal tuberculosis: A preliminary report. JNeurosci Rural Pract, 4(2), 122-128.

49. Phạm Quang Tuệ (2002). Xây dựng phác đồ chẩn đoán và đánh giá phác đồ điều trị lao sơ nhiễm trẻ em. Luận văn tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.

50. Lê Thu Thủy (2001). Nghiên cứu tình hình nhiễm lao và mắc lao của trẻ từ 0 – 5 tuổi tiếp xúc với người mắc lao. Luận văn thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.

51. An J. Y., Li D. W., et al (2013). Analysis of clinical characteristics of elderly patients with spinal tuberculosis and its clinical effects with conservative treatment. Zhongguo Gu Shang, 26(3), 210-213.

52. Khattabi W. E., Aichane A., et al 2012). Pott’s disease (about 16 cases). Rev Pneumol Clin, 68(5), 275-281.

53. Trịnh Xuân Đàn (2008), Bài giảng giải phẫu học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

54. Phạm Minh Thông (2001), Chẩn đoán Xquang xương khớp: Lao cột sống, Bài giảng chẩn đoán hình ảnh, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội,

268- 269.

Leave a Comment